6 nguyên nhân khiến men gan tăng đột biến
Men gan tăng cao là tình trạng thường gặp với nhiều người, thế nhưng đôi khi lại đến từ những thói quen hàng ngày không ai để ý đến.
Men gan tăng cao là bệnh gì?
Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ khiến nồng độ các enzyme xúc tác này tăng cao và hòa tan vào máu tạo nên một nồng độ men gan nhất định. Vì một nguyên nhân nào đó, nồng độ men gan này vượt quá giới hạn tiêu chuẩn. Điều này khiến tế bào gan bị tổn thương.
Bệnh men gan tăng cao là dấu hiệu sự bất ổn của lá gan (Ảnh minh họa)
Đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Men gan tăng cao là dấu hiệu đầu tiên cho biết gan của người bệnh bị viêm hoặc tổn thương tế bào gan vì các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương làm cho 2 loại men ALT, AST bị rò rỉ vào máu và tăng cao. Hai loại men còn lại là GGT có trong thành tế bào của ống mật và ALP có trong các màng tế bào gan.
6 nguyên nhân gây nên bệnh men gan cao
Nguyên nhân gây men gan cao (Ảnh minh họa)
Men gan tăng cao do rối loạn chất sắt (Hemochromatosis)
Việc tiêu thụ quá nhiều chất sắt trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng rối loạn Hemochromatosis (còn gọi là rối loạn chất sắt). Hội chứng này cũng là nguyên nhân gây men gan cao, đặc biệt là hai loại men gan AST và ALT.
Men gan tăng cao do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan. Men gan tăng còn có nguyên nhân do hấp thụ 1 phần độc tố chứa trong thực phẩm. Khi ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản, dư thừa lượng thuốc bảo vệ, chứa độc tố, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và loại bỏ, từ đó làm chết các tế bào gan, gây tăng men gan, viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
Video đang HOT
Men gan cao do thường xuyên sử dụng rượu bia
Ảnh minh họa
Men gan cao là căn bệnh thường xuyên được nhắc đến và thường gặp ở người sử dụng rượu bia quá đà trong thời gian dài. Các chất kích thích, chứa nồng độ cồn cao này sẽ làm tổn thương và suy giảm chức năng gan.
Men gan tăng cao do bệnh lý
Các bệnh lý khác cũng có thể gây ra men gan cao như: sốt rét, suy tim, viêm tụy, đái tháo đường, bệnh lý đường mật (sỏi đường mật), nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật … làm cho quá trình chuyển hóa tế bào gan bị ảnh hưởng dẫn đến men gan tăng cao.
Men gan tăng cao do sốt rét
Có lẽ nhiều người không biết rằng men gan tăng cao là do bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét sẽ tấn công các tế bào gan và thận khiến cho các tế bào trong 2 bộ phận này bị tổn thương, nguy hiểm hơn là có thể chuyển thành sốt rét ác tính.
Men gan tăng cao do bệnh đường mật
Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng men gan tăng cao chính là do người bệnh mắc phải bệnh viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi mật, bị teo mật bẩm sinh hay mắc phải ap- xe gan.
Chỉ số men gan tăng báo hiệu điều gì?
Chỉ số men gan tăng cao là hiện tượng các tế bào gan đang bị tổn thương. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Chỉ số men gan tăng cao là gì?
Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Có 4 loại men gan và chỉ số men gan bình thường như sau:
Chỉ số men gan ở mức bình thường. Ảnh: Hồng Nhật
Khi cao hơn các chỉ số này gọi là men gan cao (hoặc chỉ số men gan tăng)
Các trường hợp sức khỏe khác thường dẫn đến việc tăng men gan. Trong đó, có thể xuất phát từ những căn bệnh về gan gây nguy hiểm tới sức khỏe
Gan nhiễm mỡ
Chỉ số men gan tăng báo hiệu bệnh gan nhiễm mỡ. Đồ họa: Hồng Nhật
Khi chỉ số men gan vượt quá mức bình thường có thể bạn đã mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan. Nếu sự tích tụ này là do uống rượu, nó được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Khi rượu không phải là yếu tố gây bệnh, sự tích tụ chất béo trong gan được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Viêm gan
Viêm gan do virus là nguyên nhân gây tăng men gan nguy hiểm nhất. Các chủng viêm gan khác nhau như: A, B, C, D và E. Viêm gan cấp do virus hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến.
Virus khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì chỉ số men gan tăng nhanh một cách đột biến.
Rối loạn do sử dụng rượu bia
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân làm cho chỉ số men gan tăng cao. Đồ họa: Hồng Nhật
Nguyên nhân làm chỉ số men gan tăng có thể do việc làm dụng rượu bia thường xuyên gây tổn thương, nặng hơn là hủy hoại tế bào gan và suy giảm chứng năng gan. Chỉ số men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc lượng rượu tiêu thụ vào máu và chất lượng rượu. Trong trường hợp này men gan AST thường tăng cao từ 2 - 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.
Bệnh về đường mật
Men gan tăng do mắc các bệnh về đường mật: Sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật, viêm túi mật, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.
Bệnh xơ gan
Khi tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này chỉ số men gan đã ở mức cao, do không được điều trị kịp thời nên dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.
Các bệnh lý khác
Theo nghiên cứu, chỉ số men gan tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non.
Tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị một số loại bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc.
Một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường.
Tuy nhiên, có một số trường hợp gan bị tổn thương nhưng chỉ số men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.
3 thói quen này đang đầu độc gan của bạn mỗi ngày Nếu thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không khoa học hoặc phải uống kháng sinh quá nhiều, lá gan của bạn rất dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng. Gan vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, là kho dự trữ của rất nhiều chất cũng là trung tâm chuyển hóa chất quan trọng. Vì vậy, gan...