6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Nếu thấy cơ thể “tự tạo ra những âm thanh” khác thường thì hãy nghĩ đến chuyện đi khám bác sĩ ngay nhé.
Dưới đây là 6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp trục trặc và bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
1. Có nhịp đập hoặc tiếng vù vù trong tai: Dấu hiệu huyết áp cao
Khi tim bạn đập, nó sẽ di chuyển máu xung quanh cơ thể bạn và khi nó chảy, sau đó máu sẽ đẩy vào các bên của mạch máu. Huyết áp cao có thể gây nguy cơ đau tim và đột quỵ nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Một số triệu chứng của huyết áp cao có thể bao gồm đau đầu dữ dội, mệt mỏi hoặc nhầm lẫn, vấn đề về thị lực và đau ngực.
Những người bị huyết áp cao cũng có thể cảm thấy khó thở, nhịp tim không đều, máu trong nước tiểu và dồn nén ở ngực, cổ hoặc tai. Chính vì vậy mà người bị huyết áp cao đôi khi cảm thấy có vẻ như tim đang đập ở bên tai.
2. Tiếng thở như tiếng huýt sáo: Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng phổi, hen suyễn
Nếu bạn có thể nghe thấy tiếng huýt sáo khi bạn hít vào và/hoặc thở ra thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng đường hô hấp trên của bạn bị hạn chế. Tốt nhất bạn nên đi khám để xác định liệu mình có bị nhiễm trùng phổi hay là bệnh hen suyễn hay không. Với trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản.
3. Khớp xương kêu răng rắc: Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp
Theo ông Robert G. Marx, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình New York, hiện tượng này không có gì lo lắng nếu thỉnh thoảng mới xảy ra và không kèm theo các cơn đau.
Video đang HOT
Nếu mỗi khi bạn bước đi hoặc di chuyển mà thấy các khớp xương phát ra âm thanh răng rắc, đồng thời cảm thấy cơn đau thì đã đến lúc bạn cần đến gặp bác sĩ. Các cơn đau này có thể là do tình trạng viêm khớp, hoái hóa khớp, tổn thương sụn gây ra. Điều trị vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình hình.
4. Tiếng sôi ùng ục trong bụng dù không đói: Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tắc ruột
Nếu bạn đang đói thì âm thanh ùng ục trong bụng có thể xuất hiện, điều này là bình thường. Nhưng nếu tình trạng sôi bụng xuất hiện ngay cả khi bạn không đói thì rất có thể đó là do bạn bị tắc ruột. Ngay lúc này, hãy tới bệnh viện để được chẩn đoán rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.
5. Tiếng rắc rắc ở hàm khi ngáp: Dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn khớp hàm thái dương
Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và sọ, khớp bị ảnh hưởng mỗi ngày khi bạn nói, nhai, nuốt, và ngáp. Don C. Atkins, bác sĩ răng hàm mặt, California cho biết đôi khi, hai hàm của bạn không khớp nhau và mỗi lần bạn ngáp hoặc cử động hàm có thể tạo ra những âm thanh. Đó có thể là rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau xung quanh khớp gây khó chịu và ảnh hưởng đến cử động của hàm.
6. Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Dấu hiệu cảnh báo tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ
Đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương. Ngoài ra, nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Những nguyên nhân bất ngờ có thể khiến bạn dễ bị hình thành vết bầm tím trên cơ thể
Nếu vết bầm tím xuất hiện đột ngột, gây đau đớn ảnh hưởng tới vận động và kéo dài liên tục, bạn hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu vết bầm tím thường xuất hiện ở chân, cánh tay và các bộ phận khác trên cơ thể không rõ lý do, bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục:
Dùng thực phẩm bổ sung
Một số thực phẩm bổ sung dành cho người ăn kiêng có thể góp phần gây ra các vết bầm tím trên cơ thể. Những thành phần như cỏ thơm, tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm, axit béo omega-3 (dầu cá) và vitamin E tác động gián tiếp tới tiểu cầu trong máu. Do đó, vì lý do an toàn, trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lão hóa
Gary Goldenberg, phó giáo sư da liễu tại Trường Y Icahn trực thuộc Bệnh viện Mount Sinai giải thích, đây là hiện tượng rất phổ biến ở người trên 60 tuổi. Nguyên nhân là do da của con người mỏng hơn khi già đi và các mạch máu cũng dễ chịu tổn thương.
Cả hai điều này là lý do chính khiến những phụ nữ ngoài 60 phải đối mặt với các vết bầm tím. Da mỏng làm giảm lượng mỡ và collagen tích tụ bảo vệ mạch máu. Các mạch máu cũng mất dần tính đàn hồi nên dễ vỡ hơn.
Dù không công bằng nhưng phụ nữ có xu hướng dễ bị bầm tím hơn nam giới.
Dù ng thuốc làm loãng máu
Dùng thuốc làm loãng máu để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc chứng máu đông là lời giải thích đơn giản cho những vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể. Ngoài ra, hiện nay cũng có một số loại thuốc khác sở hữu tác dụng phụ làm loãng máu ít người lưu ý tới như ibuprofen hoặc aspirin. Nhìn chung, những loại thuốc này làm giảm khả năng đông máu, từ đó kéo dài thời gian chảy máu do tổn thương mao mạch hơn bình thường.
Bị bệnh về máu
Rối loạn đông máu và rối loạn chảy máu là những vấn đề sức khỏe có thể gây nên các vết bầm tím dễ dàng trên da. Rối loạn đông máu là tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng đông máu, khiến người bệnh có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng chỉ sau một chấn thương nhẹ. Trong khi đó, rối loạn chảy máu là một dạng rối loạn đông máu nhẹ và có triệu chứng đặc trưng như chảy máu cam kéo dài, tiểu tiện đại tiện ra máu và ra nhiều kinh nguyệt.
Rối loạn đông máu và rối loạn chảy máu là những vấn đề sức khỏe có thể gây nên các vết bầm tím dễ dàng trên da.
Dùng thuốc chống trầm cảm
Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) là một loại thuốc chống trầm cảm rất phổ biến. Theo nhiều nghiên cứu, các chất ức chế fluoxetine, sertraline, citalopram và bupropion trong thuốc này có thể tác động tới tiểu cầu và can thiệp vào quá trình đông máu.
Dùng thuốc corticosteroid
Loại thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân được sử dụng để điều trị những vấn đề sức khỏe về da có thể khiến bạn dễ bị bầm tím. Chúng làm da trở nên mỏng hơn và dễ chịu tổn thương trước tác động nhẹ. Những loại thuốc này thường được sử dụng nhằm giảm sưng, đỏ, ngứa và các triệu chứng dị ứng khác.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê corticosteroid dạng bôi cho người mắc các vấn đề về da như eczema và bệnh vẩy nến. Trong khi đó, dạng uống thường được khuyên dùng nhằm trị hen suyễn, dị ứng và các tình trạng viêm khác.
Thiếu vitamin
Thiếu hụt vitamin C và K có thể gây ra vết bầm tím không rõ nguyên nhân. Trên thực tế, điều này rất khó xảy ra nếu bạn sống ở quốc gia phát triển và thường xuyên sử dụng thực phẩm lành mạnh. Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và sản xuất collagen trên da. Do đó nếu không bổ sung đủ dưỡng chất này, các mạch máu sẽ bị yếu và dễ vỡ hơn.
Thiếu hụt vitamin C và K có thể gây ra vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, thiếu máu cũng góp phần gây ra các vết bầm tím do hợp chất này là thành phần chính tạo huyết sắc tố, giúp lưu thông oxy khắp cơ thể. Các triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng bao gồm môi khô, nứt nẻ, thèm ăn và giòn móng.
Bạn có thể mất đến 2 tuần để vết bầm tím tự lành. Mọi người không thể can thiệp gì nhiều để khiến chúng biến mất nhanh hơn. Chỉ sau vài ngày, các vết bầm tím thường được cải thiện và màu sắc thay đổi thành màu xanh lá hoặc màu vàng. Sau cùng, chúng có thể chuyển sang màu nâu nhạt trước khi lành hoàn toàn. Xuất hiện vết bầm tím nặng gây sưng đau sau phẫu thuật là dấu hiệu đáng báo động.
Bạn có thể tăng tốc độ lành vết thương bằng cách chườm đá 10 phút. Việc làm này sẽ hạn chế và làm chậm sự lan rộng của vết bầm tím.
(Nguồn: Pre)
Theo afamily
Cậu bé 16 tuổi nặng 100kg suýt chết vì ăn những thứ khiến lượng đường trong máu cao hơn 20 lần bình thường Nếu bạn cũng có sở thích ăn uống những thứ như cậu bé này thì nên suy nghĩ lại, bởi ngay cả tính mạng của bạn có thể không còn trong gang tấc. Danh sách thực phẩm và đồ uống không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày thì rất nhiều và vấn đề ở đây là, nếu không kiểm soát được chuyện...