6 loại hoa chơi Tết có nhiều chất độc
Tết nhiều nhà mua các loại hoa về để trang trí, tô điểm thêm cho ngôi nhà. Tuy nhiên, có một số loại hoa lại tuy có vẻ ngoài rất đẹp nhưng lại có chứa các chất độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người chơi hoa. Dưới đây là 6 loại hoa có nhiều chất độc bạn nên biết.
Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành “chảu” hình chén, màu ngọc – lục nhạt.
Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là “ngọc chảu ngân đài”. Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là “ngọc chảu kim đài”. Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may bạn ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.
Là loại hoa thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính. Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước mà chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Là cây thân mộc, thân thảo bụi ưa bóng râm ẩm thấp, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng. Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Người bệnh có thể bị ngứa da, nôn mửa, suy yếu và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê, co giật và ngừng lưu thông máu.
4. Hoa đỗ quyên
Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, lá mọc cách, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Hiện nay, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh nội thất, trang trí. Thế nhưng lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…
5. Hoa trúc đào
Đây là loại cây có hoa rất đẹp và được trồng khá nhiều làm cảnh, hàng rào, trang trí khu vui chơi, công viên, hè phố… Cây cao khoảng 2 – 3m, nở hoa rất đẹp nhưng có độc tố mạnh và chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Vì trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin nên chỉ cần nhai một lá trúc đào là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10 – 20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn.
Thế nhưng khi được hỏi, hầu hết mọi người đều rất mơ hồ về điều này. Các triệu chứng ngộ độc khi ăn phải trúc đào thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy có thể ra máu, đau bụng, loạn nhịp tim, trụy tim, tụt huyết áp, lạnh người do tuần hoàn máu không ổn định. Từ đó dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh trung ương, thiếu ôxy lên não, hôn mê và dẫn đến tử vong. Nhựa trúc đào gây rát da, rát mắt, viêm da.
6. Hoa hồng môn
Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá màu xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Lá và những bông hoa đỏ tươi hồng môn có độc tính. Ăn phải sẽ đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.
Theo VNE
Chất độc có trong 100% mì tôm trên thị trường có thể gây tử vong
Ở liều cao, acid oxalic (chất có trong 100& mì tôm trên thị trường) có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong với hàm lượng 4-5g.
Acid oxalic là acid hữu cơ có công thức phân tử H2C2O4. Acid oxalic có tính acid khá mạnh (khoảng 10.000 lần acid acetic), ở điều kiện thường, acid oxalic tồn tại ở dạng tinh thể, dễ tan trong nước tạo dung dịch không màu, có vị chua.
100% mì tôm có chứa acid oxalic. (Ảnh minh họa)
Acid oxalic và các muối oxalat có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có mức độ tồn dư khác nhau như sắn, rau chân vịt, măng, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, măng tây, khoai tây, cà tím...
Acid oxalic có thể bị giảm hàm lượng trong quá trình chế biến thực phẩm như: ngâm rửa rau củ, luộc gạn bỏ nước luộc đối với măng, rang đối với một số loại hạt....
Ở liều cao, acid oxalic (muối oxalat) có khả năng gây ra ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong với hàm lượng 4-5g. Liều ngộ độc (LD50) của acid oxalic nguyên chất được ước khoảng 378 mg/kg thể trọng (khoảng 22,68 g/người 60 kg). Sự kết hợp của acid oxalic với canxi tạo ra calci oxalat, có thể gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy...
Theo Luật an toàn thực phẩm và Danh mục chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, acid oxalic sử dụng trong thực phẩm phải đảm bảo độ tinh khiết, đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và đáp ứng các yêu cầu đối với chất hỗ trợ chế biến, phụ gia sử dụng trong chế biến thực phẩm:
- Sản phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
- Sử dụng chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất (đúng danh mục, đúng liều lượng, đúng đối tượng thực phẩm...).
Khi phát hiện sự có mặt của acid oxalic trong một số sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã chủ động yêu cầu các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các đơn vị kỹ thuật thực hiện giám sát chủ động đối với acid oxalic trong các sản phẩm rau, củ quả tươi; bột mỳ, mỳ gói, mỳ sợi; gạo, bún, bánh phở, bánh canh, bánh hỏi... Kết quả giám sát đến ngày 19/12/2013 trên tổng số 263 mẫu cho thấy:
- 58/263 mẫu phát hiện có acid oxalic (chiếm 22,05%), hàm lượng dao động từ 10,7 đến 1809 mg/kg. Chủ yếu phát hiện trong các sản phẩm rau quả tươi, bột mỳ và một số sản phẩm chế biến từ bột mỳ (mỳ gói, mỳ sợi).
- Phát hiện 08 mẫu mỳ gói có hàm lượng acid oxalic từ 31,9 đến 177 mg/kg trong đó 05 mẫu mỳ gói ngoại của nước ngoài có hàm lượng từ 31,9 đến 71,3 mg/kg.
- 01 mẫu bột mỳ nhập ngoại có hàm lượng acid oxalic là 110 mg/kg.
- Một số mẫu rau củ quả tươi cũng chứa acid oxalic với hàm lượng dao động từ 10,7 - 1809 mg/kg tùy theo chủng loại.
Từ các thông tin trên, có thể thấy rằng acid oxalic (muối oxalat) tồn tại sẵn có trong một số loại thực phẩm, khó khăn để phân biệt giữa acid oxalic tồn tại tự nhiên với acid oxalic chủ động cho vào thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng, các biện pháp cần thiết để kiểm soát hạn chế cần được tiến hành đồng bộ như sau:
Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Không được sử dụng acid oxalic công nghiệp trong sản xuất, chế biến thực phẩm (do không đảm bảo độ tinh khiết, an toàn dùng trong thực phẩm). Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng mục đích công nghệ, nếu sử dụng acid oxalic với mục đích là chất hỗ trợ chế biến phải đảm bảo sử dụng ở mức tối thiểu chế phẩm acid oxalic đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đồng thời phải công bố việc sử dụng với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với người tiêu dùng: Lựa chọn thực phẩm bao gồm cả các loại rau củ quả tươi phù hợp với tình hình sức khỏe, đối với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tạo sỏi trong cơ thể tránh sử dụng các thực phẩm giàu acid oxalic; Khi sử dụng các thực phẩm giàu acid oxalic (muối oxalat), cần chú ý tăng cường uống nước để tăng đào thải; Thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến có tác dụng làm giảm acid oxalic như ngâm, rửa, luộc, rang... phù hợp với đặc tính của từng nguyên liệu thực phẩm cũng như sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao được khuyến cáo.
Theo VNE
10 loại thực phẩm giải trừ chất độc cho cơ thể Nếu bạn ăn nhiều dầu mỡ hay uống nhiều bia rượu,... cơ thể của bạn cần được giải độc. Hãy làm việc đó tự nhiên và dễ dàng bằng cách bổ sung 10 thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn. Đôi khi do thói quen ăn uống không đúng cách hằng ngày hay các yếu tố khách quan khác như môi...