6 lời khuyên giúp ngủ sâu giấc
Bạn thường xuyên thức dậy trong đêm?. Bạn cảm thấy không thể nào ngủ lại được?. Vấn đề này có thể được giải quyết.
Dưới đây là 6 lời khuyên có thể giúp bạn có một giấc ngủ tốt hơn.
Đừng cố làm nốt việc
Một trong những nguyên nhân làm bạn khó ngủ là bạn… thiếu tôn trọng giấc ngủ của mình. Chúng ta thường có xu hướng cố làm xong vài việc trước khi đi ngủ như xem nốt bộ phim, tán gẫu với bạn bè, hoàn thành bản báo cáo. Những cái “cố” này không tốt cho giấc ngủ của bạn. Hãy đi ngủ khi bạn ngáp và cảm thấy mệt mỏi. Giấc ngủ được chia thành các chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 1h30″. Nếu bạn bỏ lỡ chu kỳ này, bạn phải đợi đến chu kỳ sau mới có thể ngủ được. Điều này làm chứng mất ngủ trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cần ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Nếu như trong tuần, bạn ngủ vào lúc 23h nhưng đến thứ 7 lại ngủ lúc 4h rồi thức dậy vào 14h, đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị rối loạn. Kể cả khi bạn ngủ muộn hơn bình thường thì cũng nên hạn chế ngủ nướng.
Siêng năng hoạt động
Tích cực hoạt động, thường xuyên tập thể dục là rất cần thiết. Nó không những giúp bạn tiêu hao lượng calo dư thừa, mà còn làm cho máu được tuần hoàn dễ dàng hơn, từ đó đem đến cho bạn giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Bữa tối nhẹ nhàng
Bữa tối không nên quá nặng nề. Hãy hạn chế các loại thịt đỏ, đồ ăn nhiều gia vị, các chất kích thích như rượu, trà xanh, cà phê. Thay vào đó, dùng các loại rau và rau sống; bánh mì; các loại thực phẩm làm từ bột như mì, miến; cá và các loại thực phẩm làm từ sữa có chứa Tryptophane (chất tham gia sản xuất Serotonine, hormone giúp cân bằng cơ thể và ổn định giấc ngủ). Dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất hai giờ.
Video đang HOT
Tránh bị kích thích
Không nên dùng chất kích thích như cà phê, trà đặc vào cuối ngày. Những loại thức uống này dễ làm mất ngủ. Cũng cần tránh làm bản thân rơi vào trạng thái quá xúc động, quá hưng phấn. Trước khi đi ngủ, cần tránh xa tivi, trò chơi điện tử, máy tính; đồng thời gạt các nỗi lo sang một bên.
Chú ý nhiệt độ cơ thể
Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường hạ xuống. Vì vậy, nếu tắm trước khi đi ngủ, bạn nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Chú ý giữ ấm đôi chân, nhất là vào mùa đông, điều này làm giãn các mạch máu và bạn ngủ dễ dàng hơn.
Quan tâm đến phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi chứ không phải là một căn phòng đa năng. Đừng đem quá nhiều thiết bị, đồ đạc vào đó. Hãy giữ cho nó gọn gàng, sạch sẽ và thoáng đãng; đồng thời giữ cho nhiệt độ trong phòng ở mức cảm thấy thoải mái.
Giường cũng là yếu tố rất quan trọng để có được một giấc ngủ ngon. Nên nhớ rằng đệm giường cần phải thay sau nhiều nhất là 10 năm. Hãy để ý xem đệm của bạn có quá cũ không. Cần hạn chế tiếng ồn trong phòng ngủ, đóng cửa và kéo rèm để giảm bớt tiếng ồn bên ngoài và tắt tiếng điện thoại di động, các thiết bị điện tử khác để chúng không làm phiền bạn lúc nửa đêm.
Theo Nguyễn Vũ Minh Trang
Baodatviet/Doctissimo
Khi mệt mỏi bạn thường làm gì?
Hãy tìm nguyên nhân để loại bỏ nó! Thử xem một vài nguyên nhân và giải pháp dưới đây.
1. Nguyên nhân liên quan đến giấc ngủ
Bạn ngủ quá ít, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự tập trung và sức khỏe của bạn. Người lớn nên ngủ 7-8 tiếng một ngày. Đặt giấc ngủ lên hàng đầu và giữ thời gian biểu đều đặn. Không đặt máy tính, điện thoại trong phòng ngủ của bạn. Nếu bạn vẫn mất ngủ hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ.
Sự ngừng thở (ngạt thở) trong giấc ngủ sẽ dẫn đến sử thiếu ngủ mặc dù bạn dành 8 tiếng ở trên giường.
Giảm cân nếu bạn đang bị tăng cân, bỏ thuốc lá và khi ngủ dùng CPAP (Continuous positiv airway-áp suất đường thở dương liên tục), dụng cụ này sẽ giữ cho đường không khí đi qua luôn mở trong khi bạn ngủ.
Nếu bạn phải làm viêc đêm, đồng hồ sinh học của bạn bị thay đổi thì cần chú ý ngủ ngày để đảm bảo sức khỏe. Tạo điều kiện để việc ngủ ngày dễ dàng hơn như: tối, yên tĩnh... hoặc hỏi bác sĩ.
2. Nguyên nhân do một số căn bệnh
Thiếu máu: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mệt mỏi ở phụ nữ. Sự mất máu trong thời kì kinh nguyệt dẫn đến thiếu sắt, điều này khá nguy hiểm. Sắt là một nguyên tố cần thiết cho sự hình thành hồng cầu,chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy tới mô và các cơ quan. Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, nếu do thiếu sắt bạn có thể dùng thuốc chứa sắt hoặc ăn những thức ăn chứa nhiều sắt như:t hịt nạc, gan, cua, ốc, đậu, ngũ cốc.
Sự thất vọng: bạn có thể nghĩ thất vọng như một sự rối loạn về cảm xúc, nhưng thực tế nó gây ra sự mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Bạn nên nghi ngơi hoặc gặp bác sĩ với các liệu pháp tâm lý hoặc thuốc.
Sự giảm hoạt động tuyến giáp: tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó kiểm soát sự chuyển hóa,nếu tuyến này giảm hoạt động và chức năng chuyển hóa bị chậm,bạn cảm thấy uể oải. Bạn nên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, nếu thấp bạn nên dùng hormone tổng hợp để tăng nồng độ hormone này.
Nhiễm khuẩn đường tết niệu: trong một số trường hợp mệt mỏi chỉ là một dấu hiệu của bênh này. Bạn nên có test để kiểm tra nước tiểu để xác định xem có bị nhiễm khuẩn đường niệu không. Nếu bị thì kháng sinh sẽ giúp bạn.
Đái tháo đường: là căn bệnh nồng độ đường trong máu cao nhưng cơ thể không sử dụng được để chuyển thành năng lượng. Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân hãy đến viện kiểm tra. Việc thay đổi lối sống, liệu pháp insulin và thuốc sẽ giúp bạn.
Bệnh tim: khi bạn mệt mỏi với các hoạt động hàng ngày như: lau nhà, quét sân.. đó là dấu hiệu cho do tim của bạn. Thay đổi lối sống và các liệu pháp sẽ giúp bạn kiểm soát và dự trữ năng lượng.
3. Do lối sống và thức ăn
Thiếu năng lượng: ăn quá ít hay ăn những thức ăn không tốt hoặc những loại thức ăn bạn bị dị ứng đều dẫn đến mệt mỏi. Hãy có những chế độ ăn hợp lý như: bữa sáng giàu protein, thức ăn chứa hydrycarbon trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều bữa và snack để duy trì năng lượng. Kiểm tra thức ăn mà có thể gây dị ứng.
Caffeine: một lượng vừa sẽ giúp bạn tỉnh táo, nếu quá nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi. Giảm từ từ việc sử dụng cà phê, chè, chocolate sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi.
Mất nước: mệt mỏi là một dấu hiệu của mất nước. Hãy uống ít nhất 2 cốc nước trong 1 giờ và nên uống từng ngụm.
Nếu bạn bị mệt mỏi mạn tính hãy thay đổi lối sống về chể đô ăn, ngủ và luyện tập thể thao.
Theo Dân trí
Khắc phục 10 sai lầm về giấc ngủ Thay vì dùng thuốc ngủ để đối phó chứng mất ngủ, hãy tìm căn nguyên từ sự thiếu cân bằng của bản thân. Sai lầm 1: Không tuân theo một lịch ngủ nhất định Hãy tạo cho mình thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ. Đồng hồ sinh học điều chỉnh giấc ngủ khỏe mạnh phụ thuộc vào tính ổn định nhất...