6 ngày nữa hết thời hạn giải quyết vụ bé gái bị “nựng” trong thang máy: Sự hời hợt của đám đông cuồng nộ và lời xin lỗi bị bỏ quên
14 ngày qua, dư luận từ chỗ bức xúc dường như đã bắt đầu xao nhãng bởi những tin tức nóng khác, nhưng dù cộng đồng mạng nhanh quên, chúng ta vẫn rất cần một lời xin lỗi.
Chiều ngày 2/4/2019, đoạn clip dài 58 giây ghi lại hình ảnh nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh ôm ghì lấy một bé gái 7 tuổi, hôn tới tấp vào miệng bé lập tức tạo nên một cơn đại địa chấn trên mạng xã hội. Ơ kìa, vụ tấn công tình dục “giá” 200 nghìn ở Hà Nội chỉ chưa kịp lắng xuống, thế mà vụ thứ 2 đã xuất hiện, tính chất còn nghiêm trọng hơn vụ đầu tiên gấp bội lần.
Như đám cháy đổ thêm (rất nhiều) dầu, cơn cuồng nộ của cư dân mạng sau khi clip bé gái bị ôm hôn xuất hiện đã đạt tới đỉnh. Bên cạnh hàng ngàn bài báo lớn nhỏ, người người, nhà nhà đều chia sẻ đoạn clip với những lời sắt đá dành cho kẻ có hành vi ấu dâm. Các bậc làm cha, làm mẹ, những người quan tâm đến vấn đề xã hội, các nghệ sĩ… tất thảy đều lên tiếng đòi phải xử vụ này thật nghiêm để đòi quyền an toàn cho trẻ em, phụ nữ.
Cứ ngỡ cơn sóng thần phẫn nộ của xã hội và cộng đồng mạng ấy hẳn sẽ làm nên vài điều ra gì và này nọ lắm. Chẳng hạn gia đình em bé từ chỗ đồng ý hòa giải để tìm cho con mình sự bình yên, đã quyết định tố giác. Ấy thế mà, thông tin về vụ việc cứ thưa thớt dần trên cả báo chí và mạng xã hội. Cho đến giờ, vụ việc gần như rơi vào thinh không sau hàng loạt tin nóng dồn dập mỗi ngày.
14 ngày kể từ khi vụ việc xảy ra, những hô hào đầy khí thế dần xẹp như bong bóng xà phòng. Những hình ảnh kinh hoàng trong thang máy chung cư ở Sài Gòn dường như đã nhạt màu trước hàng loạt thông tin hot khác, như những cơn sóng ồ ạt ập vào cư dân mạng. Cư dân mạng lại bị cuốn vào những vụ việc mới hơn, “hấp dẫn” hơn như vụ cháy ở Nam Từ Liêm hay đoạn clip nóng của một hot girl chẳng hạn.
Nhiều người chắc hẳn đã chép miệng bỏ qua, ừ thì đó đâu phải việc nhà mình mà cần phải quan tâm nhiều. Hoặc họ đã quên rằng có một em bé đã phải chịu sự xâm phạm thân thể đáng ghê tởm, bởi một cái miệng nồng mùi bia xông vào hôn lên miệng em, một bàn tay vừa kẹp chặt cổ em vừa sờ mó, một bàn tay khác rơi vào chỗ khuất của camera, và “chất lượng clip thấp” nên chẳng biết có đủ chứng lý để khởi tố tội dâm ô trẻ em hay không!
Tất nhiên cũng chẳng thể trách cứ cư dân mạng. Cư dân mạng là tất cả nhưng chẳng là ai. Mạng xã hội vốn là ảo để người ta bày tỏ suy nghĩ của mình một cách nhanh gọn, nhưng lại chẳng có gì có thể trói buộc hay buộc người ta trước sau như một, theo tận cùng đến bức xúc mình sẻ chia. Cuộc sống mà, mỗi ngày có đến bao nhiêu cái bức xúc, cái nào cũng giữ mãi trong lòng, cái nào cũng quyết liệt và theo đến tận cùng thì sức đâu? Hơn cả, những hỉ nộ ái ố lại vốn là cảm xúc cá nhân. Lúc yêu, lúc ghét là chuyện thường. Bức xúc thì bức xúc đấy, nhưng rốt cuộc, ngay lập tức thì chúng cũng chưa ảnh hưởng đến mình kia mà.
Chỉ có điều 14 ngày trôi qua ấy, khi thái độ của cộng đồng mạng với vụ cưỡng hôn trong thang máy vẫn lúc nóng khi lạnh lại có 2 vụ dâm ô khác diễn ra. Một vụ mới cách đây chưa đầy 1 tuần, 2 bé gái khác đang vui chơi ngoài công viên gần nhà, một bé bị dâm ô, một bé bị tấn công tình dục, bị hiếp dâm trên cầu trượt, đã hét lên đầy đau đớn và bỏ chạy để thoát thân. Kẻ thủ ác, may thay, bị bắt ngay sau đó.
1 vụ khác là 1 bé gái 10 tuổi đã bị phụ huynh của một học sinh cùng trường với em tấn công, hôn hít, sờ mó khắp người ngay trong trường. Em bé đã cố thoát, và người đàn ông ấy tiếp tục chạy theo và có hành vi sàm sỡ với bé.
Video đang HOT
2 vụ này, cộng đồng mạng ít sục sôi đòi cho ra ngô ra khoai. Chỉ có điều, không phải vì thế mà nỗi đau hay sự ám ảnh của những cô bé con kia ít hơn của bé gái 7 tuổi bị “cưng nựng” trong thang máy.
Những người có chút hiểu biết về pháp luật đều hiểu, không dễ để bỏ tù ai đó khi chứng lý để khởi tố vụ án chưa rõ ràng. Và khi chưa được khởi tố, “nghi phạm” vẫn là một công dân bình thường, được bảo vệ đủ mọi quyền trước pháp luật. Nhưng kể cả với người không nắm chắc luật, ai cũng biết dâm ô, xâm hại trẻ em là một tội ác không thể dung thứ, và nếu không được xử lý nghiêm, nó sẽ làm băng hoại đạo đức xã hội.
Nhưng tại sao sau 14 ngày, đến bây giờ, chúng ta vẫn không có câu trả lời?
Nguyễn Hữu Linh, người đàn ông từng có chức, có quyền trong ngành luật, hiện đang ở trong đoàn luật sư Đà Nẵng đã nói về hành vi của mình trong thang máy: Thấy em bé dễ thương nên tôi nựng bé thôi! Gã phụ huynh đã làm cô bé lớp 4 hoảng sợ đến mức phải nghỉ học cũng nói y hệt vậy.
Khoan bàn đến việc những cái “nựng”, cái “hôn nhẹ” ấy có đủ để kết tội những gã đàn ông kia có hành động dâm ô trẻ em hay không. (Trong luật quy định dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân, tức là phải thỏa mãn 2 yếu tố: có hành vi kích dục và cố ý để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
Hành vi kích dục, sờ mó vào vùng nhạy cảm (đặc biệt là bộ phận sinh dục) thì do “chất lượng clip kém” nên không nhìn rõ là có hay không, mục đích là thỏa mãn dục vọng cá nhân thì chỉ một mình ông ta biết; còn chuyện cố ý, ông ta đã phủ nhận.) Cứ cho là, việc rung động trước sự hồn nhiên đáng yêu của một em bé là trong sáng, thì ai cho phép họ cái quyền hôn hít, sờ mó thân thể các bé – những người hoàn toàn không có quan hệ quen biết hay máu mủ gì?
Đừng quên, các em bé không thoải mái, thậm chí sợ hãi, hoảng loạn sau sự việc. Cô bé trong thang máy đã bỏ chạy vội vã đến suýt ngã khi thoát ra khỏi nơi tưởng như an toàn đó. Và em bé bị sờ mó ở trường đã sợ hãi đến mức phải tạm nghỉ học.
Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp thì thời hạn không quá 2 tháng. Sau đó, nếu chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh thì có thể gia hạn thêm 1 lần nữa nhưng không được quá 02 tháng. (Theo Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017/ TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).
Như vậy, nếu vụ án không có nhiều tình tiết phức tạp thì chỉ còn 6 ngày nữa là tất cả sẽ biết, vụ án có được khởi tố hay không.
Đám đông phẫn nộ không có quyền và chức năng xác định ông Linh có phạm tội hay không. Nhưng có một điều mà chắc rằng ai cũng muốn hỏi: Chẳng lẽ, không đủ chứng cứ để khởi tố vụ án, thì vụ việc cứ thế trôi qua, như bao nhiêu tin tức khác đến và đi mỗi ngày? Hay liệu chúng ta sẽ phải chờ đến đủ 4 tháng để biết xem vụ việc rút cục sẽ đi về đâu?
Đương nhiên, chúng ta đang không sống trong thời trung cổ, mà khi ai đó bị cộng đồng cho là có tội (lắm lúc cũng oan sai) sẽ bị ném đá, treo cổ. Chúng ta cũng không nên cổ súy việc ai đó xịt sơn đen, ném chất bẩn vào nhà ông Linh, đó là cách ứng xử lệch chuẩn pháp luật. Nhưng chúng ta cũng có quyền đòi hỏi một câu trả lời, hoặc ít ra là một động thái phản ứng nhanh của cơ quan chức năng, nhanh như khi họ trích xuất camera hòng tìm ra người xịt sơn lên cửa sắt, nhanh như khi người nhà ông Linh gỡ bỏ biển số nhà 30 và xóa bỏ chữ “Ấ dâm” mà ai đó sơn lên cửa chứ?
Kể cả ông Linh kia khai thật, rằng ông ta không có ý dâm ô em bé, rằng chỉ vì thấy em bé quá xinh nên ông ta ôm hôn bé với một động cơ trong sáng. Rằng việc ông ta ở lì trong phòng căn hộ của người nhà mình suốt đêm, dù ban quản lý đã đến gõ cửa mời ra làm việc bất thành, phải cắt điện để ông ta lộ diện không phải là vì biết hành vi ghê tởm của mình đã bại lộ… thì với sự sợ hãi của em bé ấy, với sự phẫn nộ của cộng đồng, với sự không đúng mực trong ứng xử của một người lớn và am hiểu pháp luật, không có một lời xin lỗi nào được đưa ra ư?
Cộng đồng mạng có thể nhanh quên nhưng những người đã từng là nạn nhân của ấu dâm, từng sợ hãi trước những cái sờ mó, hôn hít “nựng nịu” từ người khác, và tin rằng, cả em bé trong thang máy nữa, không thể quên. Cư dân mạng có thể bị xao nhãng bởi những clip 5 phút, clip 9 phút, thông tin anh này cặp với chị kia, chị kia đánh ghen chị nọ, nhưng tất cả chúng ta không được phép quên rằng, chúng ta và những đứa trẻ cần một môi trường an toàn để sống.
Dù ông Nguyễn Hữu Linh có thực sự “vô tình” và “trong sáng” như lời khai, dù vụ án không đủ cơ sở để khởi tố, ông ta vẫn nợ nạn nhân và tất cả chúng ta quyền an toàn cùng lời xin lỗi công khai, trước ánh sáng.
Theo Hà Trang
Helino
Cần thiết bắt giam nguyên Phó Viện trưởng VKSND có hành vi "sàm sỡ" bé gái!
Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng VKSND vừa bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú do đã "sàm sỡ" một bé gái. Tuy nhiên, theo chuyên gia pháp lý, cần bắt giam ông Linh để phục vụ công tác điều tra.
Chiều ngày 22/4, VKSND quận 4 (TP.HCM) đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP.Đà Nẵng) về hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Ông Linh chính là người đàn ông "sàm sỡ" bé gái trong thang máy ở chung cư thuộc quân 4 khiến dư luận rất bức xúc trong những ngày qua.
Nhiều ý kiến cho rằng, ngay từ đầu ông Linh đã không thành khẩn, ngoan cố, bản thân lại là người hiểu biết pháp luật... vì vậy cần thay đổi biện pháp ngăn chặn từ cấm đi khỏi nơi cư trú sang biện pháp bắt để tạm giam.
Xung quanh vấn đề này, báo Người Đưa Tin đã trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, nguyên điều tra viên cao cấp của Công an TP.Hà Nội để ghi nhận những phân tích dưới góc độ pháp lý.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nói: "Hiện nay, cũng có quan điểm cho rằng, hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh thuộc tội ít nghiêm trọng và ông Linh có địa chỉ rõ ràng, chưa có tiền án, tiền sự... Đây là lý do để cho ông Linh được tại ngoại.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thứ nhất, mặc dù hành vi của ông Linh nếu là khoản 1 tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, hình phạt cao nhất tới 3 năm tù, thuộc hành vi ít nghiêm trọng, ông Linh có địa chỉ rõ ràng nhưng địa chỉ của ông Linh lại ở tỉnh ngoài nơi cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, cách mấy trăm cây số.
Vấn đề đó sẽ gây ảnh hưởng tới việc đảm bảo sự có mặt của ông Linh trong hoạt động điều tra. Khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu ông Linh có mặt để phục vụ công tác điều tra thì việc bị can ở quá xa sẽ có ảnh hưởng, cản trở nhất định cho hoạt động điều tra".
Ông Nguyễn Hữu Linh khi còn đương chức (ảnh bên phải) và hình ảnh ông Linh "sàm sỡ" bé gái trong thang máy.
Vị Thượng tá phân tích thêm: "Còn về lập luận cho rằng, ông Linh chưa có tiền án, tiền sự thì tôi lại thấy như sau: Ông Linh là người rất hiểu biết pháp luật. Thế nhưng, đến giờ phút này, ông Linh vẫn chưa thành khẩn, vẫn quanh co chối tội.
Vậy thì không có cơ sở nào để đảm bảo rằng, ông Linh sẽ không lợi dụng trình độ hiểu biết pháp luật của mình để gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử".
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng: "Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn cả hành vi phạm tội và ngăn chặn các hành vi đối phó, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
Bản thân ông Linh chưa nhận tội, thái độ vẫn ngoan cố, ông Linh vẫn chưa nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật mà lại cho ông Linh tại ngoại thì lấy gì để đảm bảo rằng, ông Linh sẽ không tiếp tục lặp lại hành vi phạm tội nếu như có điều kiện?
Tức là việc áp dụng biện pháp cho tại ngoại đối với ông Linh chưa đáp ứng được yêu cầu, mục đích về ngăn chặn tội phạm có thể diễn ra tiếp".
Vị cán bộ nguyên là điều tra viên cao cấp cũng cho biết: "Trên thực tế, đã có những trường hợp bị can chưa thành khẩn nhận tội, nếu như để bị can ở ngoài thì sẽ có điều kiện để gây ra khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra.
Ví dụ như, khi gia đình nạn nhân chưa thông suốt việc xử lý, bị can có thể lợi dụng quan hệ, tiền bạc để mua chuộc nhân chứng, bị hại. Đó là những tình huống có thể xảy ra".
Từ những phân tích trên, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nêu quan điểm: "Chính vì những lập luận trên, tôi cho rằng, trong trường hợp ông Linh thì việc áp dụng biện pháp tạm giam là thỏa đáng và cần thiết.
Về góc độ luật pháp, bây giờ cơ quan tố tụng chưa áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam, thế nhưng không có nghĩa là từ giờ cho đến khi kết thúc việc điều tra, truy tố, xét xử không thể thay đổi việc cấm đi khỏi nơi cư trú bằng biện pháp tạm giam.
Giả sử, nếu có các tình tiết như ông Linh có khả năng tiếp tục phạm tội, ví dụ, người ta phát hiện thêm ông Linh có hành vi vi phạm khác, không cứ phải dâm ô nữa, hoặc ông Linh không có mặt tại cơ quan tố tụng khi có yêu cầu mà không có lý do chính đáng; hoặc ông Linh vi phạm các quy định về cấm đi khỏi nơi cư trú, hoặc có bằng chứng chứng tỏ ông Linh gây khó khăn cản trở cho hoạt động điều tra như khống chế, đe dọa người làm chứng, bị hại, có biểu hiện bỏ trốn, hoặc có tài liệu thể hiện ông Linh tìm cách tiêu hủy, làm giả chứng cứ... thì trong những trường hợp đó, nếu xét thấy cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thay đổi biện pháp từ cấm đi khỏi nơi cứ sang biện pháp bắt để tạm giam.
Như vậy, không có nghĩa là bây giờ đang áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì ông Linh có thể "ung dung" mà chờ đến khi kết thúc vụ án. Các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn toàn có thể ra các quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp bắt tạm giam".
Khởi tố Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô với người dưới 16 tuổi Ngày 21-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 (TP.HCM) cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, ngụ TP.Đà Nẵng, nguyên Viện phó Viện KSND TP.Đà Nẵng) về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi. Gần 20 ngày kể từ khi vụ việc được phát tán và...