6 người trong một gia đình nổi tiếng lần lượt phát hiện ung thư: BS cảnh báo 5 loại ung thư di truyền, một người mắc thì cả nhà cần khám sớm
Theo bác sĩ Xie Fang, phó khoa Ung bướu của Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có 5 loại ung thư dễ di truyền nhất đó là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư vòm họng.
Ung thư là căn bệnh không có tính truyền nhiễm cao. Dù vậy, nó vẫn là một căn bệnh có tính di truyền. Nghĩa là nếu một người thân gần gũi như bố mẹ, anh em ruột mắc loại ung thư này thì khả năng người còn lại cũng có thể mắc bệnh.
Một ví dụ điển hình có thể nói đến một gia tộc vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc thời cận đại đó là gia tộc họ Tống. Trong đó, bà Tống Mỹ Linh (vợ của Tưởng Giới Thạch) đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi 40 tuổi.
Đáng nói, trong gia đình nổi tiếng của bà có nhiều người cũng là nạn nhân của căn bệnh này. Cha mẹ của bà là ông Tống Gia Thụ, bà Nghê Quế Trân đã qua đời vì ung thư dạ dày. Sau đó, các chị em của bà bao gồm: Chị cả Tống Ái Linh, chị gái thứ 2 Tống Khánh Linh, em út Tống Tử Lương cũng đều vì bệnh ung thư mà chết.
3 chị em nhà họ Tống.
Năm 2016, Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã công bố một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard (Mỹ) kết hợp với các nhà nghiên cứu Đan Mạch và Phần Lan. Kết quả cho thấy có ít nhất 22 loại ung thư có thể di truyền, nghĩa là truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình. Mỗi loại ung thư lại có mức độ di truyền khác nhau,
5 loại ung thư này dễ di truyền nhất
Theo bác sĩ Xie Fang, phó khoa Ung bướu của Bệnh viện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, có 5 loại ung thư dễ di truyền nhất đó là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư vòm họng.
Cụ thể như sau:
1. Ung thư gan
Theo bác sĩ Xie Fang, nếu cha mẹ được phát hiện mắc bệnh ung thư gan, con cái họ có thể là đối tượng cần phải phòng ngừa cẩn thận nhất bởi vì virus viêm gan B và C là nguyên nhân hàng đầu gây ra loại ung thư này. Trong khi đó, loại virus này có thể truyền nhiễm trong gia đình.
Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện dù hiện tại có đang khỏe mạnh hay không.
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc ung thư gan, con cái nên đi kiểm tra chức năng gan toàn diện.
Ngoài ra, không nên ăn dưa cải lên men, sữa đậu nành, thực phẩm bị mốc, thực phẩm mọc mầm như giá đỗ và khoai tây nảy mầm… Nếu đột nhiên bạn giảm cân không rõ nguyên nhân, mắt thâm quầng, mệt mỏi thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ung thư gan kịp thời.
2. Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư có xu hướng di truyền rõ ràng, đặc biệt là khả năng di truyền giữa các thành viên gia đình ngay lập tức. Theo bác sĩ Xie Fang, nếu gia đình có mẹ bị ung thư vú thì con gái có nguy cơ mắc loại ung thư này cao gấp 2-3 lần so với những phụ nữ khác.
Những người phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú nên tự kiểm tra vú tại nhà từ năm 20 tuổi, đặc biệt là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Nên tiến hành kiểm tra sức khỏe vú định kỳ. Ngoài ra, nhóm phụ nữ này nên sinh con sớm (trước 30 tuổi) và cho con bú. Ở tuổi mãn kinh, họ không nên sử dụng thuốc có chứa thành phần estrogen để giảm thiểu các yếu tố gây bệnh.
Video đang HOT
3. Ung thư vòm họng
Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô vòm họng có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Theo các bác sĩ ung thư: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng nên thường xuyên kiểm tra virus Epstein – Barr.
Chế độ ăn uống cần chú ý để tránh ăn thực phẩm bảo quản (rau ngâm, cá muối) vì ăn thực phẩm bảo quản thường xuyên sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vòm họng từ 2 đến 7 lần. Đồng thời, phải từ bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động…
Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, nổi hạch cổ không rõ nguyên nhân, tràn dịch tai giữa… thì hãy làm các xét nghiệm mũi họng càng sớm càng tốt.
4. Ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày thật sự có tính di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.
Các bác sĩ ung bướu cho rằng ung thư dạ dày có dấu hiệu ban đầu không rõ ràng, nên chỉ bằng cách nội soi dạ dày thường xuyên thì mới có thể phát hiện ung thư sớm.
Nếu trong gia đình có ít nhất 2 người bị ung thư dạ dày, một trong số đó dưới 50 tuổi thì đó chính là ung thư dạ dày di truyền.
Thành viên gia đình của những bệnh nhân này có thể ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, vì lượng lớn vitamin C và vitamin E có thể ngăn ngừa sự hình thành các chất gây ung thư. Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng trên, đầy bụng và giảm cân không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện sớm để chẩn đoán.
5. Ung thư ruột
20%-30% bệnh nhân ung thư ruột là do yếu tố di truyền, hầu hết được phát triển từ polyp đại tràng. Nếu cha mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ có nguy cơ mắc ung thư này cao hơn 50%.
Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu một thành viên trong gia đình bị mắc bệnh ung thư ruột thì tất cả thành viên còn lại đều phải đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ mỗi năm.
Để phòng bệnh hiệu quả, tất cả các thành viên đều cần thay đổi thói quen ăn uống đó là: Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo và giàu protein. Thường xuyên tập thể dục và duy trì giấc ngủ ngon.
Các bác sĩ ung thư đề nghị rằng nếu một thành viên trong gia đình bị mắc bệnh ung thư ruột thì tất cả thành viên còn lại đều phải đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ mỗi năm.
Sau 45 tuổi, nội soi ruột cần được thực hiện đều đặn 1-3 năm/lần. Nếu phân của bạn xuất hiện máu, phân nhầy và gây đau bụng, bạn nên nhanh chóng xác định nguyên nhân.
Cuối cùng, ngoài di truyền, ung thư còn liên quan đến lối sống, môi trường và cảm xúc. Ngoài yếu tố di truyền, mỗi người đều cần phải có ý thức phòng chống bệnh tật trước khi tế bào ung thư tìm đến “tấn công” mình.
Bất luận nam hay nữ, nếu cơ thể xuất hiện "2 đau - 1 nhiều" cần lập tức đi khám đề phòng ung thư ruột
Ung thư ruột là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các loại ung thư hiện nay. Bất luận là nam hay nữ, hằng ngày cần theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đi khám và chữa trị kịp thời,
Ung thư ruột là việc gia tăng không kiểm soát của tế bào trong đường ruột. Nó thường được hình thành từ một polyp đường ruột. Nếu không được phát hiện kịp thời, polyp này có thể phát triển, tăng kích thước, gây tổn thương lớp niêm mạc và lớp mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư.
Trên trang QQ chia sẻ trường hợp một người đàn ông Trung Quốc mang họ Lý 53 tuổi (giấu danh tính) bị đau quặn bụng vào lúc nửa đêm được gia đình đưa tới bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện một khối u trong đường ruột của ông Lý, các bác sĩ đã kết luận rằng khối u của ông Lý đã di căn vào giai đoạn cuối.
Đối mặt với kết quả này, ông Lý không thể chấp nhận hiện thực vì cho rằng mình mới chỉ 53 tuổi, độ tuổi quá trẻ để đối diện với "án tử" của căn bệnh ung thư.
Được biết, ông Lý làm nghề lái taxi gia đình, thời gian lái xe cũng không cố định. Vì muốn kiếm tiền nên ông Lý không tìm người thay ca và đều tự mình lái xe. Hơn 20 năm làm nghề lái taxi, ông Lý ăn uống không đúng giờ, thời gian vận động cũng ít. Ông đã mắc phải các bệnh nghề nghiệp như thoái hoá đốt sống cổ và thắt lưng, bệnh đường tiêu hoá, bệnh trĩ.
Trong nửa năm trở lại đây, ông Lý thường xuyên bị trướng bụng, thỉnh thoảng đi ngoài ra máu. Ông vốn tưởng những triệu chứng này do bệnh trĩ gây ra nên không chú ý, nhưng không ngờ cuối cùng lại trở thành ung thư ruột giai đoạn cuối.
Những năm gần đây, số người mắc ung thư ruột tăng lên đáng kể. Điều này có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt thường ngày. Cũng giống như căn bệnh ung thư ruột của ông Lý không thể không liên quan đến nghề nghiệp của ông.
Tài xế taxi và tài xế xe buýt đường dài thường có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, đây chính là rủi ro do nghề nghiệp mang lại mà họ phải đối mặt.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sau khi ăn cơm nếu không vận động hoặc vận động quá ít sẽ khiến thành ruột nhu động chậm, làm kéo dài thời gian dừng của các chất độc trong đường ruột dẫn đến tăng nguy cơ gây ung thư ruột.
Ngoài ra, những người lái xe do thời gian ngồi trên xe nhiều còn dẫn đến khả năng suy giảm miễn dịch, khả năng điều tiết trong đường ruột thất thường làm tổn thương đến đường ruột.
Bác sĩ điều trị cho ông Lý cho biết thêm rằng, nếu cơ thể con người xuất hiện "2 đau - 1 nhiều" dưới đây thì cần ngay lập tức đi khám để được tư vấn kịp thời.
1. Đau bụng
Đau bụng thường là hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống, bởi vậy nên có rất nhiều người chủ quan khi đau bụng. Rất nhiều người, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hoá kém, chỉ cần một chút vấn đề nhỏ trong ăn uống có thể dẫn đến đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.
Những cơn đau bụng dai dẳng, luôn có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không thể đi được.
Nhưng nếu tình trạng đau bụng dai dẳng và luôn có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không thể đi được. Lúc này rất có thể đường ruột đã chuyển sang giai đoạn ung thư, khi khối u mở rộng hơn nó sẽ từ những cơn đau không rõ ràng ban đầu chuyển sang đau âm ỉ thậm chí là đau quặn bụng.
Bởi vậy nên chúng ta không nên bỏ qua những cơn đau bụng, cần lắng nghe cơ thể để đi khám và kiểm tra kịp thời.
2. Đau hậu môn
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Trực tràng ở sát với hậu môn, nếu trực tràng bị ung thư thì thường sẽ gây đau hậu môn. Trường hợp này rất nhiều người cho rằng đây là bệnh trĩ, nếu bạn không thể chẩn đoán chính xác thì nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám cho bạn.
3. Đại tiện nhiều hơn
Ung thư ruột giai đoạn sớm dễ dẫn đến hiện tượng nhu động ruột bất thường. Phổ biến nhất là số lần đi đại tiện đột nhiên tăng lên, thường xuyên tiêu chảy, có thể táo bón hoặc thậm chí là tiêu chảy và táo bón đan xen nhau.
Số lần đi đại tiện đột nhiên tăng lên, thường xuyên tiêu chảy, có thể táo bón hoặc thậm chí là tiêu chảy và táo bón đan xen nhau.
Lúc này bạn nhất định phải cảnh giác, vì khi ung thư ruột ác hoá sẽ gây nên hiện tượng này.
Để duy trì sự khoẻ mạnh cho đường ruột, trong cuộc sống thường ngày bạn nên duy trì "3 ít - 3 kiên trì" dưới đây:
1. Ăn ít đồ chiên rán
Ăn quá nhiều đồ chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Đặc biệt là các loại thịt khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm các protein và axit amin bị nhiệt phân tạo ra hợp chất hoá học gây ung thư đường ruột.
2. Ăn ít đồ nướng
Nướng thức ăn sẽ làm phá huỷ các chất dinh dưỡng vốn có gây ra sự suy giảm protein và tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene.
Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này cũng làm tăng gánh nặng đường tiêu hoá, gây táo bón, đau bụng thậm chí là ung thư.
3. Ăn ít các loại thức ăn cay nồng
Các món lẩu cay rất dễ gây kích thích đường ruột, làm tăng gánh nặng trong ruột dẫn đến tiêu chảy, nặng hơn là ung thư đường ruột.
4. Kiên trì uống nước
Có vẻ như khó tin rằng, chỉ một việc đơn giản là uống nhiều nước có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Nước làm loãng bớt và làm tăng tốc độ loại bỏ những chất độc, chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Mất nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các enzyme cần thiết trong cơ chế loại bỏ chất độc và trong hệ miễn dịch.
Nước làm loãng bớt và làm tăng tốc độ loại bỏ những chất độc, chất gây ung thư ra khỏi cơ thể.
5. Kiên trì tập thể dục
Tập thể dục mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người bị chứng táo bón. Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cải thiện sự lưu thông trong đường ruột và kích thích sản sinh ra enzym giúp đường ruột hoạt động đúng theo quy trình.
6. Kiên trì khám sức khoẻ định kỳ
Đương nhiên việc thăm khám sức khỏe định kỳ luôn là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng và phát hiện sớm các bệnh lý đường ruột.
Bạn có nguy cơ mắc loại ung thư nào cao nhất? Lối sống, môi trường làm việc, bệnh nền, tiền sử bệnh lý trong gia đình là những yếu tố mang tính quyết định đến nguy cơ mắc ung thư của một người. Ung thư dạ dày Bước sang độ tuổi 50, chức năng miễn dịch bắt đầu suy giảm nên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Bên cạnh đó, việc...