6 lý do để những em bé sinh tháng 8 luôn gặp may mắn
Một đứa trẻ sinh ra trong thời tiết nóng nực là một thách thức nhưng nó cũng sẽ mang đến nhiều mặt tích cực khác. Mẹ có con sinh vào tháng 8 điểm danh nào!
1. Có cân nặng lớn khi sinh
Theo thống kê, những đứa trẻ sinh ra vào mùa hè, đặc biệt là tháng 8, có trọng lượng sơ sinh cao hơn những đứa trẻ được sinh ra trong 3 mùa còn lại.
Đây thực sự là một điều tốt bởi vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những em bé có trọng lượng khi sinh lớn hơn một chút thì có lợi đáng kể về trí thông minh khi lớn lên. Bởi trẻ đã được nuôi dưỡng tốt hơn ở giai đoạn phát triển não bộ khi còn ở trong bụng mẹ.
2. Cao lớn ở tuổi trưởng thành
Một nghiên cứu tương tự cho thấy những đứa trẻ được sinh trong tháng 8 cũng sẽ cao lớn hơn so với các bạn cùng tuổi khi trưởng thành. Sở dĩ có điều này là do các nhà khoa học tìm thấy có mối liên hệ lâu dài giữa các bà mẹ mang thai tiếp xúc với vitamin D và chiều cao của em bé.
Các bà mẹ sinh con vào tháng 8 có thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất nhiều trong giai đoạn mang thai.
3. Ít có khả năng mắc chứng rối loạn lưỡng cực
Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí PLOS One, các em bé tháng 8 ít có khả năng mắc phải hội chứng rối loạn lưỡng cực – một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).
Mức độ ảnh hưởng tâm lý xã hội ở người rối loạn lưỡng cực rất cao, đa số những người này đều trải qua khó khăn trong nghề nghiệp, xã hội và gia đình kéo dài, cần được can thiệp tâm lý xã hội.
Video đang HOT
Một lần nữa, sự tiếp xúc với vitamin D trước khi sinh được cho là một yếu tố nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác lý do tại sao những đứa trẻ sinh ra vào tháng 8 lại có tỷ lệ mắc bệnh này thấp hơn.
4. Luôn cảm thấy may mắn
Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy những người được sinh trong tháng 8 có nhiều khả năng coi mình là “may mắn” khi so sánh với những người sinh vào giữa tháng 9 và tháng 2.
Chỉ 44,9% số người sinh vào mùa thu đông báo cáo cảm thấy may mắn, trong khi 47,9% trẻ sơ sinh xuân hè cảm thấy may mắn đứng về phía họ. Điều này sẽ tạo tâm lý tích cực cho những đứa trẻ của bạn.
5. Tích cực hơn
Những em bé sinh trong tháng 8 khi trưởng thành có xu hướng là những người nồng nhiệt và cởi mở với thái độ tích cực, lạc quan.
Tính khí cường điệu đó được cho là có liên quan đến ngày sinh vào mùa hè. Những người tích cực có thể có nhiều khả năng xem mình là người nhận được may mắn.
6. Có thể là người già nhất trong lớp
Có rất nhiều nghiên cứu về sự thành công trong học tập của những đứa trẻ sinh tháng 8. Phần lớn chỉ ra những bất lợi mà những đứa trẻ sinh tháng 8 phải đối mặt khi chúng bước vào lớp học, nhưng những quyết định mà cha mẹ đưa ra cho từng đứa trẻ có thể tạo ra tất cả sự khác biệt.
Do đó, nếu bạn cảm thấy con mình chưa thực sự sẵn sàng để đi lớp thì bạn có thể trì hoãn thêm 1 năm. Thống kê cho thấy việc làm này sẽ có lợi cho đứa trẻ lớn hơn nhiều nếu so với việc “ép” con đi học đúng tuổi.
Cho dù lý do nào đi chăng nữa thì rõ ràng, em bé sinh vào tháng 8 luôn đặc biệt theo cách riêng của mình. Có lẽ thời điểm sinh ra đó đã khiến cho đứa trẻ tháng 8 luôn là người lạc quan, tích cực và nồng nhiệt. Vì vậy, bạn hãy sẵn sàng chào đón em bé của mình trong tháng 8 này nhé.
Theo helino
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Uống hơn 4 lít nước mỗi ngày rất dễ bị ngộ độc nước
Nếu bạn uống quá nhiều nước vượt khả năng xử lý của thận sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Thời tiết nóng nực khiến con người đổ nhiều mồ hôi, uống nước là điều cần thiết để bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, mỗi người cần phải lưu ý lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều nước vượt khả năng xử lý của thận sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: Nếu uống hơn 4 lít nước mỗi ngày, bạn có thể bị ngộ độc, tổn thương chức năng của não bộ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Christina, một bệnh nhân được chẩn đoán hạ natri máu, hay còn gọi là ngộ độc nước, cho biết: "Tôi cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Tôi cứ nghĩ là mình bị mất nước nên uống càng nhiều nước. Sau đó, tôi bị ngất và mẹ đã gọi điện cho xe cứu thương, thật may là họ đã đến và cứu tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần".
Nghiên cứu cho thấy, vận động viên chạy marathon sau khi nạp quá nhiều nước vào cơ thể trong khoảng thời gian ngắn sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc nước. Năm 2002, một vận động viên thi chạy marathon vì uống quá nhiều nước đã dẫn đến tình trạng não úng thúy và tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, lượng nước mỗi người nạp vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào yếu tố như thời tiết và vận động cơ thể mà người đó thực hiện. Lời khuyên là nam giới cần khoảng 3,7 lít nước/ngày, nữ giới cần khoảng 2,7 lít nước/ngày.
Ngộ độc nước là gì?
Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và nôn mửa thường khiến nhiều người không nhận ra được tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng điều trị muộn và tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc nước và tác nhân tác động:
Có thể thấy, việc hấp thu một lượng nước ổn định mỗi ngày là rất tốt khi giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy vậy việc uống quá nhiều nước cho phép liều lượng, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột.
Natri là chất điện phân chính trong cơ thể, khi cơ thể bị mất điện giải natri bị hạ nhanh chóng. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột.
Tác nhân gây ngộ độc nước:
Hấp thu quá nhiều nước sẽ gây ngộ độc, do nước không phải là một chất dinh dưỡng và việc uống quá nhiều sẽ biến nước trở thành một chất độc. Bên cạnh đó, những tác nhân sau đây cũng thúc đẩy con người uống nước nhiều hơn, vượt quá mức cho phép:
- Trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp, khiến việc chỉ cần hấp thu quá lượng nước trẻ có thể chịu đựng sẽ khiến mức natri bị hạ mạnh, gây ngộ độc.
- Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc.
- Cơ thể làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, thúc đẩy hấp thu nhiều nước hơn. Đặc biệt ở người làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Sử dụng chất kích thích, dùng MDMA (thuốc lắc) khiến cơ thể và trí óc bị kích động, đổ mồ hôi.
- Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết.
Theo Health.udn/Helino
Thời tiết ngày hè, 'yêu' sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Việc "yêu" vào những ngày thời tiết nóng nực như thế này thật chẳng thoải mái chút nào, không kể đến nếu không biết xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả hai. Sinh hoạt đời sống nói chung và sinh hoạt vợ chồng nói riêng trong những ngày thời tiết nóng nực rất khó chịu, bức...