6 món ăn hạ nhiệt cho trẻ mùa hè
Sốt mùa hè là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi, do chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn thiện, chưa đủ sức thích ứng với thời tiết nóng bức trong mùa hè nên phát sốt.
Trẻ thường sốt vào ban ngày, từ 37,5 độ, kéo dài nhiều ngày, những ngày nóng nực trẻ sốt cao, tiết trời mát mẻ thì nhiệt độ cơ thể trẻ cũng trở lại bình thường. Trẻ thường khát nước, tiểu tiện nhiều lần nhưng ít khi ra mồ hôi, ăn kém, quấy khóc, bứt rứt mệt mỏi.
Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống vừa bổ dưỡng lại có tác dụng giải nhiệt khi trẻ bị sốt mùa hè để bạn đọc tham khảo.
Bài 1 – Cháo đậu xanh
Đậu xanh 30g, dưa hấu 100g, đường trắng 20g. Dưa hấu bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, cho vào nước dưa hấu quấy đều đun lửa nhỏ, khi chín cho đường, cháo sôi lại, đường tan hết là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3 – 4 ngày.
Cháo đậu xanh giúp giải nhiệt mùa hè
Bài 2 – Cháo mía
Mía đỏ 200g, đậu xanh 50g, gạo 50g. Mía đem nướng nóng ép lấy nước. Đậu xanh để cả vỏ, cùng gạo xay nhỏ cho vào nước mía đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 5 ngày.
Mướp hương xào thịt nạc.
Video đang HOT
Bài 3 – Cháo đậu ván trắng
Đậu ván trắng 50g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ. Đậu ván trắng, gạo xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín. Cho bột vào nồi, đổ nước vừa đủ quấy đều, đun lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn nạc vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 3 – 4 ngày.
Bài 4 – Thịt gà hấp lá sen
Thịt gà 100g, củ súng 30g, trứng gà 2 quả, lá sen 1 lá to, bột gia vị vừa đủ. Thịt gà rửa sạch thái mỏng, ướp bột gia vị xào chín, củ súng bỏ vỏ lấy nhân xay thành bột. Trứng gà bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Cho thịt gà, bột củ súng, lòng trắng trứng trộn đều, lá sen cắt thành 4 miếng, chia phần thịt gà trên thành 4 phần, gói vào lá sen đem hấp cách thủy, khi chín chia làm 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 3 – 4 ngày (khi ăn bỏ lá sen).
Thịt gà hấp hạt sen. (Ảnh minh họa)
Bài 5 – Nước bí xanh
Bí xanh 150g, lá sen to 1/4 lá. Bí xanh để cả vỏ rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch thái nhỏ cho bí xanh và lá sen vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ chắt lấy nước đặc bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Bài 6 – Mướp hương xào
Ăn ngày 1 lần, có thể ăn với cơm.
Mướp hương non 150g, thịt lợn nạc 50g, dầu thực vật, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Mướp hương bỏ vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín bằng dầu thực vật, cho mướp hương vào đảo đều, mướp chín tới cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần, có thể ăn với cơm.
Theo Lương y Đình Thuấn ( Sức khỏe đời sống)
Khi cơ thể mất nước
Cảm giác khát nước, khô miệng, nhức đầu, khó tập trung khi làm việc, phản xạ chậm... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể mất nước. Phải làm sao?
Tập thói quen thường xuyên bổ sung nước
Theo BS Trọng Thông (Bộ môn Dược lý, Trường ĐH Y Hà Nội), trung bình một ngày cơ thể chúng ta có thể mất hai - ba lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và cả trong quá trình hô hấp. Thời tiết nắng nóng, cơ thể có thể mất nước nhiều hơn. Bởi vậy, nếu không cung cấp nước đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng đặc biệt bị đe dọa nguy cơ mất nước. Trẻ em thường ham chơi hoặc mải mê học tập mà ít uống nước. Với người cao tuổi, một số gặp vấn đề về trí nhớ khiến họ quên uống nước, một số sợ phải đi tiểu nhiều, tiểu đêm, nên hạn chế uống nước.
Khi cơ thể mất nước, thậm chí cả khi mất nước không nhiều, chỉ ở mức xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể, đã có thể dẫn đến những hiện tượng khó chịu, như nhức đầu, mệt mỏi, kém tập trung, dễ quên và phản xạ chậm chạp. Để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần uống nước thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên trong ngày, không nên uống ít lần với số lượng lớn vì dễ gây tức bụng. Bằng cách này chúng ta cung cấp cho cơ thể lượng nước cần, để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.
Nam giới trưởng thành cần uống trung bình 2,5 lít nước/ngày, phụ nữ cần khoảng hai lít. Nguồn nước trong thực đơn bao gồm cả thức ăn hàng ngày (chiếm khoảng 20-30% nhu cầu nước của cơ thể) và các loại đồ uống đảm bảo khoảng 70-80% còn lại, tuy nhiên, tỷ lệ này tùy thuộc vào thực đơn cụ thể của từng người. Đó là khuyến cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Theo khuyến cáo của EFSA, với trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi cần bổ sung 680ml/ngày, hoặc 100-190ml/ngày (sữa mẹ hoặc sữa bò đã chế biến). Trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 0,8 - 1,0 lít/ngày (sữa mẹ, sữa bò đã chế biến và những thức ăn, đồ uống thích hợp). Trẻ từ một-hai tuổi cần 1,1 - 1,2 lít/ngày. Trẻ từ hai-ba tuổi cần 1,3 lít/ngày. Trẻ em từ bốn-tám tuổi cần 1,6 lít/ngày. Trẻ em trai từ 9-13 tuổi cần 2,1 lít/ngày, tuổi tương tự với trẻ em gái cần 1,9 lít/ngày. Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi, cần 2-2,5 lít/ngày. Lượng nước này được chỉ định trong điều kiện thời tiết và cường độ hoạt động thể chất bình thường.
Điều trị mất nước
Trường hợp người lớn hay trẻ nhỏ mất nước và các chất điện giải do bị bệnh như tiêu chảy hoặc sốt cao... thì phải bù nước bằng thuốc. Theo BS Trọng Thông, khi rối loạn nước, điện giải, nhẹ có thể bị chướng bụng, mệt mỏi, khát nước nặng có thể đi tiểu ít, co giật, hôn mê. Nếu không bù nước và chất điện giải kịp thời sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, người bệnh nên dùng Oresol.
Trên thị trường hiện nay, Oresol có hai dạng đóng gói: gói bột 27,9g (gồm có: glucose khan 20g atri clorid 3,5g natri citrat 2,9g kali clorid 1,5g), cách dùng: hòa tan cả gói trong một lít nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu). Với gói bột 5,5g (gồm có: glucose khan 4.000mg, natri citrat 580mg, natri clorid 700mg, kali clorid 300mg), sử dụng như sau: hòa tan cả gói trong 200ml nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu).Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
Lưu ý, các dung dịch Oresol pha xong chỉ uống trong ngày, sô còn thừa phải bỏ.
Đối với người dân các vùng nông thôn, miền núi, nếu không có điều kiện mua Oresol, theo BS Trọng Thông, có thể tạo dung dịch muối - đường bằng một trong hai cách. Cách 1: pha một muỗng cà phê muối ăn (gạt ngang) và tám muỗng cà phê đường (gạt ngang) vào một lít nước đun sôi để nguội, vắt nửa quả cam vào dung dịch để có thêm kali. Cách 2: nấu 50g gạo với nước, cho thêm một muỗng cà phê muối, ninh nhừ thành cháo, lấy nước cháo uống (tinh bột của gạo khi nấu lên đóng vai trò chất đường).
Theo PNO
Những thực phẩm hạ nhiệt mùa hè! Cùng với nước, các thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa nhiệt, nóng... Rong biển Rong biển có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Không chỉ vậy, các chất dinh dưỡng trong rong biển còn hỗ trợ làm giảm huyết áp, do đó có lợi cho người mắc bệnh tim mạch trong mùa hè. Bạn cso thể dùng rong biển...