6 món nước hợp với cuối tuần se lạnh
Món nước nào cũng dễ làm lại đặc biệt thơm ngon, nóng hổi, thích hợp để thưởng thức trong ngày cuối tuần se lạnh.
BÚN RIÊU CUA
Nguyên liệu:
- 500 gram cua đồng
- 1 kg bún
- 3 bìa đậu
- 200 g giò sống
- Rau rút (nếu thích)
- 3-4 quả cà chua
- Giấm bỗng, khế chua
- 1 chút mắm tôm – Hành tím, hành lá, rau mùi
- Rau sống: hoa chuối, xà lách, kinh giới, húng
- Hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, đường, dầu ăn
Cách nấu bún riêu cua ngon:
- Cua đồng mang về thêm chút muối xóc mạnh rửa sạch rồi tách mai cua, lấy gạch, phần còn lại đem giã hoặc xay.
- Nếu thích nước cua đặc thì khi giã thêm chút xíu muối, giã cua và lọc lấy nước sẽ ngon hơn khi xay.
- Lọc 2-3 lần lấy nước cua vừa đủ ăn rồi thêm 1 thìa bột canh khuấy nhẹ đặt lên bếp đun lửa vừa đến khi phần nước cua đóng tảng rồi vớt gạch cua ra để riêng.
- Đậu hũ cắt miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rán vàng.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau
- Khế chua rửa sạch thái mỏng.
- Rau rút, rau thơm các loại nhặt sạch rửa và ngâm vào nước có pha chút muối loãng.
- Bắc chảo lên bếp, phi hành tím thái nhỏ lên, đến khi hành có màu vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp, đổ gạch cua vào một bát để riêng.
- Sau đó cho cà chua vào xào sơ. Nếu thích màu nước dùng đẹp bạn có thể thêm 1 thìa bột nghệ.
- Sau khi xào cà chua xong thì đổ vào nồi nước dùng cua, thêm chút giấm bỗng, 1 chút mắm tôm, gia vị vừa miệng rồi đun nhỏ lửa. Tiếp đến viên giò sống thả vào sau đó là đậu phụ.
Thưởng thức:
- Xếp bún đã chần vào bát, bày 5-6 miếng đậu phụ rán, giò sống, thịt cua, hành lá, rau mùi thái nhỏ vào 1 góc, rồi từ từ rưới nước dùng cua lên bát bún, cùng ăn với rau sống, thưởng thức khi còn nóng!
BÚN MỌC DỌC MÙNG
Nguyên liệu:
- Sườn non, xương đuôi, nạc vai xay, giò sống, nấm hương, mộc nhĩ, bún, cà chua, rau thơm, hành củ, hành lá, rau mùi tàu.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Xương rửa sạch cho vào ninh lấy nước.
- Cà chua rửa sạch thái múi cau.
- Hành củ bóc vỏ băm nhỏ.
- Dọc mùng tước vỏ, thái nhỏ bóp với muối, đun sôi nồi nước thả dọc mùng vào chần qua, vớt ra để ráo.
- Dứa thái nhỏ, hành lá và rau mùi tàu thái nhỏ.
Video đang HOT
- Rửa sạch sườn non, trụng qua nước sôi cho hết bụi bẩn và mùi hôi. Rửa sạch, để ráo và ướp với 1 thìa bột nêm và chút hạt tiêu, để ngấm trong 15-20 phút.
Bước 2: Làm mọc
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch thái nhỏ, băm vụn. Trộn với giò sống, thịt xay.
Bước 3: Nấu bún
- Phi thơm hành, cho sườn non vào đảo đều cho săn, đổ nước ninh xương vào. Sườn chín mềm vớt ra.
- Cho mọc vào nồi nước trên, đến khi mọc chín nổi lên thì tiếp tục cho cà chua vào đun.
Khi ăn cho bún ra bát, thêm dọc mùng, sườn, mọc rau mùi tàu, hành lá, chan nước rồi thưởng thức thôi.
BÚN NGAO
Nguyên liệu:
- Ngao: 1,5 kg
- Bún: 1kg
- Cà chua: 150g
- Rau cần: 1 bó
- Rau thơm, ớt, hành củ, chanh, gia vị.
Cách làm:
Ngao mua về ngâm với nước khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch vỏ rồi cho vào nồi, đổ ngập mặt nước rồi luộc ngao đến khi ngao mở miệng thì tắt bếp. Để nước luộc ngao nguội rồi tách lấy thịt bên trong, bỏ vỏ, lọc lấy nước luộc ngao cho sạch cát.
Cà chua thái miếng cau, rau cần rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Rau răm, hành, thì là thái nhỏ. Cho cà chua, hành củ thái lát vào đảo đều tay, khi thấy mùi thơm của hành thì cho thịt ngao vào tiếp tục đảo đều. Thêm chút gia vị cho thịt ngao ngấm. Để sôi khoảng 2 phút, thêm nước luộc ngao vừa lọc ở trên vào. Nếu bạn muốn nhiều nước hơn thì có thể thêm nước lọc. Để lửa vừa cho nước sôi trở lại.
Khi nước sôi thì cho rau cần đã chuẩn bị ở trên vào nhúng qua 1 phút rồi vớt ra bát, tránh để lâu vì rau cần dễ nhừ. Nêm nếm gia vị vừa đủ, sau đó tắt bếp.
Bún chần qua nước sôi, để ráo, cho sẵn vào các bát, xếp cà chua, rau thơm, rau cần lên trên rồi rưới canh ngao lên trên và mời mọi người thưởng thức.
BÚN/PHỞ THỊT NẠC
Chuẩn bị: Thịt nạc thái mỏng, hành khô, dầu ăn, nước mắm, 1 mẩu quế, 1 bông hoa hồi, bún/phở/mì trũ, bánh đa….
Cách nấu:
- Phi thơm hành khô băm nhỏ rồi cho thịt vào xào với chút dầu ăn và nước mắm. Thịt chỉ xào chín tới sẽ mềm ngọt và thơm. Không xào chín luôn sẽ bị khô. Cho thịt ra đĩa.
- Nước thịt trong nồi còn dư thì cho thêm nước lọc vào. Muốn nước dùng thơm thêm 1 củ hành khô nướng thơm, 1 mẩu quế, 1 bông hoa hồi (không có thì bỏ qua). Nêm nếm vừa ăn nhé.
- Bánh phở khô mua về luộc. Món này biến tấu với mì chũ, bánh đa, bún khô đều ngon. Phở luộc chín thì vớt ra, cho vào nồi nước dùng, thêm thịt xào vào, đun sôi một xíu cho thịt chín là xong. Cho phở ra bát, rắc ít hành lá hoặc rau thơm thái nhỏ, ăn nóng.
PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
- Gà ta, xương đuôi, cổ gà, bánh phở, hành tây, hành lá, gừng, rau thơm, lá chanh, bánh phở
Cách làm:
- Thịt gà đem rửa sạch, dùng muối xát xung quanh thân và bên trong bụng gà, xả lại với nước cho sạch hoàn toàn.
- Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh vào, luộc cho đến khi gà chín tới. Không luộc chín quá gà bị nhừ không ngon. Gà chín, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt, rồi thái miếng vừa ăn.
- Nướng hành tây, hành khô, gừng cho thơm.
- Nấu nước dùng: Xương đuôi heo, cổ gà rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ninh nhỏ lửa để nước dùng trong.
- Ninh đến khi xương mềm thì cho nước luộc gà, hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào. Tùy khẩu vị bạn hãy điều chỉnh gia vị như mắm, đường để được nồi nước dùng có vị vừa miệng.
- Lá chanh thái sợi, rau thơm rửa sạch, hành lá thái nhỏ, phần trắng hành lá để nguyên hoặc chẻ nhỏ.
- Bánh phở đem chần nóng rồi chia ra các bát. Sau đó xếp thịt gà đã thái lên trên, rắc lá chanh, hành lá thái nhỏ, thêm phần trắng hành lá chần tái, rồi chan nước dùng. Khi ăn, thưởng thức kèm rau thơm, tương ớt, giấm tỏi nếu thích! Phở gà tự nấu tuy không cầu kỳ nhưng hương vị vô cùng thơm ngon, thanh khiết, đặc biệt nhiệt thịt chẳng hàng quán nào bằng!
BÚN BÒ GIÒ HEO
Nguyên liệu:
- 500g xương bò
- 1 cái móng heo ngon
- 500g thịt bò (chọn phần có gân như nạm bò)
- 200g giò sống
- 300g tiết bò luộc
- 1-2 củ hành tây, hành lá, hoa chuối (nếu thích),
- Rau cải, giá đỗ mỗi thứ vừa đủ để chần ăn kèm bún
- Gia vị: tỏi, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, 1 thìa sa tế, 1 thìa ớt bột, 2 thìa mắm ruốc
- Bún
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế xương, móng heo, thịt bò
- Xương bò rửa sạch, chặt khúc.
- Móng heo chặt khoanh tròn rửa sạch, chần qua nước sôi rồi rửa lại lần nữa cho sạch.
- Thịt bò chọn phần có gân như nạm bò, để miếng rồi rửa sạch
Bước 2: Ninh nước dùng
- Cho thịt bò, xương bò, giò heo vào nồi, đổ ngập nước rồi ninh lấy nước.
- Thỉnh thoảng vớt bọt để nước được trong.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Giò sống trộn với bột canh, hạt tiêu rồi cho ngăn đá khoảng 1-2 tiếng.
- Tiết bò ngoài hàng đã luộc, mua về rửa qua cho sạch rồi chần lại nước sôi sau đó thái miếng vừa ăn.
- Hành thái khúc, rau cải non, giá đỗ, hành tây thái vòng chần qua, nếu thích có thể thêm hoa chuối thái nhỏ.
Bước 4: Nấu bún bò giò heo
- Giò heo mềm vớt ra. Phi tỏi và hành khô rồi xào giò heo với chút nước mắm, hạt tiêu cho ngấm và đậm đà. Thịt bò mềm ta vớt ra để nguội chút rồi thái mỏng.
- Nước dùng chắt bỏ xương, cho vào đó 5 củ sả chẻ mỏng, 1 củ hành khô nướng qua giã dập, 1 mẩu gừng giã dập nướng qua.
- Phi tỏi rồi cho 1 thìa sa tế, 1 thìa nhỏ ớt bột vào xào cho lên màu sau đó cho vào nồi nước.
- Giò sống mang ra, bôi chút dầu vào tay rồi viên thành những viên tròn.
- Thả mọc vào nồi nước, mọc chín nổi lên 1 lúc là vớt ra.
- Mắm ruốc 2 thìa ăn cháo hoà tan với nước, để lắng độ 1 tiếng rồi chắt lấy nước trong cho vào nồi khuấy đều. Nêm nước mắm, bột canh sao cho vừa miệng.
Thưởng thức
- Bún chần nóng, cho vào bát, xếp thịt bò, giò heo, mọc, tiết, hành vào rồi chan nước.
- Bún ăn kèm với hành tây, giá, rau cải, hoa chuối, rau thơm nếu thích. Có thể ăn cùng giò tai là tuỳ ý mọi người nhé.
Chúc các bạn thành công!
Ấm ngoài mát trong với bún riêu cua ngon thiệt là ngon!
Bún riêu cua là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực Việt. Sở dĩ nói như vậy là vì bún riêu cua được chế biến từ những nguyên liệu vô cùng dân giã như cua đồng, mắm tôm, đậu khuôn,...
Món ăn này không phải là cao lương mỹ vị, hiếm có khó tìm nhưng lại thể hiện được cái hồn của làng quê Việt. Đó là sự chân chất, mộc mạc, giản dị nhưng rất tinh tế và nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nét cuốn hút đặc biệt của món bún riêu cua. Hiện nay, bún riêu cua không chỉ là món ngon trong nước, mà còn được biết đến bởi các du khách quốc tế, thậm chí món ăn này còn có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng ở nước ngoài. Và bài viết hôm nay xin hướng dẫn các bạn cách nấu món bún đặc biệt này nhé!
Bún riêu cua là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam ( Ảnh: Internet)
1. Nguyên liệu để nấu bún riêu cua:
- Cua (bạn nên chọn cua đồng cho ngon)
- Trứng gà
- Thịt xay
- Bún tươi
- Tôm khô
- Đậu khuôn (đậu hũ)
- Cà chua, hành lá, hành phi, hành-tỏi băm
- Gia vị: mắm tôm, mắm nước, bột ngọt (mì chính), đường, muối, ớt
2. Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành là và cà chua bạn rửa sạch. Cà chua bạn cắt kiểu múi cau, hành là thái nhỏ.Bạn cho cà chua vào chảo xào với chút dầu ăn và gia vị cho cà chua chín rồi tắt bếp. Lưu ý, không nên để cà chua bị nát.
Xào cà chua để tạo màu hấp dẫn cho nước riêu (Nguồn: internet)
Đậu khuôn rửa qua nước cho sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi đem chiên vàng.
Đậu khuôn cắt miếng vừa ăn rồi chiên vàng ( Nguồn: Internet)
Bạn rửa sạch cua với nước, bóc mai cua để lấy phần gạch cua ra một cái chén và để riêng. Còn lại phần thân cua bạn đem giã hoặc xay nhuyễn với một ít muối. Nếu có nhiều thời gian chuẩn bị hơn thì bạn nên dùng cối để giã cua vì như vậy riêu cua sẽ ngon và béo hơn). Sau khi xay cua xong, bạn cho thịt cua vào một cái tô lớn rồi đổ nước vào để thịt cua hòa vào nước. Dùng rây lọc bớt cặn, sau đó cho nước lẫn thịt cua vào nồi để nấu nước lèo. Bạn nhớ nêm nếm thêm chút muối và bột ngọt rồi khuấy đều, đặt nồi lên bếp và chỉnh lửa vừa. Chú ý: bạn nên khuấy nhẹ tay để riêu cua kết lại và nổi lên trên mặt nước.
Rửa sạch cua rồi bóc mai, tách lấy gạch cua (Nguồn: internet)
Bước 2: Nấu nước lèo
Khi nồi nước lèo sôi, bạn cho cà chua đã xào ở trên vào nồi và nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Bạn có thể cho vào một chút mắm tôm để nước dùng có hương vị đậm đà và đặc trưng.
Cho cà chua đã được xào vào nồi nước để tạo màu (Nguồn: internet)
Bước 3: Làm chả thịt xay với trứng
Bạn rửa sơ tôm khô với nước rồi ngâm với nước ấm cho tôm mềm ra. Sau đó xay thật nhuyễn và đem trộn với thịt xay đã chuẩn bị sẵn. Đập thêm trứng gà cho vào, nêm nếm thêm chút hành, tỏi băm, mắm và bột ngọt. Trộn thật đều tay cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau. Cuối cùng, bạn dùng muỗng múc hỗn hợp cho vào nồi nước riêu đang sôi. Khi chả chín sẽ nổi lên trên mặt nước, lúc này bạn cho đậu khuôn đã chiên trước đó vào luôn nhé.
Trộn đều thịt xay với trứng gà và tôm khô rồi cho từng muỗng chả vào nồi nước riêu (Nguồn: internet)
Bước 4: Xào gạch cua
Bạn đặt một cái chảo lên bếp, khi chảo nóng bạn cho một chút dầu ăn vào rồi phi với hành băn cho thơm. Tiếp đó, bạn đổ phần gạch cua vào rồi đảo đều cho săn lại. Sau đó bạn cho gạch cua vào nồi nước riêu, hoặc bạn cũng có thể chia đều ra từng tô khi ăn.
Xào gạch cua với chút hành băm cho tới khi gạch săn lại (Nguồn: internet)
Bước 5: Chuẩn bị bún và thưởng thức
Bạn lấy bún nhúng qua nước sôi để loại bỏ phần nào vị chua của bún và cũng là cách để làm sạch bún. Sau đó bạn lấy một lượng bún vừa phải cho vào tô, múc một miếng chả thịt xay, vài miếng đậu khuôn và cà chua để lên trên, chan nước riêu cho ngập bún rồi rắc thêm chút hành lá thái nhỏ cùng hành phi có sẵn, vắt một miếng chanh vào rồi dùng nóng.Khi ăn, bạn có thể thêm chút nước mắm đã nấu chín hoặc mắm tôm nếu thấy nhạt miệng; đối với những bạn thích ăn cay thì có thể thêm chút ớt xay, ớt trái.Rau sống bào là món rau không thể thiếu khi ăn bún riêu, bởi vì rau sống là phần quan trọng làm nên nét đặc trưng của món ăn này. Do đó bạn nhớ chuẩn bị chút rau để ăn kèm nhé. Gợi ý cho bạn: rau xà lách, rau sú, giá, tía tô, kinh giới,...
3. Một số lưu ý khi nấu bún riêu cua:
- Khâu quan trọng nhất để có được món bún riêu cua ngon đó là chọn cua. Bạn nên tìm mua cua đồng mà phải là cua cái, lưng có màu vàng ươm, thịt đầy và nhiều gạch. Khi chọn được cua rồi, bạn nên ngâm cua với nước muối và rửa cho thật sạch rồi mới bóc mai cua.
- Ở bước xào gạch cua, bạn chú ý đảo đều tay sao cho gạch không bị nát và gạch cua khi xào có màu vàng sẫm là đạt yêu cầu.
- Bạn có thể nấu bún riêu với huyết heo hoặc trứng cút, đều rất ngon.
- Bột tô bún riêu ngon là phải có đầy đủ vị ngọt đậm, chua và cay; nước riêu có màu vàng sậm đẹp mắt.
- Bún riêu ngon nhất khi ăn nóng và ăn kèm nhiều loại rau sống.
Hy vọng các bạn sẽ nấu được nồi bún riêu cua ưng ý. Chúc cả nhà ngon miệng!
Thực hư tô phở 300.000 đồng và góc nhìn của đầu bếp chuyên món phở Mới đây, cộng đồng ẩm thực lại xôn xao câu chuyện về tô phở gà tại Đà Nẵng có giá bán gần 300.000 đồng. Theo nơi bán, họ dùng nguyên liệu chất lượng và đầu bếp chuyên món phở thì cho rằng cũng hợp lý. Thế nhưng, nhiều người vẫn nói quán bán giá như vậy là quá cao, có dấu hiệu "chặt...