6% người TP HCM sẽ được tiêm vaccine sau 7 ngày
Với 944.000 liều vaccine Covid-19 đã nhận được, TP HCM dự kiến khoảng 6% dân số được tiêm vaccine sau chiến dịch đang diễn ra tuần này.
Tại cuộc họp về chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trưa 21/6, phó chủ tịch UBND Dương Anh Đức cho biết đợt tiêm chủng này thành phố sử dụng vaccine AstraZeneca trong số một triệu liều Nhật Bản tặng Việt Nam.
Trong đó, thành phố đã nhận được 836.000 liều, gồm 30.000 liều giao Bộ Quốc phòng để tiêm cho lực lượng vũ trang, 20.000 liều được chỉ định cho lực lượng công an, trong đó 18.000 liều cho Công an TP.HCM, 2.000 còn lại được tiêm cho người thuộc Bộ Công an đóng trên địa bàn.
Như vậy, đợt này, TP HCM được giao nhiệm vụ tiêm hơn 804.000 liều vaccine bắt đầu từ ngày 19/6. Từ chiều nay sẽ chính thức triển khai tiêm đại trà. Ông Đức hy vọng chiến dịch triển khai đúng như kế hoạch 5 ngày, thời gian còn lại khoảng 1,5 ngày dành để tiêm vét.
Tại cuộc họp, phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết đến nay, thành phố đã nhận tổng cộng 4 đợt vaccine Covid-19 với tổng 944.000 liều. Khi xong đợt này, khoảng 6% dân số TP HCM được tiêm chủng ngừa Covid-19.
Theo ông Nam, thành phố cần có khoảng 14 triệu liều vaccine, để tiêm đủ hai mũi cho mỗi người. Do đó, thành phố vẫn đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine để tiếp cận các nguồn vaccine khác. Việc đàm phán đang có nhiều thuận lợi, hy vọng đầu quý 3 sẽ có kết quả.
Video đang HOT
“Thành phố sẽ nỗ lực hết sức để có đủ vaccine tiêm cho 2/3 người dân thành phố, tương đương 7 triệu người trong năm nay”, phó giám đốc Sở Y tế cho biết.
Sở Y tế đã bố trí 946 đội tiêm và 59 đội dự phòng. Mỗi đội tiêm được Bộ Y tế và Sở tập huấn kỹ về công tác an toàn tiêm chủng. Ngoài ra, ngành y tế tập huấn cho hơn 4.000 đoàn viên thanh niên để hướng dẫn, sắp xếp, bố trí cho người tiêm chủng giãn cách an toàn. Đội ngũ y tế khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm triển khai chặt chẽ. Lực lượng xe cứu thương và ê kíp cấp cứu luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận, vận chuyển trường hợp có phản vệ đến bệnh viện gần nhất để điều trị.
Đặc biệt, phó giám đốc Sở Y tế khẳng định, nếu người tiêm gặp phản ứng dị ứng, phản vệ, sẽ được chuyển đến đơn vị điều trị tốt nhất, với phác đồ và điều kiện điều trị tốt nhất. Người tiêm sẽ được hưởng toàn bộ chế độ chi trả của bảo hiểm y tế.
Đợt tiêm chủng thần tốc đợt này tại TP HCM bắt đầu ngày 19/6 tại điểm tiêm đầu tiên tại khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, sử dụng vaccine AstraZeneca do Nhật Bản tài trợ. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tìm ra nguyên nhân gây cục máu đông sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Nhóm chuyên gia tại Đức và Na Uy kết luận, vaccine này tạo ra một loại kháng thể có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, hình thành các cục máu đông trong não.
Đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của Đức đưa tin các nhà nghiên cứu tại quốc gia này đã tìm ra nguyên nhân gây các cục máu đông bất thường ở người tiêm vaccine COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Theo DW , cuộc điều tra do nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Greifswald, Cơ quan quản lý y tế Paul Ehrlich Institute (PEI), một số bác sĩ tại Áo, thực hiện. Áo là quốc gia từng ghi nhận một y tá tử vong vì huyết khối trong não bất thường sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập do các chuyên gia tại Na Uy thực hiện cũng đã hé mở nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên.
Cả hai nhóm nghiên cứu phát hiện vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch, khiến máu trong não đông lại. Hầu hết người bị ảnh hưởng là phụ nữ dưới 55 tuổi. Họ nhận được chẩn đoán có huyết khối xoang tĩnh mạch não. Theo The Wall Street Journal, vấn đề này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ người được tiêm vaccine Covid-19.
Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm phòng vaccine của AstraZeneca sau tuyên bố an toàn từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu. (Ảnh: Getty Images)
Giáo sư huyết khối học Pl André Holme, Bệnh viện Đại học Oslo, người đứng đầu cuộc điều tra về các trường hợp ở Na Uy, cho biết nhóm của ông đã xác định một loại kháng thể do vaccine tạo ra là thủ phạm gây nên những bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, ông không loại trừ mối liên quan giữa vaccine COVID-19 với những người có phản ứng miễn dịch mà Na Uy đã ghi nhận trong thời gian vừa qua.
Nhóm chuyên gia tại Đức cũng có kết luận tương tự. Quốc gia này ghi nhận 13 trường hợp bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong tổng số 1,6 triệu người dân được tiêm chủng. Trong đó, 12 nạn nhân là nữ, 3 trường hợp đã tử vong.
Nhóm tác giả tại Đức thông tin nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau đầu liên tục, chóng mặt, giảm thị lực kéo dài hơn 3 ngày sau tiêm vaccine cần được kiểm tra y tế. Các phát hiện của họ đang chờ Viện Paul-Ehrlich xem xét và công bố trên tạp chí y khoa.
Giáo sư Andreas Greinacher, Bệnh viện Đại học Greifswald, cho rằng điều này không có nghĩa chúng ta nên từ chối tiêm vaccine. Bởi "rất ít người gặp phải biến chứng này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi vẫn có cách điều trị cho bệnh nhân", ông nói trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/3.
Trước đó, hàng loạt quốc gia tại Liên minh châu Âu tạm dừng kế hoạch tiêm phòng vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau một số báo cáo về cục máu đông bất thường. Ngày 18/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuyên bố không có bằng chứng cho thấy vaccine liên quan những trường hợp đã ghi nhận. Họ cũng khẳng định lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro. Do đó, Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm chủng của mình.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19 Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca. Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca. Các tỉnh,...