6 loại thuốc khiến cơ thể dễ mất nước
Mất nước là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra. Mất cân bằng nước sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất, lượng đường trong máu dẫn đến gây nguy hiểm cho cơ thể.
Một số loại thuốc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cơ thể chúng ta bị mất nước, nếu tình trạng nghiêm trọng, thậm chí có thể phải nhập viện.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước trong đó có việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh… Vì vậy, nếu người bệnh đang phải dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, điều quan trọng là cần theo dõi các dấu hiệu khi cơ thể bị mất nước.
Hầu hết những người bị táo bón được bác sĩ kê cho thuốc nhuận tràng, hay còn gọi là thuốc xổ. Thuốc xổ là loại thuốc quen thuộc nhưng không phải vì thế mà chúng ta sử dụng tùy tiện. Thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) chứa các chất giúp tăng nhu động ruột, thúc đẩy cơ thể thải phân, làm mềm phân nên có tác dụng giảm táo bón tạm thời.
Tuy nhiên, bằng cách tăng tốc độ đi tiêu, thuốc nhuận tràng có thể khiến cơ thể bạn thải ra quá nhiều nước, dẫn đến mất nước. Đó là lý do tại sao lạm dụng thuốc nhuận tràng là nguy hiểm.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận, làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như nước ở các khoảng gian bào. Có nhiều loại thuốc lợi tiểu khác nhau. Thuốc lợi tiểu được sử dụng phối hợp với các nhóm thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp.
Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, làm giảm lượng nước trong cơ thể qua đó làm hạ huyết áp. Và một trong những tác dụng phụ phổ biến của thuốc là làm cơ thể bị mất nước.
Do đó, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần uống nước đầy đủ và tuân thủ theo đúng liệu trình sử dụng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, nếu gặp phải tác dụng phụ này cần phải thông báo ngay.
Video đang HOT
Một số thuốc trị bệnh có thể gây mất nước.
Metformin có hiệu quả trong việc điều trị đái tháo đường type 2. Thuốc làm giảm nồng độ glucose trong máu khi đói và sau bữa ăn và làm tăng việc sử dụng glucose ở tế bào và giảm sự hấp thu glucose ở ruột… Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể gây tiêu chảy, khiến cơ thể mất nước.
Tác dụng phụ này liên quan tới liều lượng, đặc biệt ở người phải sử dụng thuốc liều cao và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị nhưng thường là nhất thời. Có thể tránh các tác dụng phụ của thuốc bằng cách uống metformin vào các bữa ăn, tăng liều dần từng bước và nên uống bổ sung từng ngụm nước nhỏ.
Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực
Lithium được sử dụng để điều trị các cơn hưng cảm do trầm cảm. Thuốc ngăn ngừa hoặc làm giảm cường độ của các cơn hưng cảm. Ngoài ra, lithium cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng việc uống thuốc cũng có thể khiến cơ thể người bệnh dễ bị mất nước, đặc biệt nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Khi ở ngoài trời với ánh gắt, vận động cường độ mạnh cũng sẽ khiến người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Tình trạng mất nước có thể làm tăng một số tác dụng phụ của lithium. Do đó, người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể khỏi bị mất nước khi đang uống lithium. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bị đổ mồ hôi quá mức, bị sốt, ói mửa hoặc tiêu chảy nhiều hơn một vài giờ.
Thuốc hóa trị ung thư
Thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư và những loại thuốc này đi kèm với một loạt các tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn và nôn dẫn đến cơ thể bị mất nước. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào từng loại hoá chất và liều thuốc sử dụng. Vì vậy, tùy vào từng phác đồ điều trị hóa chất gây nôn, buồn nôn mạnh, vừa và yếu khác nhau; tùy từng cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho các thuốc điều trị chống nôn khác nhau.
Song song với việc điều trị chống nôn, bác sĩ sẽ dùng thêm các dung dịch nuôi dưỡng và bồi phụ nước điện giải cho người bệnh. Người bệnh cũng cần phải cố gắng và chịu khó uống nước hoa quả, dung dịch oresol và cố gắng ăn uống để đảm bảo sức khỏe khi cơ thể bị mất nước
Thuốc điều trị vẩy nến mảng bám
Apremilast (Otezla) là một viên thuốc giúp cải thiện bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng bằng cách nhắm mục tiêu vào một loại enzyme cụ thể làm giảm viêm. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc là tiêu chảy, có thể dẫn đến cơ thể bị mất nước, thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.
Theo nghiên cứu của nhà sản xuất thuốc, có đến 17% bệnh nhân báo cáo bị tiêu chảy khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, tiêu chảy sẽ biến mất trong 2 tuần đầu tiên. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ của bạn về tác dụng phụ này, để có giải pháp bù nước tốt nhất cho cơ thể.
Cải thiện chứng phù chân khi mang thai
Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Vậy, thai phụ bị phù chân cần làm gì và khi nào thì nguy hiểm?
Phù chân khi mang thai, do đâu?
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trí bàn chân, mắt cá.
Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
Một số sản phụ có tiền sử bệnh viêm tĩnh mạch, phản ứng với dị ứng, tiền sản giật, thần kinh bị rối loạn hay việc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, ma túy cũng gặp tình trạng này.
Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều natri, thiếu kali,...
Thực hiện các động tác massage cho đôi bàn chân để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai.
Khi nào phù chân do bệnh lý?
Nếu như mẹ bầu nhận thấy mình bị phù ở bàn chân, bắp chân, mắt cá chân hoặc ở tay thì mẹ bầu hãy yên tâm, vì đây là những dấu hiệu bình thường và phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước, tình trạng sưng phù sẽ thuyên giảm.
Các mẹ cần chú ý quan sát hiện tượng sưng phù của mình vì đây là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật khi mang thai - biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong thai kỳ, có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Do đó, mẹ cần hết sức đề phòng khi ở những trường hợp sau đây: Những mẹ bầu có tiền sử bệnh tim hoặc những vấn đề liên quan đến thận, hoặc nếu chế độ của mẹ không có đủ các chất dinh dưỡng thì chứng phù nề cũng có thể xuất hiện.
Lúc này, chúng sẽ "kéo" đến sớm hơn chứ không đợi đến lúc bụng mẹ to lên và mẹ có thể bị sưng ở chân, mặt hoặc tay. Thai phụ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì đây là dấu hiệu báo nguy và nếu đến giai đoạn này, mẹ bầu lẫn thai nhi đang được đặt ở tình trạng khẩn cấp, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phù bệnh lý khiến thai phụ có nguy cơ phải đối mặt với chứng tiền sản giật, thường xuất hiện vào tuần thứ 20, gồm có tăng huyết áp, phù nề và nước tiểu có đạm, hoặc bệnh thận (phổ biến nhất là hội chứng thận hư). Đồng thời, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và có thể làm suy thai hoặc sinh non.
Thai phụ cần khám ngay khi có các biểu hiện như: phù qua vài đêm, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt; phù nặng đến tay, mặt hay các bộ phận khác của cơ thể; phù kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng.
Các biện pháp cải thiện tình trạng phù chân
Để cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai, mẹ bầu không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.
Thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Ngoài ra có thể đun râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể uống nhiều nước.
Dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10-15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù. Tập thể dục đều đặn, nên lựa chon môn thể dục thích hợp cho bà bầu như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng.
Thực hiện các động tác massage cho đôi bàn chân như xoay bàn chân. Cách thức thực hiện: xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút.
Thai phụ cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót... và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi và kẽm. Không ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối. Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
Tại sao đôi lúc cà phê lại khiến bạn buồn ngủ? Uống cà phê có thể khiến một số người cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ, nhưng bản thân cà phê không phải là thủ phạm. Cà phê chặn các tác động của Adenosine Theo The Healthy , khi bạn uống cà phê, dạ dày và ruột non hấp thụ caffeine và phân phối lại qua máu đến nhiều bộ phận của cơ...