6 loại vũ khí kỳ dị ngoài sức tưởng tượng từng được chế tạo
Bom dơi, pháo nguyên tử hay tên lửa do bồ câu dẫn đường là những loại vũ khí mà con người đã chế tạo nhằm chiếm ưu thế trước quân đội đối phương.
Pháo hạt nhân
Pháo hạt nhân của Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người ta nảy ra ý tưởng chế tạo loại vũ khí hạt nhân chiến thuật, giúp hủy diệt những mục tiêu đã định thay vì tàn phá cả một thành phố. Nó sẽ được bắn chính xác vào mục tiêu từ các nòng pháo hoặc tên lửa tầm ngắn.
Các quốc gia theo đuổi dự án pháo hạt nhân gồm Mỹ, Nga và Pháp. Sau đó, người ta chế tạo các loại tên lửa chính xác để đưa đầu đạn hạt nhân nổ đúng nơi họ muốn. Hiện tại, cả Nga và mỹ đã loại vũ khí này khỏi biên chế chiến đấu. Phần lớn chúng đã bị tiêu hủy theo hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Moscow và Washington.
Bom Dơi
Bom dơi của Mỹ.
Trên thực tế, những nơi tối tăm như kho lương thực hoặc nhà chứa vũ khí rất dễ thu hút loài dơi. Nếu quả bom nổ khi chúng đang ẩn náu ở một nơi tương tự, nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trong cho phe Phát xít Nhật. Nhằm tăng khả năng phá hoại, không quân Mỹ thường lựa chọn khu vực thả bom dơi.Quân đội Mỹ phát triển bom Dơi nhằm chống lại Phát xít Nhật trong Thế chiến thứ II. Mỗi quả bom loại này chứa 40 con dơi gắn những quả bom napal nhỏ cùng hệ thống hẹn giờ. Sau khi thả xuống lãnh thổ đối phương bằng dù, quả bom sẽ mở ra để những con dơi bay đi tìm nơi trú ẩn. Khi bom napal trên mình chúng nổ, nó sẽ gây ra những vụ hỏa hoạn, Businessinsider đưa tin.
Tàu sân bay ngầm
Tàu ngầm sân bay của Nhật Bản.
Video đang HOT
Khi Thế chiến II lên tới đỉnh điểm, Nhật đưa vào sử dụng mẫu tàu ngầm lớp Sen Toku I-400. Các tàu lớp này rộng tới mức chúng có thể mang 3 chiếc máy bay chiến đấu Aichi M6A Seiran. Ngoài ra, tàu này còn có khả năng trang bị ngư lôi như các tàu thông thường, giúp nó chống lại các tàu chiến hoặc tàu ngầm của đối phương.
Theo kế hoạch, quân Nhật dự định đóng 18 tàu loại này. Tới khi dự án bị hủy, người ta đã chế tạo được 3 chiếc. Tuy nhiên, chúng đều chịu chung kết cục bị đánh đắm. Dù khá độc đáo nhưng các tàu lớp Sen Toku I-400 không giúp quân Nhật cải thiện cục diện chiến trường.
Thủy phi cơ lớp Lun
Thủy phi cơ của Liên Xô.
Ra đời nhằm mục tiêu đối trọng với tàu sân bay Mỹ, thủy phi cơ Lun được thiết kế để bay là là trên mặt nước. Kích thước khổng lồ khiến nó lớn hơn tất cả các loại máy bay vận tải và nhanh hơn mọi loại tàu. Nó có thể mang các loại vũ khí đối hạm uy lực và cả vũ khí hạt nhân. Radar và hệ thống dò sonar của kẻ địch không thể tìm ra Lun vì nó bay thấp nhưng ít khi chạm mặt nước.
Với tổng cộng 8 động cơ phản lực NK-8 công suất đẩy 13.000 kg mỗi chiếc được gắn trên cánh phụ nằm ngay trước cánh chính, chiếc máy bay có thể nâng một khối lượng khổng lồ khỏi mặt biển. Với phần bụng dưới được thiết kế như đáy thuyền và hai giá đỡ nằm tại các đầu cánh, thủy phi cơ Lun chỉ có thể cất và hạ cánh xuống dưới mặt biển.
Ngư lôi có người lái
Ngư lôi có người lái của Nhật Bản.
Kaiten là loại ngư lôi do Phát xít Nhật chế tạo. Nó được đưa vào sử dụng giữa năm 1944 và 1945. Trong khi các loại ngư lôi khác hoạt động nhờ quán tính, Kaiten cải thiện khả năng bắn trúng mục tiêu nhờ con người điều khiển. Nó là vũ khí liều chết mà Nhật sử dụng nhằm chống lại quân đồng minh trong những năm cuối cuộc chiến tranh thế giới lần II.
Tên lửa do chim bồ câu dẫn đường
Hệ thống điều khiển của tên lửa chim bồ câu dẫn đường của Mỹ.
Dự án sử dụng chim bồ câu để điều khiển tên lửa được Mỹ triển khai trong Thế chiến II. Theo đó, người ta sẽ đưa những con bồ câu vào trong buồng lái một quả tên lửa. Trên màn hình là hình ảnh trực diện của mục tiêu. Những con bồ câu sẽ mổ vào đó để điều hướng tên lửa.
Dù hoài nghi về tính khả thi của dự án nhưng Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ vẫn chi 25.000 USD kinh phí nghiên cứu. Tuy nhiên, nó vẫn bị hủy bỏ trong năm 1944. Năm 1948, Hải quân Mỹ khôi phục dự án nhưng nó tiếp tục bị hủy bỏ năm 1953 sau khi người ta tạo ra hệ thống dẫn đường điện tử đáng tin cậy cho tên lửa.
Theo Tri Thức
Việt Nam mua vũ khí Nga tuỳ thuộc khả năng của nền kinh tế
Trả lời phỏng vấn hãng tin Interfax (Nga) ngày 20.12 qua, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn nói rằng việc tiếp tục mua vũ khí từ Nga tuỳ thuộc vào tình hình khu vực và khả năng của nền kinh tế Việt Nam.
Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng được lai dắt đến tàu hàng Rolldock Star tại cảng St.Petersburg để lên đường về nước ngày 16.12.2014 - Ảnh: Airbase (Nga)
Trả lời câu hỏi về tiến độ của Nga trong thực hiện hợp đồng cung cấp tàu ngầm lớp Kilo 636.1 và tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9, và liệu Việt Nam có tiếp tục các hợp đồng như thế trong tương lai, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn nói rằng các hợp đồng đang được thực hiện theo lịch trình. Năm 2014 Việt Nam đã nhận được hai chiếc tàu ngầm đầu tiên và đến năm 2016 sẽ nhận đủ 6 chiếc.
Đại sứ nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng vấn đề của các đơn đặt hàng mới của chúng tôi sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình trong khu vực và khả năng của nền kinh tế chúng tôi. Tăng cường năng lực quốc phòng là một trong còn chúng tôi không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Đặc biệt, Việt Nam luôn cam kết duy trì hòa bình trong khu vực.
Chúng tôi mua vũ khí từ Nga, chẳng hạn như tàu ngầm, là cho mục đích phòng thủ. Chúng tôi không khiêu khích hay can thiệp vào bất cứ nước nào trong khu vực. Việc hợp tác về quân sự - kỹ thuật của chúng tôi là có truyền thống, không nhằm chống lại bất cứ ai và có mức độ cao về sự tin tưởng lẫn nhau, phù hợp với các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn - Ảnh: Đại sứ quán VN tại Nga.
Hãng tin Interfax hỏi rằng trong việc hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga, liệu Việt Nam có bị ảnh hưởng từ việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, cũng như Việt Nam có ý định mua vũ khí Mỹ hay không, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn khẳng định hầu hết vũ khí mà Việt Nam mua sắm đều là vũ khí của Nga, và dù tháng rồi Mỹ thông báo gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, nhưng Nga vẫn sẽ là đối tác ưu tiên của Việt Nam về lĩnh vực mua sắm vũ khí.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn cũng thông tin thêm về tiến độ thực hiện Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có sự tham gia của phía Nga, dự kiến chậm nhất đến năm 2017 sẽ khởi công, thậm chí có thể sớm hơn.
Ngoài ra, nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai nước cũng đã ký nhiều hiệp định hợp tác, trong đó có việc hợp tác giữa hải quân 2 nước, và đơn giản một số thủ tục cho các tàu chiến của Nga được ghé các cảng biển Việt Nam.
Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng được lai dắt đến tàu hàng Rolldock Star tại cảng St.Petersburg để lên đường về nước ngày 16.12.2014 - Ảnh: Airbase (Nga)
Thân một chiếc tàu hộ tống tên lửa và săn ngầm Gepard 3.9 đang đóng cho hải quân Việt Nam, tại Tartastan, Nga, tháng 3.2014 - Ảnh: Nhà máy Gorky.
Tàu ngầm Việt Nam huấn luyện trong vịnh Cam Ranh - Ảnh: Mai Thanh Hải.
Hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 đầu tiên Việt Nam đặt mua từ Nga, chiếc HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ đã phục vụ trong lực lượng hải quân. Hai chiếc Gepard 3.9 kế tiếp đang được đóng tại Tartastan, Nga, có khả năng săn ngầm - Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo Tin Nóng
3 vũ khí trên biển nguy hiểm nhất của Trung Quốc Quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là lực lượng hải quân trên biển, khu vực Thái Bình Dương. Hướng đi mới của Trung Quốc hiện nay bao gồm việc tạo ra một lực lượng hải quân đẳng cấp thế giới, hiện đại. Nó bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc (giờ đây đã trở thành vấn đề toàn...