6 món ăn bổ thận tráng dương giúp ‘một người khỏe, hai người vui’
Những món ăn sau cực kỳ hiệu quả trong việc tăng cường sinh lực, “ một người khỏe, hai người vui”.
1. Rau mồng tơi nấu bầu dục lợn
Rau mồng tơi nấu bầu dục lợn
Rau mồng tơi, rau dền tía mỗi thứ một nắm nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và không bóc vỏ), cho gia vị, ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ, bạn nên ăn một thìa vừng đen (loại đã rang thơm) nhai kỹ rồi nuốt. Sau đó ống một chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
Công dụng: Chữa hoạt tinh, tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao.
2. Tôm xào đậu và hành tây
Tôm xào đậu và hành tây
Ướp tôm với gia vị trong 10 phút. Hành tây bỏ vỏ, thái miếng vuông hình quân cờ, đậu Hà Lan làm sạch, rửa để ráo.
Phi tỏi thơm lên rồi cho hành tây vào xào chín tái, cho ra đĩa. Xào tôm cho chín tới rồi trút đậu Hà Lan vào xào cùng với chút dầu hào. Khi đậu chín tới thì cho hành tây vào, đảo qua rồi tắt bếp. Trút món ăn ra đĩa. Bạn có thể ăn nóng với cơm.
Công dụng: Cải thiện sức khỏe tình dục cả nam và nữ.
3. Thịt dê nấu cùng tôm nõn, tỏi
Thịt dê nấu cùng tôm nõn, tỏi
Thịt dê 20g, tỏi 50g, tôm nõn 30g. Thịt dê rửa sạch, thái lát mỏng, nấu tôm nõn và tỏi, cho hành trước. Sau đó mới cho thịt dê vào, ăn hết thịt và tôm.
Công dụng: Chữa liệt dương do thận hư.
Video đang HOT
4. Canh nấm kim châm, tôm nõn, rau cải
Canh nấm kim châm, tôm nõn, rau cải
Nấm kim châm tươi 100 g, tôm nõn 50 g, gia vị lá cải thìa 20 g, nước dùng gà 750 g, dầu rán, dầu thơm, muối, mỳ chính, hành, gừng. Nấm kim châm bỏ gốc rửa sạch, lá cải thìa rửa sạch thái sơ. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ tôm nõn, hành, gừng, lá cải vào xào qua rồi đổ nước dùng gà vào cùng với nấm kim châm, muối đun sôi. Cuối cùng nêm mì chính, dầu thơm.
Công dụng: Chữa bệnh gan, nam nữ suy yếu tình dục.
Canh ngao nấu nấm kim châm
Nấm kim châm 150 g, ngao 300 g, đậu phụ tươi 500 g, hành hoa 15 g, gừng thái mỏng 10 g, mắm muối 5 g, nước xương 500 ml. Nấm kim châm bỏ gốc lấy phần trên rửa sạch, chần qua nước sôi pha muối vớt ra.
Ngao cho vào nước muối rửa sạch bùn đất. Đậu phụ cắt miếng vuông 2 cm. Nước canh xương cho vào nồi, đổ ngao và đậu phụ vào đun sau đó cho nấm kim châm và gừng vào. Khi ngao há miệng, nêm mắm muối, hạt tiêu, hành.
Vịt hầm trùng thảo
Vịt 1 con, đông trùng hạ thảo 10 g. Vịt làm sạch, đông trùng hạ thảo, gừng, hành cho trong bụng vịt khâu lại, cho muối tiêu, gia vị (thường thêm chút rượu), đặt trong nồi áp suất hoặc nồi cách thủy, thêm ít nước đun nhỏ lửa trong 2 giờ cho chín nhừ.
Công dụng: Dùng cho các trường hợp ho suyễn vã mồ hôi, đau lưng, di tinh do âm hư.
Lá này canxi gấp 2 lần sữa được ví là "thứ rau vua", có sẵn ở Việt Nam, 10.000đ/mớ xào nấu đều ngon
Loại rau này vừa rẻ vừa ngon lại giàu dinh dưỡng. Nó được ví như "thứ rau vua", lượng canxi cao ngất ngưởng.
Mồng tơi là một trong những loại rau quê được nhiều người yêu thích. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy và mụn nhọt.
Nghiên cứu cho thấy, trong rau mồng tơi cũng giàu các vitamin A, C, PP, B1 cùng pectin, saponin, đạm. Đặc biệt, rau này còn có lượng canxi cao ngất ngưởng, gấp 2 lần sữa, 7 lần gan lợn.
Hàm lượng dinh dưỡng trong rau mồng tơi rất cao nên các chuyên gia khuyên mọi người ăn thường xuyên.
Cây mồng tơi thuộc dạng thân leo, mọng nước, lá xanh và dày nên có thể sử dụng cả thân, lá. Rất nhiều món ngon làm từ rau mồng tơi như xào tỏi, nấu canh cua.
Các món từ "thứ rau vua" này ăn rất ngon, tốt cho sức khỏe, quan trọng hơn là lành tính, thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn một món ăn ngon, dễ nấu từ rau mồng tơi là canh rau mồng tơi thịt nạc, trứng muối. Sự kết hợp của các loại nguyên liệu này sẽ tạo nên món ngon bổ dưỡng và giải nhiệt hiệu quả.
Nguyên liệu
- Rau mồng tơi: 1 bó.
- Thịt nạc: 100g.
- Trứng vịt muối: 1 quả.
- Dầu ăn.
- Muối, mì chính.
Cách nấu canh rau mồng tơi, thịt nạc, trứng muối
1. Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ. Rau mồng tơi cắt bỏ phần gốc già, giữ lại lá non. Rửa rau thật sạch rồi để ra rổ cho ráo nước. Gừng tươi cạo vỏ, thái thành từng lát lớn.
2. Đun nóng dầu ăn, cho thịt nạc vào xào tới khi miếng thịt chuyển sang màu trắng thì cho thêm 1 bát nước ấm, đậy nắp vung rồi đun sôi.
3. Nước canh sôi, bạn cho gừng thái lát, trứng vịt muối vào. Vặn lửa vừa, đun tới khi lòng đỏ trứng muối chín.
Bạn có thể dùng thìa tách lòng đỏ trứng muối ra để trứng nhanh chín và nước canh cũng ngon hơn.
4. Cuối cùng, thêm rau mồng tơi vào nồi nấu chung. Vì rau này rất dễ chín nên bạn chỉ cần nấu chừng 3 - 5 phút là được. Không nên đun quá lâu dễ khiến rau bị nhũn không ngọt thơm.
5. Gần tắt bếp, bạn nêm vào đây 1 chút muối và mì chính cho vừa khẩu vị. Lưu ý, vì trứng muối đã khá đậm đà do vậy bạn không nên cho quá nhiều gia vị. Ngoài ra, món canh này ăn nhạt một chút sẽ thanh ngọt, thơm ngon hơn.
6. Múc canh ra bát rồi thưởng thức. Rau mồng tơi nấu kiểu này hương vị như được nâng lên một tầm cao mới.
Nước canh ngọt thơm, đậm đà, trứng muối bùi béo, rau mồng tơi thanh mát, tất cả hòa quyện tạo nên món ngon giàu dinh dưỡng.
Lưu ý khi nấu canh rau mồng tơi
1. Bạn có thể thay thế thịt nạc bằng xương sườn, xương ống hoặc sử dụng cua để nấu canh.
2. Vì rau mồng tơi có tính hàn nên nếu bụng dạ yếu, người tỳ vị hư hàn cần hạn chế ăn. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp rau mồng tơi với các loại gia vị có tính ấm như gừng để trung hòa.
3. Tránh nấu rau mồng tơi chín quá kỹ vì rau này rất dễ bị nhũn, mùi nồng và không ngon.
Loại rau được coi là 'cung cấp canxi vượt trội hơn cả sữa', mọc dại quanh nhà nấu món gì cũng bổ dưỡng Hôm nay Emdep.vn sẽ giới thiệu đến bạn top các cách nấu món canh rau mồng tơi ngon nhất. Ngoài việc chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rau mồng tơi thường xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn của người Việt Nam. Canh rau mồng tơi nấu ngao Nguyên liệu: Ngao: 1kg Rau mồng tơi: 1 bó...