6 lưu ý dành riêng cho phụ nữ khi lái xe
Để đám bảo an toàn tối đa sau vô lăng, phái đẹp cần bỏ túi 5 lưu ý này trước khi lái xe.
Trang điểm trước khi khởi hành
Với bất cứ bóng hồng nào, nhu cầu làm đẹp cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, hãy hoàn thành tất cả những việc đó trước khi vào số và nhả chân phanh để không cần bận tâm đến chúng khi xe đã lăn bánh. Nếu cần phải làm ngay, hãy chọn một chỗ thuận tiện để tạm dừng xe và tô điểm lại cho mình.
Từ bỏ thói quen soi gương/”tự sướng” khi đang lái xe
Không nên vừa điều khiển xe vừa ngắm nhìn lại nhan sắc của mình trong hộp phấn hay thậm chí là gương chiếu hậu, càng không nên selfie bằng điện thoại. Nếu hình thành thói quen, điều này sẽ khiến mất tập trung và nguy cơ xảy ra tai nạn là không nhỏ.
Giày cao gót không dành cho việc lái xe
Những đôi giày cao gót điệu đà sẽ không thực sự phù hợp để lái xe, dù là xe số sàn hay số tự động. Để tương tác với chân phanh và chân ga một cách chính xác hơn, hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày bệt.
Hạn chế sử dụng điện thoại
Video đang HOT
Đặc biệt là nhắn tin, khi đó đôi mắt sẽ không còn tập trung cho nhiều tình huống phía trước nữa và đồng nghĩa với việc nguy cơ xảy ra tai nạn sẽ không nhỏ. Đối với những cuộc gọi, hãy sử dụng tính năng đàm thoại không dây qua bluetooth để cả hai tay vẫn có thể tập trung cho việc lái xe.
Kiểm soát khi mang theo thú cưng
Khi cần mang theo chó, mèo trên xe, hãy tìm cách cho chúng ngồi yên tại một vị trí, tránh trường hợp chạy lung tung gây mất tập trung cho người lái, cũng không thể loại trừ trường hợp chúng chạy lên vị trí lái xe như vô-lăng. Bạn nên chuẩn bị một chiếc lồng, hoặc một người bạn đồng hành có thể kiểm soát chúng trên xe.
Thắt dây an toàn đúng cách khi đang mang bầu
Khác với cách thắt dây an toàn thường thấy, phụ nữ đang mang thai cần thắt dây an toàn đúng cách để giữ an toàn cho cả hai mẹ con trong tình huống xấu. Cụ thể, nửa dây an toàn phía dưới cần để ngang hông, phía dưới phần bụng (không được đặt ngang bụng như thông thường), nửa dây phía trên để ở giữa ngực. Dưới ghế nên có một chiếc gối nhỏ để đỡ phần lưng dưới khiến tư thế cầm lái thoải mái hơn.
Theo Thể Thao 247
5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô
Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô, chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có.
Mỗi bộ phận trên ô tô đều có tuổi thọ khác nhau, có những bộ phận đã được nhà sản xuất công bố rất rõ về thời hạn sử dụng như bình ắc- quy (2-4 năm), bugi đánh lửa (3 - 5 năm),... Tuy nhiên, trên chiếc xe cũng còn nhiều bộ phận mà tuổi thọ của nó không cố định, thậm chí hay hỏng hóc 1 cách bất thường.
Vì vậy, các chủ xe cần lưu ý theo dõi và bảo dưỡng đúng cách để tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa không đáng có. Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hỏng hóc nhất trên ô tô:
1. Hệ thống đèn xe
Đèn xe là bộ phận có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đèn xe bỗng dưng hỏng hóc, không sáng nữa như nguồn điện không ổn định, bị va đập, xóc mạnh hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Cách để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi xe vào những đoạn đường xấu gây dằn, xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều "ổ voi, ổ gà" thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
2. Phanh/ thắng xe ôtô
Có thể nói phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,... Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
3. Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính. Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước nhất do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như tại Việt Nam, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn, nên cần kiểm tra thường xuyên và chú ý thay thế đúng lúc.
4. Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ là lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng khộng khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
5. Lốp xe
Trong các sự cố xảy ra do bộ phận của xe bị hư hỏng thì nổ lốp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và lý do vì sao xảy ra tình trạng nổ lốp này hầu hết được lý giải do lốp xe quá mòn và cũ dẫn đến việc lốp chịu "giới hạn tải trọng cực đại" phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.
5 bộ phận dễ hỏng hóc nhất trên ô tô
Để phòng tránh các sự cố do lốp xe bị mòn gây ra, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta rằng, bên cạnh việc sử dụng lốp xe có chất lượng tốt và sau 1 năm sử dụng phải kiểm tra lốp định kỳ 1 năm/ lần thì việc bảo dưỡng và phục hồi lốp cao su là rất quan trọng.
Theo Thể Thao 247
Hướng dẫn tự bảo dưỡng cửa sổ trời ô tô tại nhà đúng cách Hiện tượng xe có cửa sổ trời bị thấm nước vào trần xe khi trời mưa tương đối phổ biến, khi chủ xe không chú ý bảo dưỡng bộ phận này đúng cách. Hỏi: Tôi đang sử dụng một chiếc xe có cửa sổ trời. Hôm trước mưa lớn, tôi phát hiện có nước ở phía trần xe. Xin hỏi có phải do...