6 nguyên nhân không ngờ khiến chị em đau ngực âm ỉ, khó chịu
Đau ngực là tình trạng không hiếm gặp và có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này.
1. Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn các cơ quan sinh dục phát triển và trưởng thành. Trong khi ngực phát triển, thì việc đau ngực cũng khó tránh khỏi. Nhiều cô gái tuổi teen hay phàn nàn về cơn đau ngực, đây chỉ là một phần của quá trình lớn lên và chúng vô hại.
2. Kinh nguyệt
Đau ngực cũng là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đèn đỏ. Estrogen và progesterone thay đổi trong giai đoạn này có thể gây đau và nhức ngực. Cơn đau ngực có thể tăng nhiều hơn ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh và giảm dần khi gần cuối kỳ kinh.
3. Mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi làm cho bộ ngực săn chắc và to ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau khi sinh. Ngực sẽ bị đau nhưng những triệu chứng này sẽ giảm khi bạn sinh con và bắt đầu cho con bú.
4. Sau sinh
Sau khi mang thai và vượt cạn, cơ thể bạn trải qua những thay đổi sinh lý khác và phải chịu nhiều đau đớn. Ngực sẽ bị đau và nhạy cảm hơn nếu như mẹ bị căng thẳng sau sinh và không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Video đang HOT
5. Cho con bú
Đau ngực khi cho con bú có thể khiến các bà mẹ mới sinh khó chịu. Có thể có nhiều lý do khiến ngực bị đau khi cho con bú. Trong đó phổ biến nhất là do căng sữa hoặc viêm tuyến vú. Điều này xảy ra khi mẹ không thể hút hết lượng sữa dư thừa ra khỏi bầu ngực, làm cho các mô và ống dẫn xung quanh quầng vú sưng lên và đau. Để giải quyết vấn đề này, mẹ hãy cho trẻ bú 2 giờ một lần và tránh bị căng sữa. Nếu bị căng tức vú hoặc gặp các vấn đề khác khi cho con bú, tốt nhất bạn nên gặp chuyên gia để giải quyết vấn đề.
Đau ngực là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh. Điều này xảy ra do nội tiết tố thay đổi, gây ra các triệu chứng khó chịu khác trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân gây ra các cơn đau. Nồng độ progesterone tăng lên làm cho ngực sưng lên, bị đau, nhức và căng tức.
Vì sao bạn thường bị đổ mồ hôi trộm ban đêm?
Đã giảm nhiệt độ điều hòa và ngủ khỏa thân nhưng tình trạng đổ mồ hôi mỗi đêm khiến bạn muốn đầu hàng 'số phận'. Đừng nản lòng, hãy tìm hiểu nguyên nhân đổ mồ hôi, rồi thử các biện pháp khắc phục tại nhà trước đã nhé.
Đổ mồ hôi trộm khiến bạn mệt mỏi vì mất ngủ, ngủ không ngon - SHUTTERSTOCK
Mồ hôi trộm ban đêm có thể xuất hiện vì rất nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, theo CNET.
Giường ngủ
Nếu phát hiện người ướt đẫm mỗi đêm ngủ, hãy kiểm tra ngay chất lượng giường ngủ. Tấm trải giường, đệm, topper đệm, gối và mùng, mền đều có thể là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Xem xét xong nhớ kết hợp điều chỉnh nhiệt độ điều hoà, quạt mát.
Trường hợp tốt nhất, bạn sẽ giải quyết được vấn đề mồ hôi trộm. Trường hợp xấu nhất, bạn sẽ tốn tiền dù có thêm bộ chăn ga gối nệm mới. Nhưng bù lại, bạn đã loại trừ được một nguyên nhân gây mồ hôi trộm, theo CNET.
Thay đổi nội tiết
Khi nồng độ hoóc môn dao động dữ dội hoặc cơ thể đang trải qua giai đoạn thay đổi, bạn cũng sẽ đổ mồ hôi ban đêm. Một ví dụ phổ biến là phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh do nồng độ estrogen giảm. Mang thai và chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể bạn vào ban đêm. Đối với nam giới, testosterone thấp góp phần gây ra tình trạng mồ hôi đầm đìa.
Thuốc trị bệnh
Một số loại thuốc theo toa có thể khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bạn đang dùng bất kỳ đơn thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ xem đổ mồ hôi ban đêm có phải tác dụng phụ của nó không.
Tình trạng y tế
Nhiều tình trạng y tế có thể gây đổ mồ hôi ban đêm, bao gồm cường giáp, rối loạn lo âu, rối loạn tự miễn, ngưng thở khi ngủ, nghiện ma túy, tình trạng thần kinh... Ngoài ra, nhiễm virus cũng có thể gây ra mồ hôi ban đêm do sốt, theo CNET.
Hội chứng tăng tiết mồ hôi
Nếu bạn có xu hướng đổ mồ hôi quá nhiều vào cả ban ngày và ban đêm, bạn có thể cân nhắc gặp bác sĩ xem liệu bạn có mắc bệnh này hay không.
Căng thẳng - stress
Mức độ căng thẳng cao có thể biểu hiện ra triệu chứng thực thể bao gồm cả mồ hôi ban đêm. Mồ hôi ban đêm do căng thẳng có thể đi kèm với ác mộng hoặc giấc mơ căng thẳng, thở nhanh, nhịp tim tăng cao và khó ngủ.
Rượu và chế độ ăn uống
Uống rượu trước khi ngủ có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào ban đêm, vì rượu ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và nhiệt độ cơ thể. Mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy một mình thực phẩm gây ra mồ hôi trộm, nhưng người ta cho rằng một số loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm cay và nhiều chất béo, có thể làm cho tình trạng đổ mồ hôi đêm trở nên tồi tệ hơn, theo CNET.
Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh đổ mồ hôi ban đêm, mồ hôi trộm:
- Tránh ăn cay, uống nóng, tập thể dục trước giờ đi ngủ.
- Không uống rượu.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ hợp lý.
- Không đắp quá nhiều chăn khi đi ngủ.
- Đối với trẻ em, nên cho trẻ thường xuyên phơi nắng để bổ sung vitamin D và hấp thu canxi.
- Nếu do bệnh, nên được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu đổ mồ hôi trộm trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, bệnh nhân được chỉ định liệu pháp hoóc môn thay thế, theo CNET.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại rau quả, tránh những thức ăn dầu mỡ, sinh nhiều năng lượng.
Lý do bất ngờ khiến phụ nữ tuổi mãn kinh mất ngủ Theo các chuyên gia, có đến 60% phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bị khó ngủ - khiến họ tăng nguy cơ phát triển chứng trầm cảm và dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe. Ảnh: Dherbs Các bằng chứng trước đó cho thấy rối loạn giấc ngủ là hệ quả của tình trạng suy giảm nồng độ nội tiết tố ở...