6 lí do làm tóc bạn thưa dần
Cơ thể đang bị dị ứng, lạm dụng máy sấy tóc, máy uốn tóc, nang tóc bị tắc nghẽn do vệ sinh không tốt, dùng dầu gội không hợp với tóc, thay đổi hormone… là những nguyên nhân khiến tóc phái nữ ngày càng thưa dần.
Chưa cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc
Để có mái tóc bồng bềnh óng ả, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Những dưỡng chất thiết yếu cho mái tóc là protein, axit béo Omega-3, vitamin B, sắt và biotin. Những dưỡng chất này có trong rất nhiều loại thực phẩm. Vì vậy, hãy chú ý hơn tới thực đơn của mình để có mái tóc khỏe mạnh và cơ thể dẻo dai.
Cơ thể đang bị dị ứng
Dị ứng có những biểu hiện vô cùng khác nhau và rụng tóc cũng là một trong số đó. Dị ứng thường khiến các mao mạch co lại, làm lượng máu lưu thông ít hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển của nang tóc. Nếu thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường, bạn nên làm các bài kiểm tra dị ứng và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng này.
Quá lạm dụng máy sấy tóc/ máy uốn tóc
Nhiệt độ cao rất hại cho tóc. Lạm dụng máy sấy tóc và máy uốn tóc không chỉ làm hỏng ngọn tóc mà còn khiến cho sợi tóc khô và dễ gãy, từ đó tóc trở nên mỏng và dễ rụng hơn. Để giảm bớt thương tổn cho mái tóc, bạn nên sử dụng sản phẩm bảo vệ tóc trước khi xử lý nhiệt và giảm bớt nhiệt độ của máy sấy, mặc dù việc này sẽ khiến bạn mất thời gian hơn trong việc tạo kiểu tóc.
Nang tóc bị tắc nghẽn
Cũng giống như việc lỗ chân lông trên da mặt bị bít kín bởi dầu thừa và mỹ phẩm, nang tóc cũng có thể bị tắc nghẽn bởi lượng dầu thừa trên tóc và các tế bào chết. Nếu đất không tốt thì cây trồng không thể phát triển được, tóc cũng như vậy. Hãy đảm bảo da đầu luôn sạch sẽ để tạo điều kiện tốt cho tóc mọc nhiều hơn.
Dùng dầu gội không phù hợp với tóc
Video đang HOT
Dầu gội đầu là thứ tiếp xúc với tóc của bạn thường xuyên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mái tóc. Bạn nên tham khảo ý kiến của các nhà tạo mẫu tóc, họ sẽ kiểm tra chất lượng tóc và từ đó đưa ra các lời khuyên về loại sản phẩm chăm sóc phù hợp với mái tóc của bạn nhất.
Thay đổi hormone
Tóc rụng nhiều hơn và mái tóc mỏng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp hoặc báo hiệu giai đoạn tiền mãn kinh. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra những thay đổi trong nội tiết tố. Sự thay đổi trong hormone cũng có thể là nguyên nhân khiến mái tóc của bạn kém hoàn hảo.
Theo Ngọc Trâm
Người lao động
Giải mã những thay đổi kỳ lạ khi mang bầu
Mẹ đừng ngạc nhiên khi biết rằng xương có thể di chuyển, trái tim làm việc nhiều hơn hay lượng máu tăng gấp đôi... trong thai kỳ.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai có thể nói là rất kỳ lạ bởi rất nhiều điều chính bà bầu cũng không thể giải thích được ví như xương có thể di chuyển, tóc mọc nhanh hơn, trái tim to lên... Những sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Trên thực tế, những bộ phận trên cơ thể mẹ thay đổi trong thời gian mang bầu đều có lý do chính đáng và hãy cùng đi khám phá những điều thú vị này!
Xương có thể di chuyển
Thật ngạc nhiên nhưng đúng là xương đặc biệt là xương chậu của mẹ có thể di chuyển để nhường chỗ cho bụng bầu đang lớn dần lên từng ngày. Đó là lý do vì sao mẹ thường có cảm giác đau đớn ở bộ phận dưới hông. Thậm chí cả khung xương sường cũng di chuyển theo đúng nghĩa đen đó bạn.
Tử cung chứa tới 2 lít nước
Các mẹ đều biết rằng trong tử cung ngoài thai nhi còn có cả nước ối nhưng chính xác lượng nước ối là bao nhiêu? Có lẽ mẹ sẽ bất ngờ bởi lượng nước này lên tới 2-3 lít đó bạn. Khi nước ối bị vỡ trong quá trình sinh nở, mẹ sẽ biết lượng nước đó nhiều như thế nào.
Tử cung mẹ có thể chứa tới 2-3 lít nước ối. (ảnh minh họa)
Trái tim to lên
Trái tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và có xu hướng phồng to hơn để bơm máu cho cơ thể mẹ và thai nhi đồng thời cung cấp oxy giúp bé lớn lên trong tử cung. Vì vậy trái tim khá vất vả trong 9 tháng này đó.
Tóc dày hơn
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ thường khiến tóc mẹ bầu mọc nhanh và dày hơn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên mẹ đừng quá vui mừng bởi sau sinh, tóc sẽ bị rụng khá nhiều.
Máu đông nhanh hơn
Thời gian đông máu của mẹ giảm đáng kể trong thời gian mang thai (nhanh hơn) để cung cấp cho nhau thai và để đảm bảo mẹ không bị chảy máu quá nhiều khi gặp chấn thương trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở.
Xương mềm hơn
Hormone thai kỳ tác động đến xương giúp bộ phận này có xu hướng nới lỏng và mềm hơn. Như thế sẽ giúp xương dễ dàng nâng đỡ được bụng bầu.
Từ giai đoạn 2 thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi. (ảnh minh họa)
Lượng máu tăng gấp đôi
Từ giai đoạn 2 thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để thai nhi phát triển tốt nhất.
Bàng quang bị đè bẹp
Áp lực của tử cung ngày càng lớn dần là nguyên nhân khiến bàng quang chị em bị đè bẹp. Hiện tượng này sẽ dẫn đến sự phiền toái cho mẹ là đi vệ sinh thường hơn bình thường.
Tử cung co giãn bất ngờ
Tử cung mẹ có lẽ là cơ quan có tính đàn hồi tốt nhất. Khi chưa bầu bí, tử cung chỉ nhỏ bằng một quả cam nhưng sau 9 tháng, tử cung có thể lớn như quả mít và sau sinh không lâu, bộ phận này lại dần trở về kích thước ban đầu.
Tĩnh mạch hiện lên trên da
Mẹ đột nhiên nhận thấy rất nhiều đường tĩnh mạch nổi lên trên da khi mang bầu, đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường. Sau sinh nở, triệu chứng này sẽ biến mất ngay.
Theo Khampha
Thiếu hụt nội tiết nữ - Càng bổ sung càng thiếu ! Từ lâu, vấn đề thiếu hụt nội tiết (hormone) đã trở thành câu chuyện quan trọng của không ít chị em. Nhiều người vô tư bổ sung nội tiết từ bên ngoài theo nhiều cách mà không có sự tư vấn của bác sĩ khiến tình trạng thiếu hụt càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm cho vấn đề sức khỏe, sắc...