6 sai lầm khi dạy con bố mẹ nào cũng mắc
Dạy con là một trong những việc làm cần sự thông minh và lý trí cao nhất – điều đó là chân lý. Nhưng dù có biết vậy, các bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và thậm chí cả thể chất của con trẻ.
1. Đánh đòn con: Chắc chỉ có ăn đòn con mới hiểu ra mọi việc
Có nhiều người khi tức giận lên thường tát lia lia hay đánh vào mông con liên hồi khi con trẻ chưa kịp hiểu lỗi của mình. Những vết hằn đỏ hay bầm tím không phải là quan trọng mà quan trọng là những vết thương tâm lý trong tâm hồn con trẻ.
Mỗi cái đánh trong cơn giận dữ sẽ kiến trẻ nghĩ rằng nó không được yêu thương, nó không cần thiết và sự có mặt của nó là một điều tai họa với bố mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ có quan niệm hết sức sai lầm về việc dạy con ghi nhớ lỗi bằng sự trừng phạt. Sự tàn ác sẽ làm nảy sinh ra sự tàn ác. Hãy nghĩ về điều đó trước khi bạn giơ tay giáng vào mặt con những cái tát.
2. Sự xa cách, vô tình: Mẹ đang mệt lắm, con đừng làm phiền mẹ
Từ chối những gần gũi, chia sẻ của con vào những lúc con cần thiết là một đặc điểm của các ông bố bà mẹ hiện đại. Khi đứa trẻ lại gần và yêu cầu bố mẹ chơi với nó, nó thường nhận được thái độ cau có, mệt mỏi hay thờ ơ: “Con tự chơi đi, để cho mẹ yên, mẹ mệt lắm rồi”.
Khi luôn bị từ chối như vậy, trẻ sẽ không còn muốn giao tiếp với bố mẹ nữa, chúng trở nên trầm lặng, kín đáo, ít thổ lộ hay ngược lại hung dữ, thô bạo. Những đứa trẻ thường xuyên bị đẩy ra như vậy sẽ bắt đầu tìm những cách gỉai quyết vần đề của mình theo cách khác và vì thế chúng rơi vào những nhóm trẻ có vấn đề với xã hội.
3. Mâu thuẫn trong giáo dục con cái: Mẹ đồng ý, còn ba không đồng ý cho con đi chơi với bạn bè
Đây thường là sai lầm của những bậc cha mẹ không có quan điểm đồng nhất khi dạy con và vì thế, giống như hai người đắp tấm chăn nhỏ, họ sẽ co kéo để cái chăn về phía mình nhiều hơn. Họ mâu thuẫn nặng nề với nhau trong cả hành động lẫn lời nói và đứa trẻ không làm sao có thể làm cho cả cha lẫn mẹ được vừa lòng. Và vì thế nó phải tìm cách thích hợp với cả hai bên cùng một lúc.
(Ảnh minh họa: Internet)
4. Sự thờ ơ: Con muốn gì cũng được, mẹ không quan tâm
Sự thiếu quan tâm kiểm soát của cha mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và vì thế nó cũng sẽ dễ dàng rơi vào những nhóm trẻ có hành vi nổi loạn, chống đối nề nếp xã hội. Chúng sẽ lớn lên như những con sói hoang, không tin vào ai và cố gắng tồn tại xa cách tất cả.
5. Chuyên chế: Mẹ nói phải làm như thế nghĩa là con phải làm
Video đang HOT
Sự nghiêm khắc quá mức trong giáo dục khiến đứa trẻ luôn bị từ chối và cấm đoán sẽ cảm thấy bị căng thẳng thường xuyên. Nó sẽ không hiểu vì sao nó luôn phạm lỗi dù nó đã hết sức cố gắng. Kếu quả là đứa trẻ sẽ không có khả năng đánh giá mọi việc một cách khách quan. Chúng sẽ lớn lên với một thái độ sống phụ thuộc, bị nô lệ và thậm chí là gần như không còn cảm thấy trách nhiệm của mình với bất kỳ điều gì. Chúng quen làm theo sai bảo, ra lệnh. Thái độ hiền lành bên ngoài có thể che dấu những khao khát bùng nổ, phản kháng bên trong.
6. Làm thay con mọi điều: Con đưa mẹ đút cho, con đưa mẹ lau mũi cho, con đưa mẹ cột giây giày cho…
Và sau đó sẽ là: Để mẹ làm bài tập cho con, để mẹ chọn cô dâu cho con, để mẹ tìm việc làm cho con… và còn rất nhiều điều khác bạn muốn làm thay con. Những đứa trẻ lớn lên từ sự bảo bọc vô điều kiện đó sẽ không có khả năng tự quyết được điều gì, nó sẽ khó khăn để hòa nhập vào cuộc sống bên ngoài. Đa phần các bậc cha mẹ như thế này sẽ luôn cố gắng bao bọc con hết cả đời và kìm hãm sự phát triển của con.
Tình yêu chứ không phải sự nuông chiều
Nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bất kỳ người làm cha mẹ nào là phải xây dựng cho con trẻ niềm tin rằng nó luôn được yêu thương và cha mẹ luôn quan tâm đến nó. Tất nhiên là cha mẹ nào cũng yêu con và ít người suy nghĩ xem phải thể hiện điều đó như thế nào, bằng cách nào. Chính cách cha mẹ thể hiện tình yêu thương của mình sẽ ảnh hưởng lớn đến con cái.
Các nhà tâm lý học Mỹ đã đưa ra vài phương cách thể hiện tình yêu thương của mình cho các bậc phụ huynh:
- Giao lưu với trẻ bằng đôi mắt: Hãy luôn nhìn con trẻ bằng đôi mắt thoải mái, tự nhiên, thẳng thắn và ấm áp. Trong giai đoạn đầu, khi trẻ còn nhỏ, giao lưu bằng ánh mắt chính là một phương cách quan trọng nhất để truyền cho trẻ tình yêu thương của mình. Bạn càng nhìn trẻ nhiều bằng ánh mắt yêu thương, trẻ càng được thấm đẫm tình yêu đó.
- Giao lưu thể chất: Những động chạm dịu dàng, những cái ôm, bàn tay vuốt tóc nhẹ nhàng… Quan trọng là làm sao để những cái ôm và sự vuốt ve đó được tự nhiên, chân thành chứ không có vẻ biểu diễn hay làm quá.
- Sự chăm chú, gần gũi: Một sự tập trung cao độ những chú ý của mình khi ở bên con sẽ giúp trẻ hiểu rằng nó rất quan trọng và có ý nghĩa. Điều đó hết sức cần thiết cho sự phát triển lòng tự tin vào chính bản thân mình của trẻ.
- Kỷ luật: Đó chính là phương thức giúp trẻ trưởng thành chứ không phải là sự trừng phạt. Các bậc phụ huynh cần biết rằng kỷ luật mà họ đề ra không phải là cách để chính họ được thoải mái trong việc dạy dỗ trẻ mà là những bài học của trẻ cho cuộc sống của mình.
Tất cả những điều vừa kể trên đều quan trọng như nhau và các nhà khoa học khuyên các bậc phụ huynh sử dụng chúng trong mọi giai đoạn lớn lên và trưởng thành của con cái. Nhiều người cho rằng phải kiềm chế thể hiện tình yêu thương của mình, để con trẻ không trở thành những đứa trẻ nuông chiều, ích kỷ, tự mãn, hư hỏng. Ngược lại – những cá tính đó của con trẻ thường xuất hiện khi chúng thiếu thốn tình yêu hay chính xác hơn là khi bạn thay thế chúng bằng những món quà đắt tiền, chiều chuộng những đòi hỏi, nhõng nhẽo vô lối của trẻ.
Theo Phunuonline
12 câu bố mẹ hay nói dễ khiến con tổn thương
Roi vọt có thể làm đau da thịt con trẻ nhưng lời nói của bố mẹ có thể làm chúng tổn thương tinh thần mãi mãi về sau.
Trong một phút nóng giận hay căng thẳng, chúng ta có xu hướng nói với con cái hay để chúng nghe được những lời thiếu suy nghĩ. Chỉ vài từ được nói ra đôi khi làm con sợ, khóc hay mất tự tin và tồi tệ hơn là có nguy cơ hủy hoại mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
Dưới đây là một vài ví dụ về những điều bạn không bao giờ nên nói với con cái mình.
"Đưa đây, để mẹ/ bố làm"
Một điều thường thấy là người lớn muốn giành lấy phần việc trẻ nhỏ được giao làm như bài tập thực hành về nhà hay việc dọn phòng của bé, chỉ để đảm bảo chúng có kết quả tốt và hoàn thành nhanh. Nhưng như vậy trẻ nhỏ sẽ không bao giờ học được cách tự làm việc gì, kể cả vì bản thân chúng.
"Đừng khóc nữa"
Trẻ nhỏ cần cảm thấy an toàn khi thể hiện cảm xúc. Nói với con không được khóc ngụ ý rằng việc khóc là không tốt trong khi đó hoàn toàn là điều bình thường, đôi khi cần thiết.
(Ảnh minh họa).
"Sao con không được như ... nhỉ?"
Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn hơn bạn bè, anh chị em. Thay vì nói điều này, bạn nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.
"Con chắc mình muốn ăn thứ đó không?"
Có nhiều cách tốt hơn để dạy con ăn uống đúng cách thay vì đưa ra lời câu hỏi mang tính cảnh báo, phán xét như vậy. Sự khác nhau giữa các vấn đề về cân nặng và cảm giác tự tin của trẻ với hình thể của mình có khi lại nằm chính trong ngôn từ bạn chọn để nói với con.
"Cứ chờ đến khi bố/ mẹ về ... xử lý con"
Có hai điều sai trong câu nói trên. Một là, nó khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ sẽ không bị trừng phạt ngay và điều đó có thể khiến trẻ tỏ ra ít vâng lời hơn. Thứ hai, nó ám chỉ rằng bạn không có chút khả năng kiểm soát nào trong tình huống này.
"Con có làm sao đâu"
Với chúng ta, một vết xước nhỏ thì chẳng có gì to tát, nhưng với một đứa trẻ, đó có thể là cảm giác đau đớn nhất trên đời. Hãy giúp trẻ xoa dịu cảm giác đau, tỏ ra thông cảm nhưng cũng không nên nghiêm trọng hóa vấn đề.
"Mẹ/ bố hứa"
Khi bạn thất hứa với một đứa trẻ, bạn đã tạo ra lỗ hổng của sự tin tưởng. Thay vào đó hãy nói "Mẹ/ bố sẽ cố gắng".
"Mẹ/ bố con đúng là không biết gì"
Nếu bạn không muốn con mình gọi bạn bè là lũ ngốc, thì có lẽ bạn cũng không nên dung từ ấy. Không kể đến việc, lời nói này ngầm cho thấy rắc rối trong quan hệ giữa bạn và bạn đời.
"Không việc gì phải sợ"
Nói với con điều này chẳng giúp chúng bớt sợ đi được. Nên điều bạn nên làm là nói chuyện với con về nỗi sợ đó và giúp con vượt qua.
"Mẹ/ bố cũng ghét con"
Vào lúc nào đó, theo cách nào đó, con cái sẽ nói rằng chúng ghét bố mẹ mình. Nhưng thay vì hạ mình bằng vai phải vế với một đứa trẻ và nói rằng bạn cũng ghét chúng, hãy cho con biết rằng dẫu gì bạn vẫn cứ yêu chúng.
"Vì mẹ/ bố bảo thế"
Đây là một câu nói sai lầm kinh điển mà chúng ta cần phải vĩnh viễn bỏ qua. Khi yêu cầu con cái điều gì, bạn cần giải thích rõ ràng và hợp lý nếu không trẻ sẽ thấy có lý do gì phải dừng hành động hay thái độ được cho là sai trái của mình.
"Im ngay!"
Câu nói này đơn giản là quá thô lỗ và khiến người nghe cảm thấy vô cùng tổn thương.
Theo Ttvn
5 biểu hiện xác định độ thông minh của trẻ sơ sinh Muốn biết não bộ của bé có phát triển nhanh và tương lai thông minh hay không, mẹ có thể quan sát những biểu hiện này. Sinh ra một em bé thông minh luôn là niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ. Nhiều người cho rằng con cứ nhanh biết đi, nhanh biết nói hơn các em bé cùng trang lứa tức...