6 rắc rối bạn có thể gặp khi tập thể dục, thể thao
Tập thể dục không có sự hướng dẫn của chuyên gia nên không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như: đau mỏi cơ, chuột rút, cảm thấy kiệt sức…
Các môn thể thao đều rất có lợi cho sức khỏe cũng như giúp chị em giữ được vóc dáng gọn gàng, cân đối. Tuy nhiên, nhiều người tập mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia nên không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như: đau mỏi cơ, chuột rút, cảm thấy kiệt sức…
Dưới đây là một số rắc rối chị em thường gặp trong lúc tập dục, thể thao.
Bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt trong quá trình tập thì đó có thể là do sự sụt giảm tạm thời lưu lượng máu đến não. Có rất nhiều nguyên nhân: do cơ thể bị mất nước hoặc tăng thông khí, do cố gắng quá sức, dị ứng, do cơ thể vốn có bệnh tật, do độ cao, hoặc do bệnh lý tiềm ẩn như nhịp tim bất thường…
Ngoài ra, nếu bạn đang tập thể dục ở mức độ cao và sau đó đột ngột dừng lại, thì việc giảm huyết áp cũng có thể gây ra chóng mặt. Để giảm thiểu nguy cơ, hãy uống đủ nước, tuyệt đối tránh rượu bia và caffeine trước khi tập, nếu mệt quá hãy nghỉ ngơi một lúc, và quan trọng nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vấn đề vẫn tồn tại.
Ảnh minh họa
Đầu ngực bị tổn thương
Lựa chọn trạng phục tập không phù hợp có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tổn thương đầu ngực và có thể gây chảy máu. Ngay cả vải cotton cũng có thể gây ra tình trạng trên nếu liên tục cọ xát lên da trong lúc tập, và thêm áo thụng có thể gây ra ma sát quá mức. Do đó, bạn hãy chú ý bảo vệ ngực bằng cách mặc áo ngực vừa vặn và phù hợp với mục đích tập cũng như cường độ tập, chọn những chất liệu mềm mạ và thấm hút tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng dầu bôi trơn hay miếng dán bảo vệ ngực để ngăn ngừa tổn thương.
Mũi trở nên nhạy cảm và dễ bị dị ứng
Nếu bạn thường xuyên tập thể dục thể thao ngoài trời, hãy chú ý đến điều này: bạn thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, khói, phấn hoa và có thể là vi khuẩn trong không khí, do đó mũi rất có thể bị kích ứng từ môi trường, ví dụ như dị ứng, viêm mũi, viêm xoang mãn tính, hoặc virus. Để xác định nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ và có toa thuốc điều trị phù hợp.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đau nhói ở bên phải bụng
Một số người cảm thấy bị đau nhói đột ngột ở bụng bên phải trong lúc tập và cảm thấy lo lắng không biết mình tập có đúng không. Tuy nhiên đây là vấn đề khá phổ biến trong khi tập thể dục thể thao, đặc biệt là vận động viên chạy và bơi lội. Nó thường được gây ra bởi gan, nằm về phía bụng phải, bị xô đẩy một chút và tác động đến dây chằng.
Để ngăn ngừa trường hợp này, hãy làm ấm cơ thể một cách từ từ và tránh các loại thực phẩm có đường trước khi tập, để hạn chế sự mất cân bằng điện giải. Nếu bạn vẫn cảm thấy đau, hãy thử một trong những cách sau:
- Massage khu vực bị đau.
- Duỗi tay phải của bạn càng cao càng tốt.
- Ấn ngón tay sâu xuống phần dưới khung xương sườn bên phải và thở mạnh ra, như thể thổi tắt nến. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành.
Bạn bị tiêu chảy hoặc chuột rút
Dạ dày khó chịu khi tập thể dục có thể khiến bạn buộc phải cắt bớt tập luyện hoặc tệ hơn là phải chạy vào nhà WC liên tục. Nguyên nhân có thể là do chuột rút xảy ra trong quá trình tập khiến lưu lượng máu đến ruột giảm đi, hệ thống tiêu hóa làm việc thiếu hiệu quả.
Để tránh chuột rút và tiêu chảy, không ăn hoặc uống nước ngay lập tức trước khi tập thể dục, kể cả đồ uống có chứa carbohydrate và chất điện giải, mà nhiều người cho là đồ uống hoàn hảo cho việc tập luyện. Thay vào đó, hãy ăn một đến hai giờ trước lúc tập, và uống vài ngụm nhỏ nước thường xuyên trong khi tập.
Nếu bạn dễ bị tiêu chảy do một thực phẩm nhất định (không dung nạp lactose, nhạy cảm với gluten), hãy giảm thiểu hoặc tránh ăn chất xơ, đặc biệt là trước khi tập nặng.
Cảm thấy buồn nôn
Buồn nôn khi tập thể dục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tình trạng của cơ thể lúc đó, do trong người vốn có bệnh, hoặc có thể là một triệu chứng cảnh báo của việc kiệt sức vì nóng. Để tránh điều đó, hãy chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (ví dụ kiểm tra màu của nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhạt là được), hãy đề ra tốc độ cho mình (đừng quá mạnh hoặc quá nhanh), và tránh tập thể dục trong thời gian nóng nhất trong ngày (như giữa trưa năng). Đối với trường hợp khẩn cấp, hãy uống thuốc theo liều được chỉ định.
Theo Mask online
5 tư thế giúp mẹ phục hồi ngay sau sinh
Nâng hông, cúi người chữ V, chim bồ câu... là những tư thế giúp mẹ mới sinh sớm phục hồi hiệu quả.
Không biết các mẹ thế nào nhưng với em, sinh con là trải nghiệm lo lắng, đáng sợ và cũng là hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Hạnh phúc khi thấy một hình hài bé nhỏ, một phần máu thịt của mình ra đời lạnh lặn, khỏe khoắn. Lo lắng vì không biết con có gì bất thường không, kể cả máy siêu âm 4 chiều hay các thiết bị hiện đại cũng không thể giúp em xua tan được nỗi lo này.
Còn đáng sợ, sau khi sinh con, tất cả mọi giờ giấc, sinh hoạt ngủ nghỉ của em đều thay đổi theo con, cơ thể nặng nề, mệt mỏi, xương cốt của em như gãy rời bởi đêm không được ngủ đủ, bởi phải ôm bế con gần như cả ngày, nhưng em cũng không thể giao con cho ai được. Có hôm chị đồng nghiệp đến thăm hai mẹ con, thấy em "tàn tạ" quá, cổ tay thì cuốn băng cố định khớp, cổ, vai, gáy, lưng dán chì chịt cao mới mách em mấy tư thế thể dục kéo giãn cơ. Tập mấy hôm mà em thấy hiệu nghiệm thật. Em sẽ kể ra đây 5 tư thế tiêu biểu mà em hay tập.
1. Tư thế nâng hông
Tư thế nâng hông. (ảnh minh họa)
Với tư thế này, các mẹ nằm thẳng, co gối, hai chân rộng bằng vai, tay để xuôi theo cơ thể. Lấy điểm tựa là vùng lưng dưới và gót chân, các mẹ từ từ nâng phần hông lên khỏi sàn sao cho cao nhất có thể.
Sau khi nâng hông lên khỏi sàn, các mẹ khép gối lại, để các ngón chân hướng vào nhau rồi từ từ hạ hông xuống. Các mẹ lưu ý hạ từ từ sao cho có cảm giác hạ từng đốt sống ở lưng xuống sàn. Với động tác này các mẹ lặp lại từ 5 - 8 lần cho mỗi lần tập.
2. Tư thế cúi người chữ V
Tư thế cúi người chữ V (ảnh minh họa)
Đầu tiên các mẹ cúi gập người, dồn trọng lực lên 2 tay 2 chân. Sau đó từ từ nâng hông, kéo giãn tay, chân hết cỡ sao cho cổ tay và vai thành 1 đường thẳng, đầu gối và khớp háng thành một đường thẳng cho đến khi cả cơ thể tạo thành hình chữ V.
Các mẹ giữ nguyên tư thế trong vòng 10 - 20 giây, sau đó ngồi quỳ thẳng lưng, mông chạm gót, hai gối mở rộng. Cúi đầu sao cho trán chạm đầu gối, hai tay vươn dài ta phía trước.
3. Tư thế chim bồ câu
Tư thế chim bồ câu (ảnh minh họa)
Ở tư thế chim bồ câu, các mẹ cũng cúi người, dồn trọng lực vào cả 2 tay và 2 chân sau đó giơ chân phải lên cao rồi từ từ di chuyển đầu gối phải về phía tay phải, sau đó đặt chân phải ra phía trước, ngổi thẳng dậy, chân trái cho ra sau, duỗi thẳng.
Đối với phần trên cơ thể, các mẹ cúi dần xuống, hai tay giơ ra càng xa càng tốt sao cho có cảm giác đang cố gắng kéo phần hông ra phía trước. Giữ tư thế trong một phút sau đó đổi bên. Đối với tư thế này các mẹ lưu ý tất cả các động tác đều phải làm từ từ, từng bước một, không vội vã.
4. Tư thế nàng tiên cá
Tư thế nàng tiên cá. (ảnh minh họa)
Với tư thế nàng tiên cá, các mẹ ngồi thẳng duỗi hai chân ra trước sau đó từ từ co gối phải, đẩy ra sau lưng. Chân trái cũng co gối nhưng đặt phía trước sao cho lòng bàn chân trái chạm đầu gối phải.
Tay phải cho ra sau, chạm sàn, tay trái vòng qua đầu. Dùng lực ở tay và đầu gối từ từ nâng hông lên, kéo căng cơ mông, giữ nguyên trong 10 - 15 giây rồi nhẹ nhàng đặt mông xuống. Các mẹ nên lặp lại 3 lần cho mỗi bên cơ thể.
5. Tư thế cuộn ngược người
Tư thế cuộn ngược người. (ảnh minh họa)
Ban đầu các mẹ đứng thẳng, tay phải giơ lên cao, tay trái vòng ra sau cổ nắm lấy bắp tay phải. Cúi người, giữ lưng thẳng hết mức có thể, lưng song song với mặt đất, sau đó dần dần co gối lại xuống càng thấp càng tốt.
Tiếp theo buông hai tay xuôi xuống, chạm đầu gối, để cổ và đầu thả lỏng. Hít thở sâu, cuộn người thẳng dậy, từng đối sống một, tính từ xương cùng cụt đến đốt sống cổ. Lặp lại tư thế từ 3 - 5 lần.
Theo Khampha
'Thủ phạm' khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi Thiếu ngủ không phải là điều duy nhất khiến bạn mệt mỏi. Trong cuộc sống hàng ngày có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại có thể làm cho bạn mệt mỏi cả về tinh thần và thể chất. Dưới đây là một số thói quen xấu phổ biến có thể làm cho bạn cảm thấy luôn mệt mỏi: Bỏ qua...