6 siêu thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vú
Hãy tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh ung thư vú bằng các siêu thực phẩm dưới đây bạn nhé:
1. Súp lơ
Súp lơ là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp ngăn ngừa sự phát triển của những khối u trong cơ thể đồng thời kìm hãm sự tiến triển và lan rộng của bệnh ung thư. Các loại rau cùng họ với súp lơ như cải hoa, cải xoăn hoặc bắp cải đều có tác dụng tương tự. Hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày của mình ngay bạn nhé.
2. Tỏi và hành tây
Thật dễ dàng để bổ sung tỏi hay hành tây vào món ăn hàng ngày của bạn. Chúng không chỉ ngừa bệnh ung thư vú mà còn tốt cho hệ tiêu hóa cùng với nhiều lợi ích sức khác.
3. Táo
Táo là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể bên cạnh vitamin, chất xơ và các thành phần chống ung thư khác. Bạn nên rửa thật sạch rồi ăn cả vỏ táo bởi các chất dinh dưỡng đều nằm ở vỏ táo. Hãy ăn một quả mỗi ngày để tránh xa bệnh tật.
Video đang HOT
4. Quả lựu
Quả lựu cũng được biết đến với thành phần chống lại bệnh ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến estrogen, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và bảo vệ sức khỏe tim. Loại trái cây này còn bổ sung nhiều vitamin và dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe.
5. Hạt óc chó
Bạn hãy kết hợp hạt óc chó vào chế độ ăn bởi chúng giàu Omega-3 và có khả năng ngăn chặn sự phát triển các khối u ở núi đôi. Hạt óc chó là món ăn vặt rất thích hợp hoặc bổ sung trong các món ăn khác.
6. Cá và dầu cá
Nguồn Omega-3 trong các loại cá như cá thu, cá ngừ hay cá mòi nên thường xuyên được bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Nó giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú và là nguồn cung cấp protein không nhỏ.
tienphong
Những bệnh dễ mắc ở bé gái dậy thì
Dậy thì ở bé gái đánh dấu bằng hiện tượng thấy kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi thành người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ. Em gái ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn, nhất là các bệnh dưới đây.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Là sự phối hợp những triệu chứng tâm lý và thể chất trong vài ngày trước khi có kinh và đang trong kỳ kinh. Hội chứng này có biểu hiện: tăng cân, nhức đầu, mắt húp, cương vú, lo lắng, mệt mỏi, không thể tập trung tư tưởng... Mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi đối tượng và trong mỗi chu kỳ kinh. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, nhưng có nhiều liên quan đến các hormon sinh dục.
Vô kinh: Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát.
Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 - 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng... Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức), rối loạn tiêu hóa...
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý...).
Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở em gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.
Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thống kinh: Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
Thiếu máu nhược sắc: Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở em gái khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô bé bị mất chất sắt. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nước da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Chứng thiếu máu nhược sắc cũng có thể do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc...
Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các em gái cần ăn đầy đủ chất, không nên kiêng khem quá mức, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt; tẩy giun định kỳ; giải quyết dứt điểm chứng thống kinh, rong kinh, rong huyết (nếu có). Các em cũng nên bổ sung thêm viên sắt phối hợp với axit folic (rất cần cho sự phát triển của em gái giai đoạn dậy thì).
Theo BS. Hoài Anh
Sức khỏe đời sống
Ăn ít giúp phụ nữ chống ung thư vú Một chế độ dinh dưỡng ít calo có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của một trong những dạng ung thư vú nguy hiểm nhất tới các bộ phận khác trong cơ thể người, theo một nghiên cứu mới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 10.000 ca mắc mới ung thư vú ba tiêu cực một trong những dạng ung thư...