6 lo lắng “ngớ ngẩn” chứng tỏ con trai “bánh bèo” hơn bạn tưởng
Thế nên các chàng mới ngụy trang bằng hàng tá các biểu hiện “nguy hiểm” khác để bạn không thể nhận ra mà “chọc quê” chàng. Nhưng con gái chúng ta đâu đơn giản như thế!
Mỗi anh chàng luôn có một “cô nàng” ẩn nấp sâu trong tâm hồn, chẳng ai biết điều đó cho đến khi họ phải nhắn tin…
1. “Nói thế đã đủ bí ẩn chưa nhỉ?”
Không chỉ con gái mới thích thiết kế các “lớp áo giáp” che chắn mà con trai cũng vậy, thậm chí các chàng còn cực kỳ khoái chí khi “làm màu” thành công nữa cơ. Đừng nghĩ các chàng không sử dụng “chiêu trò” gì trong các câu trả lời về thói quen, sở thích nghe có vẻ rất thành thật ấy. Những “điểm nóng” còn ở tít đằng sau kia kìa.
Đôi khi, con trai còn rất chuộng phong cách “Im thin thít và lặn mất tăm” bất ngờ, chẳng phải chàng bận rộn quá hay gì đâu mà chàng đang muốn làm hành tung mình thêm bí ẩn thôi.
Con trai lo lắng khi nhắn tin nhiều hơn bạn nghĩ, đôi khi cả những suy nghĩ siêu dở hơi
2. “Cái đám emo cô ấy cứ dùng liên tục đó có nghĩa gì vậy?”
Thực sự trong đầu đa phần các chàng trai dường như luôn thiếu đi dây thần kinh nhận thức với các hình emo dễ thương mà các nàng “chết mê chết mệt”. Họ thường không hiểu và không biết phải hồi đáp ra sao với những cái emo như thế.
“Tôi có thể hiểu cô ấy dùng hình mặt cười mặt mếu để biểu lộ cảm xúc nhưng gủi cho tôi hình chú heo ủn ỉn đang ôm cây tức là sao? Tôi nên nhắn lại cái gì đây? Chú chó nhảy xung quanh à?”
Ngoài ra, con trai suy diễn nhiều hơn là bạn tưởng. Bạn gửi cho chàng một emo không rõ ràng, chàng có thể suy ra thành ý nghĩa trái ngược hẳn.
3. “Mình nói chuyện chán lắm nên nàng mới mãi không trả lời phải không?”
Video đang HOT
Khi con trai bắt đầu cầm điện thoại lên và mở đầu một cuộc trò chuyện qua tin nhắn với bạn, bạn nên hiểu rằng chàng ta đang dành mọi sư chú ý của mình cho việc đó. Con trai khác con gái ở chỗ, họ sẽ không vừa nhắn tin vừa chơi game như con gái vừa nhắn tin vừa sấy tóc hay họ sẽ không vừa nhắn tin vừa xem bóng đá như con gái vừa nhắn tin vừa xem phim. Với con trai, việc nào ra việc đó, họ chỉ chọn một trong hai. Thế nên mới có câu nói: “Nếu chàng vì bạn mà tắt hẳn trò chơi đang chơi dở thì hẳn đó là chàng trai sinh ra dành cho bạn rồi đó!”.
Bạn muốn chờ một chút trước khi trả lời chàng ư? Cứ việc, nhưng đừng bắt chàng chờ lâu quá nhé!
Một khi đã muốn nhắn tin với bạn, chàng sẽ chỉ tập trung vào bạn mà thôi
4. “Mình có nên phũ một câu không? Nàng có giận không?”
Khi nhắn tin, các chàng đắn đo về nội dung có khi còn nhiều hơn con gái. Vì nếu cứ đóng vai một chàng hoàng tử qua từng câu chữ, chàng sợ bạn sẽ nghĩ là chàng thích bạn lắm rồi (chứ còn gì nữa!) nên đành “xoay chuyển” tình thế bằng những câu nói phũ phàng “chọc bạn tức chơi”.
Nhưng bật mí nhé, khoảng thời gian từ lúc tin nhắn “phũ” được gửi đi tới lúc bạn trả lời lại dài không khác gì cả một năm với chàng vậy, sợ “người ta” giận mà. Thế nên cách “trả thù” ngọt ngào nhất các nàng nên làm là trì hoãn trả lời đi, cho chừa!
5. “Có phải với ai cô ấy cũng nhắn tin như thế này?”
Con trai có thể cùng lúc nhắn tin với nhiều người nhưng không bao giờ thích con gái làm điều tương tự. Lý luận với chàng về điều này thì chỉ nhận lại một câu “Với em, anh khác mà!” thôi. Đơn giản là vì chàng thích có được vị trí “bất khả xâm phạm” và không giống bất kỳ ai trong thế giới của bạn. Còn thế giới của chàng ư? Có chàng mới hiểu!
6. “Dừng cuộc trò chuyện ở đây lại được chưa nhỉ?”
Quyết định “rút” khỏi cuộc trò chuyện đều khó khăn với cả con trai và con gái, y như khi họ muốn mở đầu hội thoại vậy. 80% các anh chàng khi nói “lời cuối” xong luôn check lại điện thoại vài lần trong 1 tiếng đồng hồ sau đó để chắc chắn rằng đối phương không nói gì thêm. Thậm chí, dù biết thừa cuộc trò chuyện đã kết thúc, họ vẫn thấy chưng hửng và thất vọng tí teo khi không thấy điều mình muốn thấy đấy.
Ai nói chỉ mình con gái mới phức tạp nào?
Theo Blogtamsu
14 món nhất định phải thử khi đến Đà Nẵng
Cao lầu, thịt heo hai đầu, bún mắm nêm... là những món bạn nhất định phải thử khi ghé thăm "thành phố đáng sống nhất Việt Nam".
Thịt heo hai đầu da cuốn bánh tráng: Món ăn có tên gọi đặc biệt này đã chinh phục thực khách nhiều nơi. Kỹ thuật tạo thành phẩm rất đơn giản: luộc chín cả tảng thịt một, cắt phần thịt có độ cong là có thể có những miếng thịt hai đầu da.
Thịt heo luộc hai đầu da cuốn bánh tráng. Ảnh: Nhà hàng Sen Vàng.
Mì Quảng có ở cả nhà hàng đến các quán ăn dọc đường. Mỗi nơi có điểm cộng riêng. Song phần lớn du khách cho rằng mì Quảng quán vỉa hè thuần vị hơn. Lý do là các nhà hàng, quán lớn đã phải gia giảm ít nhiều để vừa miệng du khách mọi miền hay quốc tế.
Cao lầu và mì Quảng có tạo hình khá giống nhau nên thường khiến gây nhầm lẫn trong thực khách. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra, trong món cao lầu, những cọng mì được chiên giòn. Sự thay đổi này khiến món ăn béo, thơm và đậm đà hơn.
Bánh xèo Đà Nẵng thường được cho thêm lòng đỏ trứng để tạo độ giòn, béo. Nước chấm không phải loại pha chua ngọt mà được làm từ gan heo và đậu phộng xay.
Bánh canh do người Đà Nẵng nấu tại mảnh đất này luôn cay, ngọt. Nếu bạn thích cảm giác trơn tuột của những cọng bánh trong miệng, bánh canh bột lọc là lựa chọn thích hợp. Song nếu bạn thích nước dùng sền sệt, những cọng bánh canh dài, ngắn khác nhau, bánh canh gạo là món bạn nên gọi.
Bún mắm nêm. Ảnh: Hoàng Nhi.
Bún mắm nêm là món ăn quen thuộc với người Đà Nẵng nói riêng và người miền Trung nói chung. Nguyên liệu gồm thịt heo luộc thái mỏng, rau sống. Điểm nhấn của món ăn là mắm nêm đủ vị chua cay thơm đậm.
Bánh đập hay bánh dập là một biến tấu của bánh tráng nướng. Món này có hai lớp lá - bánh tráng nướng và bánh tráng mỏng (thường được đặt lên trên bánh tráng nướng khi vừa tráng xong). Bánh đập chấm cùng mắm nêm, hay mắm cái mỡ hành, pha vừa miệng.
Bún chả cá có mặt ở khắp các tỉnh miền Trung, nhưng tại Đà Nẵng, món ăn này vẫn có một hương vị rất riêng. Theo nhiều người, đó là vị thanh của nước dùng, thoảng hương thơm rau củ, hoặc chén ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường.
Bún cá: Ngoài việc xay cá làm chả, người Đà Nẵng cũng thích kho rồi dùng kèm bún. Loại cá thường dùng trong món ăn này là cá cam, cá cờ hay cá thu.
Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon nhất là làm từ cá trích. Những lát cá này được ép cho ráo nước mới ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Xương cá hầm trên lửa lớn thành nước cốt. Cho nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt vào nước cốt sẽ tạo thành món chấm đặc trưng của món ăn. Gỏi cá Nam Ô ăn kèm các loại rau sống, bánh tráng nướng.
Gỏi cá trích. Ảnh: Nanh Trắng.
Bánh bèo tại Đà Nẵng có 2 loại là bánh bèo tai (khi bán được sắp sẵn trên đĩa), và bánh bèo chén (được đúc sẵn trong chén nhỏ). Hai loại bánh này chỉ khác nhau cách trình bày, còn nguyên liệu, cách chế biến nhân giống nhau. Nhân bánh được làm từ tôm, cá ướp sấy khô (gọi là ruốc) - một hỗn hợp có màu đỏ, sánh mịn được chế biến từ thịt, nấm mèo, ăn kèm mắm ớt pha cay.
Bê thui Cầu Mống hay bò tái Cầu Mống là món phổ biến như mì Quảng. Có được điều này là nhờ kỹ thuật thui bê bí truyền. Dùng kèm bê thui là các loại rau thơm và chén mắm cái nguyên con pha cay.
Ốc xào xả ớt: Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng... ngâm nước vo gạo hay nước pha ớt đập dập, để qua đêm. Xào chín với sả ớt là bạn đã có ngay món ăn chơi còn có tên gọi khác là ốc hút. Món ốc này ngon vì có vị cay, thơm.
Mít trộn (còn gọi là món gà ngủ cây) được chế biến khá đơn giản. Mít non luộc chín, cắt thành những miếng nhỏ. Thịt ba rọi luộc chín, hoặc tôm luộc bóc vỏ. Trộn mít, thịt ba chỉ, tôm, mắm, tỏi, ớt, bột ngọt. Khi ăn, thêm ít đậu phộng, hành phi. Món này ăn kèm bánh tráng nướng.
Theo Zing
Những loại bánh hút hồn du khách của miền Trung Bánh bột lọc, bánh xèo, bánh căn... là những món ngon nhất định phải thưởng thức khi đến mảnh đất đầy nắng gió. Bánh bèo có mặt ở khắp các tỉnh thành của miền Trung. Công thức chung của món bánh này là bột gạo xay nhuyễn, lọc bỏ bớt nước, đổ vào những chiếc chén nhỏ. Điểm làm nên nét riêng của...