6 món là “thần dược” với người khỏe nhưng “đại kỵ” với bệnh đau dạ dày
Có một số loại thực phẩm nếu người bình thường ăn sẽ không sao, nhưng nếu là người đang có vấn đề về dạ dày thì sẽ khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Theo trang QQ, dạ dày là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể con người. Vì phải đảm nhiệm việc tiêu hóa, nạp năng lượng cho cả cơ thể nên dạ dày cũng là nơi dễ gặp vấn đề nhất.
Ngày nay, có rất nhiều người gặp vấn đề về dạ dày, nguyên nhân là do chế độ ăn uống thất thường, không lành mạnh như ăn quá nhiều hay quá nhanh hoặc nhịn ăn. Chính vì thế, họ thường xuyên gặp những vấn đề như dạ dày luôn bị đầy hơi, bị trào ngược dịch axit, đau bụng… gây ra không ít trở ngại trong cuộc sống thường ngày.
Đối với những người đang có vấn đề về dạ dày ở giai đoạn nhẹ, cách tốt nhất là chú ý đến chế độ ăn để tránh làm cho dạ dày bị tổn thương thêm. Khi bị đau dạ dày, có 6 loại thực phẩm sau nhất định bạn cần phải tránh.
1. Sữa
Một số người nghĩ rằng khi đau dạ dày chỉ cần uống sữa ấm thì sẽ khiến cho vùng bụng trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời. Sữa không thể làm giảm bớt các vấn đề về dạ dày, ngược lại sữa trong dạ dày có thể thúc đẩy một lượng lớn axit tiết ra nhiều hơn, điều này càng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ảnh: Versionweekly
Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày, uống sữa sẽ khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ. Đặc biệt, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cấp tính không nên uống sữa vì nó có thể gây ra trình trạng đầy hơi và khiến dạ dày trở nên khó chịu hơn.
2. Cháo
Ảnh: Rotinrice
Tâm lý chung của nhiều người là cháo là thức ăn dễ tiêu, sẽ có lợi cho dạ dày. Trên thực tế điều này là sai. Vì cháo không cần phải nhai nhiều, nó chứa nhiều nước nên khi vào dạ dày thì sẽ làm diện tích mở rộng ra, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
3. Thức ăn chay
Video đang HOT
Ảnh: Foodandlovers
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thịt sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa được, và tốt hơn là ăn chay để dễ tiêu hóa. Quan điểm này là sai. Protein trong thịt là một chất quan trọng để làm lành niêm mạc dạ dày, nhưng thức ăn chay không có lợi thế này. Ăn chay thường dẫn đến thiếu protein cơ thể, rất có hại cho dạ dày.
4. Mật ong
Ảnh: Epomi
Vì mật ong có chứa các chất như amylase và sucrase, một số người cho rằng nó có tác dụng bảo vệ dạ dày. Thực tế, enzyme trong mật ong nhanh chóng không còn hoạt động dưới tác dụng của axit dạ dày và không có chức năng phân giải. Hàm lượng đường cao trong mật ong chỉ khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, không có lợi trong việc làm giảm đau dạ dày.
5. Bánh quy
Ảnh: Loveandoliveoil
Một số người lầm tưởng bánh quy là loại ngũ cốc thô, có thể thúc đẩy tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Trên thực tế, loại bánh quy này có hàm lượng chất béo rất cao, ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa, bánh quy cũng khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều nhiệt, không có lợi cho việc giảm các vấn đề về dạ dày và còn có nguy cơ bị béo phì.
6. Tỏi & Gừng
Ảnh: Foodrhythms
Một số người nói rằng những thực phẩm cay như hành tây, gừng và tỏi có tác dụng diệt khuẩn, thúc đẩy lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày. Điều này chỉ đúng đối với những người đang có dạ dày bình thường, còn với người đang có niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, thực phẩm này cực kỳ không tốt.
Theo Báo Giao thông
Bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên gây hại gì?
Nhiều người bị đau đầu thường xuyên, đặc biệt là đau nửa đầu tìm đến thuốc giảm đau như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên sẽ phải "hứng chịu" vô vàn tác dụng phụ nguy hiểm.
Uống thuốc giảm đau bao nhiêu thì được gọi là "thường xuyên"?
Theo các chuyên gia, nếu bạn đang uống thuốc nhiều hơn 2 ngày một tuần, thì hãy cắt giảm ngay. Bởi liều lượng này có thể gây hại cho sức khỏe.
Tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là loại thuốc thông dụng bởi chúng rất dễ mua, lại giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng. Tuy vậy, thuốc giảm đau có tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ
Hại dạ dày
Các loại thuốc giảm đau aspirin, acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau nhưng lại khiến dạ dày bị tổn thương nếu sử dụng trong một thời gian dài. Các tác dụng phụ phổ biến là: khó tiêu, khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày, loét dạ dày...
Tổn thương gan
Acetaminophen có mặt trong nhiều loại thuốc giảm đau. Acetaminophen không gây ra các vấn đề về dạ dày nhưng nếu bạn uống quá nhiều, hoặc uống rượu trong khi uống, thuốc này có thể gây tổn thương gan. Nếu bạn thường dùng acetaminophen vài ngày liên tiếp, gan của bạn sẽ dễ bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn dùng đúng với liều lượng khuyến cáo.
Tổn thương thận
Không chỉ gây hại dạ dày và gan, các loại thuốc giảm đau còn tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Đau đầu nhiều hơn
Nếu bạn dùng thuốc giảm đau thường xuyên vì hay bị đau đầu, chúng có thể không còn giúp ích nhiều nữa, và bạn có thể bị đau đầu thường xuyên hơn. Tình trạng đau đầu ngày càng trầm trọng này được gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc.
Nhờn thuốc
Bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên sẽ dễ bị nhờn thuốc. Có nghĩa là, theo thời gian, cơ thể bạn sẽ cần liều lượng thuốc nhiều hơn mới đỡ đau.
Uống nhiều thuốc giảm đau dễ gây hiện tượng nhờn thuốc
Gây nghiện
Nhiều loại thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện (phụ thuộc vào thuốc). Bạn sẽ muốn tiếp tục dùng các loại thuốc này ngay cả khi bạn không cần đến chúng nữa.
Ngoài ra, thuốc giảm đau còn một số tác dụng phụ là: Buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ngứa hoặc đổ mồ hôi, phiền muộn, suy yếu hệ miễn dịch...
Vậy, bị đau đầu nên uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau có tác dụng ngăn chặn, làm cảm giác đau, giảm ngưỡng cảm đau của não, giúp người bệnh ít hoặc không còn cảm thấy đau. Như vậy, thuốc giảm đau chỉ chữa được triệu chứng, không chữa được nguyên nhân gây đau đầu. Sau một khoảng thời gian nhất định, thuốc giảm đau sẽ hết tác dụng, và người bệnh sẽ cần dùng thêm thuốc nếu muốn giảm đau. Muốn ngăn chặn cơn đau đầu, điều trị đau đầu triệt để, cần xác định được chính xác nguyên nhân.
Nguyên nhân chính gây đau đầu được xác định là thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, bệnh đau đầu sẽ chấm dứt.
Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân chính gây đau đầu thường xuyên
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị thiểu năng tuần hoàn não, trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Tuy vậy, nếu chỉ áp dụng các bài trong sách hoặc các bài lan truyền trên internet thì khó mà có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự, bài bổ huyết hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên là một ví dụ. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại một nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Thuốc Đông y thế hệ 2 trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ư... Thuốc Hoạt Huyết Đông y thế hệ 2 đã được nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng. Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, thuốc phải có tác dụng rõ rệt sau 10 - 15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Những thói quen 'phá tan nát' dạ dày, hầu như người Việt nào cũng mắc Có những thói quen hàng ngày, được lặp đi lặp lại nhiều lần, tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang dần "phá hủy" dạ dày của bạn. Thậm chí 'tàn sát' dần các bộ phận khác trong cơ thể. Ảnh minh họa: Internet Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá Thuốc lá không những gây hại cho hệ hô hấp mà còn...