6 món ăn dân dã tốt cho ‘chuyện vợ chồng’
Bao đời nay, mong muốn tìm ra xuân dược, thực phẩm có tác dụng trợ giúp cho sự duy trì nòi giống cùng khoái cảm của con người luôn là thách thức của các nhà y dược học.
Cháo tôm sú và rau (hoa) hẹ: Rau hẹ gọi là cửu thái có tác dụng bổ thận, làm mạnh dương sự, dùng để trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối, nhức nhối trong chân, lạnh chân, tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm. Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ can, thận, ích tinh, tráng dương, vitamin nhóm B, các axit amin, có khả năng tăng cường miễn dịch, nâng cao chuyển hóa, có tính kích thích.
Ảnh minh họa
Món tôm sú với rau hẹ hoặc hoa hẹ, có thêm câu kỷ tử và các gia vị thích hợp, thật sự là một xuân dược khoái khẩu. Tôm sú 100g, rau hẹ 50g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại. Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng, một tuần ăn 2 – 3 lần.
Hoa hẹ rửa sạch, cắt khúc 5cm, câu kỷ tử rửa sạch bụi bẩn, gừng thái chỉ, hành hoa rửa sạch cắt khúc 5cm, gan rửa sạch, thái mỏng, ướp với tiêu, muối. Đun sôi dầu, phi thơm hành khô, cho gan vào xào chín, sau đó cho câu kỷ tử, hoa hẹ, hành, gừng xào cho đến khi chín hẳn thì nêm xì dầu, đường và một ít dầu vừng, ăn nóng. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 1 tháng.
Nhộng tằm xào hoa hẹ: Nhộng tằm có khả năng chữa suy nhược cơ thể, liệt dương. Hoa hẹ bổ thận, trị mộng tinh, tiểu són… Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền. Nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn vừa đủ. Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, nêm nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô; cho dầu ăn vào, nấu lửa lớn và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc nồi xuống, dùng nóng.
Video đang HOT
Canh lươn, đậu đen, hà thủ ô: Món ăn này có tác dụng ích can thận, chống lão suy, bạc tóc, đau lưng, làm sáng mắt, rất có ích cho người can thận yếu, dương sự bất cử. Lươn 90g, đậu đen 90g, hà thủ ô chế 9g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ vài quả. Lươn làm thật sạch, bỏ ruột, để nguyên con. Đậu đen ngâm nước cho nở, rửa sạch. Hà thủ ô, gừng tươi, táo đỏ đều rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho sôi rồi để lửa nhỏ ninh trong 3 giờ. Nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Gà trống hầm câu kỷ: Món ăn này tốt cho trường hợp suy sinh dục do thận dương hư, có các triệu chứng như lưng, gối lạnh đau, mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt. Gà trống tơ 1 con, câu kỷ tử 20g, hoàng tinh 20g, gia vị các loại. Gà làm thịt, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ. Cho 2 vị thuốc trên vào hầm nhừ. Nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn vào lúc đói bụng. Một tuần ăn 1 – 2 lần.
Ngài tằm đực hấp tôm, trứng gà: Ngài tằm đực có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh, dùng trị các chứng suy sinh dục (RLCD), di tinh, hoạt tinh. Người ta chỉ dùng những con ngài tằm đực khoẻ mạnh, vừa mới ở kén chui ra, để làm vị thuốc bổ thận, tráng dương cho nam giới. Ngài tằm đực 7 con, bỏ chân bỏ cánh, sao vàng thơm, giã thành bột mịn. Tôm đất tươi 3 – 5 con, rửa sạch, bóc vỏ, giã nát. Hai thứ hòa cùng với 2 cái lòng đỏ trứng gà, thêm một ít lá hẹ, trộn thật đều rồi đem hấp chín. Dùng ăn ngay khi còn nóng.
Lương y Ngự Bình (Hội Đông y TPHCM)
Kiến thức
Món ăn - bài thuốc từ lươn
Lươn được gọi là "con sâm dưới nước" do tác dụng bổ dưỡng của nó. Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư - một trong "bốn món tươi ngon dưới sông" (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quý.
Trong lươn có nhiều protid, lipid, glucid; các vitamin B, E, A, D và các nguyên tố vi lượng như Fe, P, Ca; ngòai ra còn có nhiều arginin tạo tinh trùng, lecithin tốt não
Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kim mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt , tiểu đường, kiết lỵ. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ lươn:
Món ăn từ lươn.
Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bách bệnh.
Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.
Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.
Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.
Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.
Chữa sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam. Phụ nữ, người già thiếu máu ăn lươn rất có ích.
Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.
Ngoài ra lươn còn được phối hợp với một số dược liệu để chữa nhiều bệnh như thấp khớp mạn tính, trúng phong bại liệt...
Lưu ý: Dùng lươn phải tươi và không ăn lươn màu xanh.
Theo VNE
Cách ăn rau hẹ cực tốt cho sức khỏe Ca dao có câu: "Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân". Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất. Tục ngữ đã nói: "Ăn hẹ xuân...