6 sai lầm nhiều người mắc phải khi sử dụng thực phẩm đông lạnh
Đông lạnh là một cách tuyệt vời để tích trữ thực phẩm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng hay mắc phải một số sai lầm khi sử dụng thực phẩm đông lạnh, theo Web MD.
Nên làm sạch lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng để không tích tụ vi khuẩn. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Rã đông không an toàn
Thực phẩm được bảo vệ khi bảo quản ở âm 17 độ C. Nhưng các vi sinh vật sẽ bắt đầu phát triển ngay khi thực phẩm được lấy ra khỏi tủ đông.
Nên tính toán thời gian và rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc nước lạnh.
Không bao giờ rã đông thực phẩm đông lạnh trên quầy bếp.
Phải gói kĩ các bao bì để tránh hiện tượng cháy lạnh. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Không vệ sinh lò vi sóng sau khi rã đông
Khi rã đông thịt trong lò vi sóng, nước thịt có thể chảy xuống hoặc bắn lên thành. Bất cứ thứ gì cho vào sau đó đều có thể bị nhiễm khuẩn chéo do nước thịt chưa được nấu chín. Nên làm sạch lò vi sóng bằng khăn lau khử trùng hoặc chất tẩy rửa nhẹ sau mỗi lần sử dụng, theo Web MD.
Video đang HOT
Không rửa tay trước khi nấu ăn
Tay dơ có thể làm thực phẩm đông lạnh bị nhiễm vi khuẩn. Để tránh lây nhiễm chéo, hãy rửa tay trước khi chạm vào bất cứ thực phẩm nào.
Quên kiểm tra hạn sử dụng
Trong khoảng thời gian cho thực phẩm vào tủ đông cho đến khi lấy ra, thực phẩm có thể đã hết hạn sử dụng. Hãy nhớ kiểm tra và bỏ đi nếu thực phẩm đã bị hết hạn.
Không tập thói quen dùng nhiệt kế thực phẩm
Nhiệt kế thực phẩm là cách tốt nhất để đảm bảo thịt đông lạnh an toàn để ăn. Để nhiệt kế vào phần dày nhất của miếng thịt. Thịt gia cầm phải được nấu ở 74 độ C hoặc cao hơn. Nhiệt độ làm món bít tết và thịt heo ít nhất là 63 độ C với thời gian chờ cho thịt nguội sau khi nấu là 3 phút. Thịt bò, thịt heo, thịt bê và thịt cừu xay cần phải được nấu ít nhất ở 71 độ C.
Không niêm phong túi đông lạnh
Khi không khí tiếp xúc với thực phẩm bị đông lạnh sẽ gây ra hiện tượng cháy lạnh, làm thức ăn bị khô, xốp và chuyển sang màu nâu, xám.
Mặc dù vẫn ăn được nhưng hương vị sẽ không còn ngon nữa. Để tránh bị cháy lạnh, phải gói kĩ các bao bì và đảm bảo không khí trong bao đã thoát hết ra, theo Web MD.
Những điều cần biết đối với thực phẩm tươi sống đông lạnh
Biết các nguyên tắc trong việc trữ đồ đông lạnh đúng cách, cách rã đông an toàn và việc tái đông lạnh thực phẩm... là những điều cần thiết để duy trì cho kết cấu và hương vị của thực phẩm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra.
Giữ thực phẩm đông lạnh trong bao lâu?
Hãy kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng cho thực phẩm khi bạn mua những thực phẩm đông lạnh. Đối với những mặt hàng đông lạnh thông thường, dưới đây là một số hướng dẫn chung để có chất lượng tối ưu:
- Trái cây và rau quả: 12 tháng
- Thịt bò sống, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn: 12 tháng
- Gia cầm sống: 12 tháng
- Thịt xay: 4 tháng
- Cá: 6 tháng
- Thức ăn nấu sẵn, như thức ăn thừa: 1 - 2 tháng
- Thịt nấu chín: 2 - 6 tháng
Lý do thịt xay có khung thời gian ngắn hơn so với các loại thực phẩm khác được liệt kê ở trên bởi vì chúng có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn tương đối cao do cách chúng được chế biến và xử lý, tiến sĩ William Li, bác sĩ, nhà khoa học, diễn giả và tác giả nổi tiếng thế giới của cuốn sách Eat to Beat Disease cho biết.
Ngoài ra, ngay cả khi bạn đang rã đông trong khung thời gian được khuyến nghị, tiến sĩ Felicia Wu, giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Michigan, Mỹ khuyên rằng, nên ngửi bất kỳ loại thịt nào sau khi rã đông, nếu mùi thơm mất đi thay vào đó là mùi hăng hắc, khó chịu và có thể có mùi giống như mùi amoniac do sự phân giải protein và chất béo đó là dấu hiệu không an toàn để ăn, theo Everyday Health.
Rã đông thực phẩm đúng cách
Rã đông thực phẩm đúng cách rất cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ảnh: Alamy/ Everyday Health.
Rã đông thực phẩm đúng cách rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm. Hutchings, chuyên gia an toàn thực phẩm được chứng nhận tại StateFoodSafety khuyên rằng, chúng ta không nên rã đông bất kỳ loại thực phẩm nào ở nhiệt độ phòng, ngay cả những lựa chọn có vẻ "an toàn hơn" như thức ăn thừa hoặc thịt đã nấu chín. Thay vào đó, cô đưa ra 4 phương pháp sau:
- Rã đông bằng cách nấu chín: cách này đặc biệt hiệu quả đối với những miếng thực phẩm nhỏ, bao gồm cả thịt xay hoặc thịt băm nhỏ.
- Rã đông trong lò vi sóng: đây thường là cách rã đông thực phẩm nhanh thứ hai (sau phương pháp nấu chín). Nó không được khuyến khích cho các loại thực phẩm lớn, chẳng hạn như gà nguyên con, nhưng nó là phương pháp rã đông lý tưởng cho các loại thực phẩm nhỏ hơn như thịt xắt miếng, cá, thức ăn nấu sẵn...
- Rã đông trong nước lạnh: phương pháp này mất khoảng 20 đến 30 phút cho khoảng 0.5 kg thực phẩm. USDA khuyến nghị, hãy đảm bảo sử dụng bao bì không thấm nước và thay nước 30 phút/1 lần và giữ nước ở 40 độ F hoặc thấp hơn trong quãng thời gian rã đông.
- Rã đông thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh: đây là cách dễ nhất và an toàn nhất để rã đông thực phẩm đông lạnh, nhưng mất nhiều thời gian nhất.
Tái đông lạnh thực phẩm đã rã đông đúng cách
Khi nói đến việc tái đông lạnh thực phẩm đã được rã đông trước đó chúng ta cần biết một số nguyên tắc chung, vì quá trình rã đông ban đầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. USDA khuyến nghị các bước sau:
- Nếu thực phẩm đã được rã đông trong tủ lạnh một cách an toàn, bạn có thể đông lạnh lại, miễn là trong vòng 3 - 4 ngày kể từ khi rã đông.
- Thực phẩm đã được rã đông và sau đó nấu chín sẽ an toàn để làm đông lạnh lại.
- Không tái đông lạnh lại bất kỳ thực phẩm nào để ngoài tủ lạnh lâu hơn 2 giờ.
- Thịt, gia cầm hoặc cá đã đông lạnh trước đây mua từ cửa hàng có thể được đông lạnh lại miễn là chúng được xử lý an toàn và không để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ.
Những thói quen tưởng vô thưởng vô phạt nhưng lại vô tình trừ điểm sức khỏe của bạn Có những chuyện tưởng vô thưởng vô phạt nhưng lại vô tình trừ điểm sức khỏe của bạn dần dần một cách oan uổng đấy! Bạn thường: Uống thuốc với nước trái cây hay nước lạnh Sự thật là... Nếu bạn dùng nước lạnh, thậm chí chỉ cần hơi nguội lạnh thôi thì khi đó phần lớn thuốc sẽ trụ lại khoảng 5...