6 ranh giới giàu – nghèo rõ như ban ngày trong Kí Sinh Trùng: Số 3 trần trụi khiến người nghèo “tự ái” nhất
Bên cạnh câu chuyện “ăn bám”, Kí Sinh Trùng cơn phơi bày góc tối của xã hội không thương tiếc. Đó là ranh giới giàu – nghèo trong cuộc sống thời hiện đại thông qua 6 tình tiết sau đây!
Bài viết có tiết lộ nội dung phim xin độc giả cân nhắc trước khi đọc tiếp.
Điện ảnh phương Tây thường nổi tiếng vì những tác phẩm tập trung nói lên tiếng nói của nạn phân biệt chủng tộc. Trong khi đó, điện ảnh phương Đông nói chung lại khao khát thể hiện “bậc thang” giai cấp, tâm điểm giữa kẻ giàu – người nghèo. Trong Kí Sinh Trùng (Parasite), đạo diễn Bong Joon Ho đã làm nấc thang phân chia “cấp bậc” này không những hiện lên rõ rệt, mà còn “sâu cay”, tiêu cực. Từng khung hình, từng cảnh quay, đâu đâu cũng dễ dàng nhận ra ranh giới giàu – nghèo.
1. Tấm cửa kính sạch bong của nhà giàu với ô cửa sổ bụi bẩn trong khu ổ chuột
Ngay từ những giây phút đầu phim, hình ảnh ô cửa sổ của nhà Ki Taek (Song Kang Ho) hiện lên thật tù túng. Vì sống trong căn nhà dưới tầng hầm, mà ô cửa sổ bằng kính này nhìn ra chỉ thấy cảnh đường phố hỗn tạp. Lắm lúc, vài hình ảnh “nhạy cảm” như cảnh có thanh niên tiểu tiện lọt vào ánh nhìn của gia đình họ.
Trái ngược ô cửa kia, căn nhà của ông Park (Lee Sun Kyun) được thiết kế theo hướng hòa hợp thiên nhiên. Đương nhiên, cửa kính nhà ông cũng to lớn, hào nhoáng để có thể thưởng trọn khung cảnh tươi mát bên ngoài. Đây là hình ảnh đầu tiên cho ta thấy sự đối lập giữa cuộc sống của hai gia đình.
2. Từng bậc thang dẫn vào nhà của mỗi gia đình, nhà giàu đi lên người nghèo “bò” xuống
Có thể nói, đạo diễn Bong Joon Ho đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống giàu nghèo hết sức hợp lí. Đó chính là bậc thang. Nhà của hai gia đình, muốn đi vào đều phải trải qua những nấc thang. Tuy nhiên, không phải nấc thang nào cũng giống nhau.
Đối với gia đình Ki Taek, vì sống ở nơi ẩm thấp, nên đó là những nấc thân theo chiều hướng đi xuống. Điều này thể hiện sự hạ đẳng, thấp kém trong tầng lớp xã hội của gia đình ông. Ngược lại, gia đình ông Park ở khu cao cấp. Theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì thế, muốn vào nhà ông Park, phải bước vào những bậc thang với chiều hướng đi lên. Không những thế, bậc thang còn xuất hiện khắp nơi trong gia đình ông. Điều này càng làm sâu đậm thêm ranh giới xã hội vốn đã không công bằng: người giàu cứ giàu mãi!
3. Mùi của những dân lao động
Đưa người xem đi từ sự phân biệt thị giác sang tới thính giác, Kí Sinh Trùng đã gây ám ảnh ở thủ thuật dùng “mùi” của đạo diễn Bong. Nếu những thành phần thượng lưu như ông Park có cơ hội tiếp xúc với nước hoa đắt tiền, gia đình Ki Taek lại chẳng có cơ hội đó. Vì thế, mùi của cả hai tầng lớp này khác nhau thấy rõ. Một phần, do sống trong môi trường của những người lao động nghèo cùng mái nhà ẩm thấp, mà mùi của nhà Ki Taek gây ám ảnh cho mọi người.
Mùi của Ki Taek trở thành chủ đề của cuộc phàn nàn khi hai vợ chồng chuẩn bị lên giường. Ông Park cho rằng mùi của Ki Taek “hạ lưu” hệt như đám người trong tàu điện. Con trai út của gia đình ông Park cũng chỉ ra sự giống mùi kì lạ của những người làm trong nhà cậu. Đỉnh điểm nhất, ánh nhìn dè bỉu cùng biểu cảm buồn nôn khi ngửi mùi Ki Taek trong xe đã đẩy sự phân biệt giàu – nghèo lên mức cao nhất.
4. Ranh giới chủ – tớ
Dù có được cho là ông chủ tốt tính, người cha chiều con, ông Park vẫn là người giàu mang trong mình sự “kì thị” dành cho người nghèo. Cụ thể, ông đã nhiều lần khen người làm trước mặt vợ mình. Mỗi lần khen, ông đều nhấn mạnh vào việc biết thân biết phận của người làm. Chưa bao giờ dám vượt quá giới hạn đối với ông.
Đối với Ki Taek, sau nhiều lần đặt nghi vấn “ Anh có yêu vợ mình không?” cũng đã nhanh chóng nhận lại phản ứng dữ dội từ ông. Cụ thể, trong bữa tiệc sinh nhật con trai, ông Park đã lớn tiếng, dặn dò Ki Taek đừng đi quá giới hạn của mình. Đó cũng chính là ranh giới giàu – nghèo. Nếu nghèo, hãy biết an phận.
5. Cơn mưa
Cơn mưa trong Kí Sinh Trùng thật sự là điểm sáng mà từ trước đến nay, hiếm có phim nào đề cập. Khi cơn mưa ập tới vào ban đêm, người giàu sẽ thầm biết ơn vì ông trời đã cho họ một đêm yên giấc bên ổ chăn ấm áp. Tuy nhiên, đối với gia đình Ki Taek, đó là đêm ám ảnh.
Đầu tiên, hình ảnh 3 con người lầm lũi chạy trốn trời mưa hiện lên chẳng khác gì những con gián. Họ băng qua từng con hầm, bước xuống từng dốc cầu thang, cả người ướt sũng. Hơn thế nữa, vì cơn mưa mà căn nhà của họ ngập chìm trong biển nước. Hình ảnh cô con gái út ngồi lên nắp bồn cầu, bên trong là những “thứ dơ bẩn” đang dâng trào, ai xem cũng ám ảnh. Sau cơn mưa, gia đình ông Park lúc nào cũng lên tiếng cảm ơn cơn mưa đêm qua làm cho lòng thù hận của Ki Taek đẩy lên cao trào.
6. Những bữa tiệc
Sau khi nhận được tiền công cho việc xếp hộp pizza, cả nhà Ki Taek đã quây quần để làm tiệc ăn mừng. Đó là bữa ăn đơn giản có các món tầm thường. Thậm chí, sau khi được hưởng dụng căn nhà của ông Park vì ông đi chơi xa, cả nhà vẫn ăn uống trong thầm lặng. Cô con gái út thậm chí còn ăn nhầm đồ ăn cho chó.
Ngược lại, đề tổ chức bữa tiệc sinh nhật muộn cho con trai, cả nhà ông Park cố gắng làm thật “quý tộc”. Hàng loạt khách mời diện váy áo đến tham dự. Những con xe hàng hiệu được điều khiển trong thật ngầu. Bữa tiệc còn có sự hiện diện của đầu bếp riêng. Đến giây phút đó, câu hỏi của con trai nhà Ki Taek bỗng làm ai nấy chưng hửng “ Anh có hợp ở đây không?“. Đó là giây phút ta nhận ra ranh giới giàu – nghèo đã quá rõ trong Kí Sinh Trùng rồi.
Trailer PARASITE (KÝ SINH TRÙNG)
Kí Sinh Trùng hiện đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
7 tội tày trời của loài người được các nhân vật của "Kí Sinh Trùng" vạch trần: Chúng ta ai cũng mắc phải lỗi cuối cùng
Bộ phim Kí Sinh Trùng đang làm mưa, làm gió ngoài rạp với rất nhiều tình tiết và hình ảnh ẩn dụ đầy thú vị, nhưng không phải ai cũng nhận ra trong từng nhân vật của phim đều có một ý nghĩa riêng biệt.
*Cảnh báo: Bài viết có tiết lộ nội dung phim, độc giả cân nhắc trước khi đọc
Kí Sinh Trùng ( Parasite) khai thác những yếu tố về xã hội, văn hóa của Hàn Quốc qua hình ảnh của từng khung hình trong phim. Đạo diễn Bong Joon Ho đã rất khéo léo giới thiệu đến người xem từng nhân vật, hoàn cảnh của họ, để rồi nhận ra sâu thẳm trong tim, họ là ai, câu chuyện về họ như thế nào và họ đã thay đổi ra sao khi bị dòng đời xô đẩy.
Mỗi nhân vật trong Kí Sinh Trung đại diện cho một mặt xấu của con người mà chúng ta vẫn thường gọi với cái tên "7 tội lỗi của loài người".
1. Lòng tham lam (Đại diện: Ki Woo)
Tội lỗi thể hiện rõ nhất trong phim bắt nguồn từ lòng tham, điều đó được thể hiện qua nhân vật Ki Woo (Choi Woo Shik) hay còn biết đến với cái tên Kevin. Được nhận vào làm gia sư trong gia đình giàu có một cách tình cờ và may mắn. Tuy nhiên, khi càng lún sâu vào gia đình nhà giàu đó, cậu lại càng thể hiện lòng tham của mình. Ban đầu nhận làm gia sư với một động lực hết sức trong sáng, nhưng ngay sau khi có cơ hội, Ki Woo bắt đầu đưa từng thành viên của gia đình mình vào làm. Cậu còn ôm mộng tán tỉnh con gái của gia đình giàu có để chiếm gia tài của họ.
Đỉnh điểm của lòng tham khi Ki Woo sẵn sàng dùng hòn đá để lấy mạng người bịt đầu mối. Lúc này, lòng tham đã chiếm trọn con người của cậu và biến Ki Woo trở thành tay sai của quỷ.
2. Sự vọng dục (Đại diện: Giám đốc Park)
Yếu tố nhạy cảm này được thể hiện qua hình ảnh giám đốc Park (Lee Sun Kyun). Là một người đàn ông thành đạt và phóng khoáng, ông Park gần như có tất cả mọi thứ trong tay. Chính điều này đã tạo nên một kẻ dâm đãng. Đã không ít lần bộ phim gợi ý cho chúng ta các chi tiết về bản tính của ông Park khi ông không kiềm chế được quan hệ với vợ.
Không chỉ thế, ông Park còn có một mối quan hệ bất chính bên ngoài, không ít lần người lái xe Ki Taek đã chở giám đốc Park đi ngoại tình. Chính vì chi tiết này mà ông Ki Teak luôn hỏi rằng "Ô ng có còn thực sự yêu vợ không?". Ngoài ra, đạo diễn còn cho giám đốc Park thể hiện bản tính của mình qua từng câu thoại cực kì nhạy cảm trong phim.
3. Sự phẫn nộ (Đại diện: Ki Taek)
Tội ác này được tác giả gửi gắm qua hình ảnh người cha Ki Taek (Song Kang Ho). Trước đây Song Kang Ho đã từng có cơ hội hợp tác với đạo diễn Bong Joon Ho, nên ông được đặt vào một vai diễn rất phức tạp về cả hành động và nội tâm. Ki Teak là trụ cột của gia đình, tuy nhiên ông lại không thể kiếm cho mình một công việc tử tế nên sớm lao vào cảnh nghèo túng.
Trong Kí Sinh Trùng, ông đã luôn cố tỏ vẻ bình tĩnh để hoàn thành tốt công việc lái xe của mình nhưng đôi lúc phẫn nộ, ông đã ngay lập chửi thề rồi lại phải cố kìm nén để giữ công việc. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ trong ông là khi ông quyết định lấy mạng giám đốc Park, khi này sự phẫn nộ đã xóa mất lý trí của ông và chỉ giữ lại một ác quỷ trong hình hài con người.
4. Kẻ phàm ăn (Đại diện: Chung Sook)
Đây là tội lỗi sinh sau đẻ muộn nhất trong các tội lỗi của loài người, nó bắt nguồn từ sự tham lam và lười biếng nên đã sinh ra kẻ phàm ăn. Người mắc phải bản tính này trong phim là bà mẹ Chung Sook (Jang Hye Jin), bà không phải một người tàn ác như các tội lỗi khác, tuy vậy, bà lại thuộc dạng người ham ăn, tục uống. Mọi thứ bà nhìn đều chỉ có đồ ăn, khi được tặng hòn đá bà cũng chỉ mong đó là đồ ăn. Thậm chí khi cả gia đình chiếm căn nhà giàu có nhưng thứ duy nhất bà nghĩ đến chuyện ăn uống.
5. Lòng đố kị (Đại diện: Ki Jung)
Sự đố kị luôn có sẵn trong mỗi con người, tuy nhiên để sự đố kị bộc lộ ra ngoài lại là điều cấm của kinh thánh. Nhân vật có sẵn tính này trong bản thân chính cô con gái Ki Jung (Park So Dam) với cái tên Jessica. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, thiếu thốn đủ đường, Ki Jung luôn tính đến cách để giàu lên, kiếm được tiền chỉ để thoát khỏi tình cảnh nghèo. Nhưng điều này cũng phát sinh từ lòng đố kỵ của cô, được sống trong một cơ ngơi sang chảnh, Ki Jung lại nghĩ mình thuộc về nơi đấy. Ngay sau khi phải quay lại đời sống hiện thực, cô chỉ có thể ngồi cam chịu, đố kị với hai đứa trẻ nhà giàu kia
6. Sự lười biếng (Đại diện: Yeon Kyo)
Lười biến được coi như một trong những bản ngã tồi tệ nhất của loài người, kẻ giàu có sẽ sinh ra lười biếng. Tội ác này được đạo diễn gắn với hình ảnh bà chủ Yeon Kyo (Cho Yeo Jeong) vợ của ông chủ Park. Không như các nhân vật khác, có nhiều nỗi lo riêng. Bà Yeon quá lười biến để có thể tự mình làm bất cứ điều gì, đi lại cũng gọi lái xe đưa đón, làm đồ nên phải gọi giúp việc. Bà ta có một cuộc sống hưởng thụ nên không phải lo nghĩ đến bất cứ điều gì, tạo điều kiện cho sự lười biếng lên ngôi.
Thậm chí sự lười biến còn gây ra lười tư duy khiến cho bà dễ dàng bị gia đình nhà Ki dắt mũi trong phim dù rất cẩn trọng.
7. Sự ngạo mạn
Sự ngạo mạn này không nằm ở một cá nhân duy nhất nào trong phim, nó thể hiện ở mọi thành viên với từng hành động của họ. Bất kì ai cũng ngạo mạn vì kế hoạch của mình, người giàu ngạo mạn về cuộc sống vương giả của họ mà coi khinh người nghèo, còn người nghèo thì ngạo mạn với kế hoạch kiếm tiền của họ. Tất cả đều cho rằng cuộc sống sẽ xoay quanh mình, họ ngạo mạn với cách tự đưa ra quyết định thay cho ông trời.
Nếu bạn đã xem phim, bạn sẽ dễ dàng nhân ra tính cách của các nhân vật đều rất độc lập với kế hoạch của riêng mình. Không một ai cho người khác biết các dự kiến trong tương lai để rồi tất cả cùng phải trả giá.
Kí Sinh Trùng là một phim chứa nhiều chi tiết ẩn dụ hết sức thú vị, với cách kể chuyện lôi cuốn xứng danh một tác phẩm không thể bỏ qua trong mùa hè này. Hãy tự xem và đưa ra đánh giá của mình cho từng nhân vật các bạn nhé
Trailer PARASITE (KÝ SINH TRÙNG)
Theo trí thức trẻ
Bữa tiệc BBQ "nướng luôn người" của Kí Sinh Trùng: Dù giàu hay nghèo đều bị "xiên" như nhau? Cái kết khiến ai nấy đều "nín thở" của Kí Sinh Trùng gây ám ảnh, rùng mình trong tư tưởng mỗi người về hiện thực xã hội ngày nay. XIN LƯU Ý BÀI VIẾT CÓ TIẾT LỘ NỘI DUNG PHIM, ĐỘC GIẢ CÂN NHẮC TRƯỚC KHI TIẾP TỤC ĐỌC. Plot twist là một trong những yếu tố khiến khán giả yêu thích thể...