6 loại thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên kiêng
Người bị bệnh tiểu đường nên chế độ dinh dưỡng phù hợp, những thực phẩm nào nên tránh với người bị bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Theo ý kiến từ nhiều bác sĩ cho biết, người bị tiểu đường hạn chế thực phẩm chứa tinh bột, hoặc chứa nhiều carbohydrat, cụ thể như sau:
Bánh kẹo, nước ngọt… là những thực phẩm có nhiều đường hóa học nhân tạo nên dễ làm lượng đường trong máu tăng, khó hồi phục bệnh. Ngoài ra, những thực phẩm có chứa đường tự nhiên như mía, hoa quả chín cũng nên hạn chế tối đa.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Tinh bột là chất mà hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng, điển hình như cơm. Tuy nhiên, người bị tiểu đường lại bị khuyến cáo nên hạn chế dùng tinh bột nhiều. Do đó, không những cơm mà các thực phẩm như bún, phở, cháo… cũng cần chú ý khi sử dụng, tránh vượt quá mức cho phép. Bạn có thể nấu súp, gạo lứt… để thay thế. Ngoài ra, những loại củ quả như khoai tây, ngô… cũng không nên ăn quá nhiều.
Chất béo bão hòa
Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều mỡ như thịt heo, nội tạng động vật, trứng… Đặc biệt, người bệnh không nên ăn thực phẩm đóng hộp như mì ăn liền, các thực phẩm gói sẵn như xúc xích, thức ăn nhanh. Bởi vì chứa nhiều cholesterol cũng như chất bảo quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ bé phì và khó kiểm soát đường huyết.
Trái cây khô
Mặc dù trái cây có chứa nhiềm hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là những loại tránh cây tươi chứ không phải trái cây khô. Những loại trái cây khô thường được sấy và chứa nhiều đường, càng làm tăng lượng đường trong máu lên cao, không có chức năng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh.
Video đang HOT
Sữa, bơ, phomai
Sữa, bơ là những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nó lại không hoàn toàn phù hợp với người bị tiểu đường. Chất béo trong những thực phẩm này sẽ góp phần làm giảm đề kháng và hạn chế sự sản xuất insulin trong tuyến tụy. Do đó, bạn nên lưu ý không phải lúc nào cũng dùng sữa khi bị bệnh là tốt đâu nhé. Nếu có, thì nên chọn loại sữa không đường, tách béo để không làm bệnh nghiêm trọng thêm.
Bia, rượu, thức uống có cồn
Bạn tuyệt đối phải tránh xa rượu, bia khi đã được xác định bị bệnh tiểu đường. Những thức uống như vậy sẽ làm bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Do đó, bạn không nên tự hại sức khỏe của mình bằng các loại thức uống này.
Những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường
Ngoài những thực phẩm nằm trong danh sách bệnh tiểu đường không nên ăn gì ở trên, người bệnh hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác:
Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng kiểm soát lượng đường trong máu.
Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Theo www.phunutoday.vn
Bị tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
Trong chu kì ,mang thai, bệnh tiểu đường được các mẹ bầu chú ý quan tâm. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, hạn chế ăn carbonhydrates đơn giản
Với những người bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường. Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Carbonhydrates là thành phần chính để tạo ra lượng đường trong máu gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Trong khi Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, thì carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản mẹ bầu nên hạn chế ăn bao gồm bánh ngọt, bánh mì, cơm, kẹo, đường,...
Nên ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, đó là:
- Bánh mì làm từ lúa mì
- Lê, đào, cam, táo
- Đậu
- Bắp
- Nên ăn nhiều hoa quả tươi
Người bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường như glucose, bánh kẹo, tốt nhất là nên ăn hoa quả tươi, đặc biệt là dùng nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường trong nước hoa quả hoặc trong sữa chậm hơn.
Chọn thực phaamrcos chỉ số đường huyết (GI) thấp
Chỉ số đường huyết GI là chỉ lượng đường glucose từ thực phẩm ngấm vào máu ở mức độ nào đó sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp đó là những loại giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiêu đường hiệu quả, cơ thể không mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu.
Những thực phẩm có chỉ số GI thấp đó là: mì ống làm bằng bột lúa mì; lê, đào, táo, cam, đậu đỗ, ngô ngọt...
Hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây chiên, gạo trắng.
Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.
- Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.
- Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
- Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas... Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì chỉ ăn có 3 bữa chính, hãy ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao. Và đây cũng là cách tạo thời gian cho insulin đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.
Theo www.phunutoday.vn
Bị tiểu đường nên ăn trái cây gì? Trái cây đặc biệt có lợi cho sức khỏe , người bị bệnh tiểu đường cần bổ sung những loại trái cây nào? Vì sao người tiểu đường nên ăn trái cây? Trái cây là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan...