6 sao Việt là thầy cô giáo
Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân, Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Thanh Thảo, Phi Thanh Vân đều là những người thầy rất tâm huyết truyền đạt kinh nghiệm và bản lĩnh sân khấu cho học trò.
Đàm Vĩnh Hưng: Chăm chút từ “răng đến tóc” cho học trò
Ngoài học trò Dương Triệu Vũ, năm nay Đàm Vĩnh Hưng còn “thu nhận” thêm 14 học trò là các thí sinh của Giọng hát Việt. Anh từng tuyên bố, nếu ai đã vào đội của Mr Đàm, anh sẽ “lo” cho họ kể cả khi thí sinh bị loại.
Đàm Vĩnh Hưng từng tiết lộ, khi tham gia Giọng hát Việt, mỗi đêm anh không ngủ được vì phải suy nghĩ trang phục, phụ kiện cho các thí sinh. Anh lo lắng từ mái tóc, trang phục đến giọng hát cho các học trò. Để động viên họ, anh còn cùng các em đi xem phim để giải tỏa áp lực.
Thầy giáo Đàm Vĩnh Hưng đang tết tóc cho Đồng Lan.
Đàm Vĩnh Hưng cùng các học trò.
Hồ Ngọc Hà: Nhiều học trò nổi bật
Nhiều người lo lắng, một ca sĩ xuất thân người mẫu không có đủ khả năng để đánh giá chất giọng của các thí sinh khi đây là một cuộc thi đề cao giọng hát. Với khả năng nhìn nhận tài năng ca hát từ các thí sinh qua các vòng thi Giọng hát Việt, những nhận xét hài hước nhưng cũng không kém phần thông minh của cô giáo xinh đẹp đã chinh phục khán giả của Giọng hát Việt.
Trong thời gian qua, Hà Hồ đã cùng 14 thí sinh tung ra album The best song of Team Ho Ngoc Ha và đi phát quà Trung thu, biểu diễn phòng trà để thu thập thêm kinh nghiệm sân khấu. Đội của Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả công nhận là đội có nhiều thí sinh nổi bật nhất. Ngay khi kết thúc vòng Giấu mặt, họ đã được giới truyền thông và khán giả chú ý nhiều như Bùi Anh Tuấn, Tiêu Châu Như Quỳnh, Thái Trinh, Đào Bá Lộc, Đinh Hương, Thiều Bảo Trang…
Hồ Ngọc Hà đi từ thiện cùng 7 thí sinh nổi bật.
Video đang HOT
Ngô Thanh Vân: Xem học trò như em trong nhà
Ngô Thanh Vân thành lập công ty riêng Vietnam Artist Agency (VAA) vào năm 2010 và đào tạo nhóm nhạc 365. Ngay khi nhóm ra mắt vào cuối năm 2010 đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của các khán giả tuổi teen. Nhóm 365 đã cho ra mắt album The love box và liveshow hoành tráng vào cuối năm 2011. Có thể nói, hiện nay nhóm 365 là nhóm nhạc có lượng fan đông đảo nhất.
Tuy bận rộn với những dự án phim điện ảnh và dự án riêng nhưng “đả nữ” luôn chăm chút cho từng dự án của học trò: nhóm 365, Mi-a và Ninh Dương Lan Ngọc. Đối với từng sản phẩm của học trò, cô luôn giữ vai trò chủ lực, chăm chút cho vẻ ngoài cũng như quan tâm đến tinh thần, sức khỏe của các thành viên.
Bề ngoài Ngô Thanh Vân luôn nghiêm khắc với học trò, nhắc nhở những chi tiết nhỏ nhất nhưng thật ra cô luôn yêu thương và quan tâm đến các em như những người em trong nhà. Gần 3 năm gắn bó với nhau, các học trò thường xuyên đi ăn uống, xem kịch, xem phim và hay qua nhà chị cả Ngô Thanh Vân quậy phá. CònNgô Thanh Vân mỗi khi đi du lịch xa đều mua quà về cho các học trò. Hiện tại,Ngô Thanh Vân đang tham gia phim Lửa phật và dự kiến cuối năm nay sẽ thực hiện liveshow lần thứ hai cho nhóm 365.
Ngô Thanh Vân và các học trò là nhóm 365, em út Mi-a
Ngô Thanh đi xem phim cùng học trò.
Thu Minh: Khó tính với học trò
Thu Minh luôn tỏ ra là một cô giáo rất khó tính, nhưng vô cùng chu đáo với học trò. Thu Minh đòi hỏi rất cao ở thí sinh sự cố gắng và nghiêm túc để có được bài thi hoàn hảo. Cô hướng dẫn tận tình từ cách lấy hơi, luyến láy cho đến gợi ý cách làm mới ca khúc. Mỗi bài hát đều được cô “mổ xẻ”, phân tích rất kỹ lưỡng. Thu Minh còn hát lại từng bài, thu demo những gì đã dạy để thí sinh về nhà ôn luyện theo.
Trúc Nhân – một trong những học trò của Thu Minh – từng tâm sự: “Tôi nhớ mãi câu nói của chị Thu Minh: ‘Chị chỉ đưa em cái cần câu, còn câu cá thế nào là chuyện của em’. Xen lẫn trong sự nghiêm khắc, chị Thu Minh cũng có lúc đùa vui để tôi và các thí sinh giảm bớt căng thẳng”.
Khó tính với học trò là thế, nhưng khi phải nói lời chia tay thí sinh, cô giáo Thu Minh luôn xúc động và rơi nước mắt.
Thu Minh đang huấn luyện Trúc Nhân.
Thu Minh mừng sinh nhật sớm cùng các học trò.
Thanh Thảo: Từng học trò lần lượt ra đi
Không chỉ thành công với vai trò một ca sĩ, Thanh Thảo còn rất có tay đào tạo học trò. Từ những nhân tố đầu tiên như Từ Minh Hy cho đến Trương Quỳnh Anh, Ngô Kiến Huy và Ngân Khánh, ai cũng tìm được cho mình một chỗ đứng trong làng nhạc trẻ. Tuy vị trí chưa thể bằng thầy, nhưng học trò của giọng ca Búp bê đều sở hữu bài hit riêng. Thế nhưng, khi các học trò này chiếm được tình cảm của công chúng thì họ lại “vứt áo” ra đi khỏi công ty.
Chuyện của Thanh Thảo và học trò cũng đã không ít lần gây “hao tổn” giấy mực của giới truyền thông. Hiện tại, cô và công ty riêng Thanh Thảo Production đang đỡ đầu cho các ca sĩ: nhóm P&P, Tăng Nhật Tuệ, cô em gái Thụy Anh.
Thanh Thảo cùng các học trò: Ngân Khánh, Ngô Kiến Huy, Trương Quỳnh Anh.
Phi Thanh Vân: Học trò chưa kịp được đón nhận đã tan
Người mẫu – diễn viên Phi Thanh Vân nổi tiếng với ca khúc Da nâu và có nhiều phát ngôn gây sốc. Người đẹp thích gây sốc trong làng giải trí lại là gương mặt đắt show của quảng cáo và liên tục xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh.
Cuối năm 2011, Phi Thanh Vân bất ngờ trình làng nhóm nhạc nam B.O.T và công ty chuyên đào tạo ca sĩ Keys Media. Trong năm vừa qua, nhóm B.O.T đã cho ra mắt MV mới, họp fan offline và luyện tập vũ đạo. Tuy nhiên, những dự án âm nhạc của nhóm chưa kịp được công chúng đón nhận, nhóm lại tan rã và gần cuối năm 2012. Có vẻ như Phi Thanh Vân chưa “mát tay” lắm khi đào tạo học trò.
Phi Thanh Vân và nhóm B.O.T.
Theo NCĐT
Không thể cấm dạy thêm, học thêm nếu...
Nếu lương giáo viên chỉ có 2 triệu đồng/tháng, nếu còn thi cử như ở Việt Nam hiện nay thì không bao giờ cấm được dạy thêm học thêm, không bao giờ cấm được lò luyện thi.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ phát biểu như vậy tại buổi tọa đàm "Vai trò và vị thế của nhà giáo trong xây dựng Xã hội Học tập (XHHT), hòa nhập, sáng tạo và bền vững" do Hội khuyến học Việt Nam, UNESCO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức sáng 15/11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Tại buổi tọa đàm, cô Đinh Thị Phương Anh, giáo viên (GV) Văn, Trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) nói: hiện nay đội ngũ các thầy cô giáo đang đứng trước nhiều thách thức lớn, tiến bộ về công nghệ thông tin nhanh như vũ bão và đội ngũ các thầy cô giáo chưa bắt kịp các ứng dụng trong quá trình giảng dạy; yêu cầu mục tiêu giáo dục ngày càng cao; sự bất công bằng trong đãi ngộ giữa các giáo viên tâm huyết, có năng lực với các giáo viên bình thường khiến cho động lực thúc đẩy học tập nâng cao trình độ chưa lớn...
Cũng theo cô giáo Phương Anh, với thực trạng lương nhà giáo còn thấp, đội ngũ GV chưa thể dành toàn bộ tâm huyết cho giáo dục mà phải lo bươn chải để chăm lo cuộc sống của bản thân và gia đình.
Buổi tọa đàm nâng cao vị thế nhà giáo trong một xã hội học tập
Cô Phạm Thị Thúy Huyền, GV dạy nghề nhấn mạnh vào thực trạng ngoại ngữ yếu của đội ngũ GV dạy nghề: phần lớn phụ thuộc vào phiên dịch và vì vậy, hạn chế rất nhiều. Dạy nghề thiếu đội ngũ giáo viên lành nghề; liên kết mong manh với doanh nghiệp, nơi có thể hỗ trợ đắc lực cho dạy nghề...
Điều đặc biệt là, ở cả 4 khu vực phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường xuyên và đại học, các đại biểu đều nói tới yếu tố thu nhập của giáo viên. Vô hình trung, vấn đề thu nhập của giáo viên và vấn đề dạy thêm học thêm đang nóng hiện nay lại trở thành tâm điểm bình luận của các nhà giáo.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói: đời sống thấp nên mới có nạn dạy thêm học thêm tràn lan, lạm thu...; mới đây, ngành GD&ĐT lại đưa ra chủ trương không tôn vinh nhà giáo nhân dân nhà giáo ưu tú đối với những người đã về hưu.
"Đãi ngộ như thế, lương bổng không đủ sống như thế làm sao gọi là tôn sư trọng đạo?", ông Trần Xuân Nhĩ đặt câu hỏi. Ông Nhĩ trích dẫn khẩu hiệu "dạy lớp lơ là, dạy nhà là chính!" và khẳng định nếu lương giáo viên chỉ có 2 triệu đồng/tháng, nếu còn thi cử như ở VN hiện nay thì không bao giờ cấm được dạy thêm học thêm, không bao giờ cấm được lò luyện thi!
Nhìn vào nhà giáo hiện nay và sự thiếu chuẩn mực trong hướng nghiệp dẫn đến hệ quả là thí sinh hiện nay không yêu thích nghề sư phạm. Đó là ý kiến của TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Ban Khoa giáo T.Ư.
Ông Dong nói: Đi về nông thôn thấy nhà giáo nhếch nhác, không hiểu đó là nông dân hay là nhà giáo - phải chăng chúng ta đang nông dân hóa nhà giáo?
Cô Đinh Phương Anh có mức lương hơn 5 triệu đồng/ tháng cho biết: Đó không phải là mức lương để có thể sống tốt ở Thủ đô nhưng cô khẳng định: Lương thấp không phải là mấu chốt của việc dạy thêm học thêm.
Cô nói: Xã hội lên án việc dạy thêm học thêm là không công bằng (tất nhiên dạy thêm học thêm không chính đáng, coi đó là nguồn thu lợi, kiếm tiền để bù vào lương thấp là không tốt).
Cô Ánh khẳng định: Cô chủ nhiệm mở lớp, học sinh bắt buộc phải đi học cũng là lỗi của phụ huynh; bộ phận giáo viên trù học sinh vì không đi học thêm do cô chủ nhiệm dạy là cực kỳ ít. Nếu chúng ta nghĩ như vậy là giáo viên bị mang tiếng.
Ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, dạy nghề (Ban Tuyên Giáo T.Ư) nói: Để xây dựng đội ngũ và nâng cao vị thế nhà giáo có nhiều việc phải làm, trong đó, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ GV phải đi đôi với đổi mới chế độ chính sách ( không cào bằng); kiên quyết sàng lọc nhà giáo vi phạm đạo đức song song với việc đãi ngộ nhà giáo.
Theo tiền phong
Chọn quà 20/11 tặng thầy cô của con Chưa tìm được món quà ý nghĩa để tặng thầy cô giáo của con, mẹ hỏi thăm ý kiến bạn bè thì nhiều người nói: "Quà cáp gì cho phức tạp, cứ phong bì vừa nhanh gọn, tiện lợi, hiệu quả". Mẹ đã nghĩ rất nhiều về gợi ý đó nhưng mẹ đã không làm như thế... Nhìn thấy mẹ tẩn mẩn gói...