6 món ngon chống ngấy đắt khách sau tết
Các hàng bún cá, miến lươn, bánh đa cua… ở Hà Nội sẽ là lưa chon hơp ly cho những bữa ăn sau tết đầy ắp thịt, mỡ dễ gây chán và ngấy.
Quán nhỏ nằm sâu trong ngõ Trung Yên gần Đinh Liệt phục vụ món bún cá rô đồng chiên giòn với nước dùng chua ngọt thanh dịu của cà chua và dứa nên rất dễ ăn, có tác dụng giải ngấy rất hữu hiệu sau những bữa cỗ linh đình đầy ắp các loại thịt. Bún cá ăn cùng rau cần hoặc rau cải và giá đỗ nên rất đưa miệng và tôn lên hương vị đặc biệt của bát cá rô đồng.
Bún cá ở đây có giá 30.000 – 35.000 đồng/bát. Ảnh:quanngonngon
Ngoài bún cá, bạn có thể gọi ăn kèm chả cá hoặc cá cuốn thịt do quán tự làm để đổi vị do rất lạ miệng. Chá cá giòn, vàng ruộm; cá cuốn thịt thơm và ngọt đượm vị cá bao quanh. Dù cả hai cùng được chiên cho cảm giác béo ngậy nhưng không hề ngấy. Quán thường là khách quen tìm đến và nếu đã thưởng thức một lần chắc chắn sẽ quay lại lần sau.
2. Miến lươn Hàng Điếu
Ngày tết miến măng đã quá quen thuộc nhưng với miến lươn, thực khách hoàn toàn không có cảm giác chán ngán và trùng lặp. Miến làm từ bột củ dong, thịt lươn khô giòn, nước dùng ninh từ xương lươn, tất cả làm nên hương vị đậm đà, thanh mát rất riêng cho bát miến lươn.
Ngoài miến nước, đến đây bạn cũng có thể chọn miến xào hoặc miến trộn. Tuy miến được xào với hành phi thơm nhưng không ngấy mỡ; miến trộn cùng nước sốt chua ngọt nên cũng rất đậm vị và dễ ăn. Tất cả ăn kèm rau răm và giá đỗ mang đến hương vị khác lạ cho những ngày sau tết.
3. Bún ốc Khương Thượng
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên đường Khương Thượng, quán bún ốc ở đây không chỉ nổi tiếng vì đã có tuổi đời hơn 40 năm mà hơn cả là hương vị đặc trưng với thực đơn phong phú. Đầu tiên phải kể đến là bún ốc chuối đậu. So với các món giò, chả, bánh chưng trong những ngày tết, bún ốc chuối đậu rất lạ miệng nhờ nước dùng sánh đậm đà, chua dịu và vị sần sật của những con ốc to tròn, béo ngậy.
Ngoài ra, bạn có thể gọi bún ốc với bò, giò tai và đậu rán, ăn kèm chả ốc, nem ốc, chạo ốc hoặc nồi lẩu ốc cho cả gia đình. Giá ở đây tuy hơi cao so với mặt bằng chung nhưng là lựa chọn không tồi cho một bữa đầu năm giải ngấy.
4. Phở Bát Đàn
Video đang HOT
Phở có giá trung bình 40.000 đồng/bát. Ảnh: edu.net
So với các hàng phở đủ loại mở cửa đầu năm ở Hà Nội, phở Bát Đàn luôn có chỗ đứng riêng dù phải xếp hàng chờ đến lượt. Trong sự thong thả của những ngày đầu xuân, người ta đủng đỉnh bưng bát phở bò thơm phức tìm chỗ ngồi, rồi chậm rãi thưởng thức hương vị gia truyền chất chứa trong hàng chục năm qua.
Vốn dĩ chẳng thiếu trong tủ lạnh mỗi gia đình nhưng với bí quyết riêng, thịt bò trong bát phở ở vừa mềm vừa ngọt, hòa quyện cùng bánh phở trắng tinh thơm mùi gạo nếp và nước dùng trong veo, thanh ngọt. Phở Bát Đàn đã ngon lại càng tuyệt hơn khi ăn trong những ngày sau tết. Không chỉ là chống ngấy, phở Bát Đàn còn đưa thực khách trở về với những ký ức xa xưa của Hà Nội.
5. Bún riêu cua Hòa Mã
Bún riêu cua lấy lòng thực khách dịp đầu năm nhờ có vị ngọt thanh và phảng phất hương vị cua đồng, pha chút chua của vị cà chua, me, cùng hương thơm man mác của các loại rau thơm… khi ăn sẽ có cảm giác dễ chịu. Điểm cộng của bún riêu cua là ăn kèm với rau sống, rất mát ruột đặc biệt là sau những bữa ăn toàn thịt cá.
Ngay khi ra tết, nhiều hàng quán bún riêu cua đã xuất hiện trên vỉa hè khắp các tuyến phố Hà Nội nhưng uy tín hơn cả là địa chỉ ở Hòa Mã. Với chỗ ngồi lịch sự, thoáng đãng, giá cả phải chăng, thực khách có thể thoải mái tận hưởng hương vị đồng quê hiếm có trong bát bún riêu cua thơm hương nóng hổi.
6. Bánh đa cua Trấn Vũ
Lạ miệng, dễ ăn và hút khách không kém là món bánh đa cua bể Hải Phòng ở phố Trấn Vũ (chuyển về từ phố Phan Huy Ích). Bát bánh đa ở đây với tôm sú to thơm béo, ruốc cua nhỏ bùi bùi, cộng thêm bát nước dùng được chế biến đặc biệt từ nước luộc tôm nên có vị ngọt thanh, dễ chịu.
Bát bánh đa cua ở đây có giá từ 35.000 đến 40.000 đồng. Ảnh: giadinh.net
Ngoài bánh đa nước, người dùng cũng có thể chọn bánh đa trộn để đổi vị và hương thơm hải sản vẫn vẹn nguyên. Ngoài tôm, chua, rau ăn kèm là giá đỗ cùng mộc nhĩ vừa giòn vừa mát khiến người ăn không bị ngấy. Vắt thêm chút chanh tươi là bạn đã có một bát bánh đa cua giải ngấy tuyệt vời sau ngày tết.
Theo VNE
Tận dụng giò thừa sau Tết để kho trứng
Sau Tết, nếu giò lụa còn thừa nhiều chị em nhớ tận dụng để kho với trứng sẽ rất ngon.
Ra Tết, nhà mình còn khá nhiều giò lụa. Nếu cứ ăn bình thường sẽ cảm thấy rất ngán vì thế mình quyết định làm món giò kho trứng. Cách làm giò lụa kho trứng rất dễ mà khi thưởng thức vô cùng trôi cơm.
Nguyên liệu:
- Giò lụa: 300gr
- Trứng gà: 5 quả (hoặc 10 - 15 quả trứng cút)
- Hành củ, mắm, đường, tiêu hạt, dầu hào, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Giò lụa thái miếng vừa ăn.Ướp giò với 1 thìa dầu hào, 1 ít hành băm nhỏ, 1 thìa cà phê tiêu hạt, 1 ít hạt nêm trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Trứng gà đem luộc chín, bóc bỏ vỏ.
Bước 3: Phi thơm 1 ít hành băm nhỏ rồi cho giò, nước ướp và cả gia vị ướp giò vào, đảo qua.
Bước 4: Cho 1 thìa ăn cơm đường vào chảo, đặt chảo lên bếp đun cho đến khi đường sôi và bắt đầu ngả sang màu vàng cánh gián thì cho 1 bát con nước vào. Đun sôi nước để làm nước hàng kho giò.
Bước 5: Đổ nước hàng vào nồi kho giò, đun sôi. Khi nước trong nồi cạn chỉ còn 1 nửa thì thả trứng vào.
Thêm 1 ít mắm, 1 ít hạt nêm, thi thoảng lại đảo đêu để giò và trứng thấm gia vị. Khi thấy nước cạn gần hết thì tắt bếp, cho giò kho trứng ra đĩa ăn nóng với cơm.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món giò kho trứng!
Theo Eva
[Chế biến] - Kim chi củ cải Củ cải giòn giòn, quyện lẫn vị cay của ớt, dùng làm món ăn kèm với thịt chống cảm giác ngán trong những ngày Tết. Nguyên liệu: - 1 củ cải trắng tầm 300g - 1 củ cà rốt - Vài nhánh cải thảo - Muối, đường, giấm gạo, ớt bột làm kim chi, hành lá. Cách làm: Bước 1: - Củ cải...