6 lầm tưởng tai hại về bệnh nấm vùng kín khiến chị em càng dễ rước thêm bệnh
Nấm “vùng kín” là căn bệnh không ít chị em mắc phải nhưng không nhiều người thật sự hiểu rõ về căn bệnh này, từ đó dẫn tới những lầm tưởng.
Theo CDC, nhiễm nấm là loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến thứ hai ở Mỹ. Theo Amesh Adalja, một cộng sự cao cấp của Trung tâm Y tế Johns Hopkins thì hầu hết phụ nữ sẽ bị nhiễm nấm âm đạo nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, có rất nhiều lời tin đồn hay thông tin sai lệch phổ biến về bệnh phụ khoa này.
Dưới đây là những thông tin mà các chuyên gia thường nghe thấy và mong phụ nữ hãy ngừng tin chúng.
1. Nhiễm nấm men có liên quan đến các nguyên liệu lên men
Kecia Geither, bác sĩ phụ khoa tại New York giải thích nhiễm nấm men do nấm candida albicans gây ra và nó không liên quan gì đến loại nấm men được dùng để làm bánh mì. Ăn bánh mì sẽ không gây ra nhiễm nấm men, nhưng ăn những thực phẩm này có thể ngăn ngừa được phần nào.
Gaither nói: “Trong âm đạo, một số loại vi khuẩn tốt thường kiềm lại một số sinh vật nhất định, bao gồm cả nấm candida. Khi sự cân bằng các vi sinh vật này bị gián đoạn – có thể là do kháng sinh, stress, tiểu đường, hoặc bệnh kinh niên – pH của âm đạo thay đổi, nó có thể dẫn đến sự gia tăng nấm men.”
2. Nhiễm nấm thường do quan hệ tình dục
Video đang HOT
Quan hệ tình dục có thể sẽ gây đau đớn nếu bạn đang bị nhiễm trùng, nhưng chưa chắc đó là nguyên nhân gây ra căn bệnh nấm “vùng kín”.
Anita Somani, chuyên gia chăm sóc phụ nữ toàn diện tại Columbus cho biết: “Nhiễm nấm âm đạo không phải là bệnh lây qua đường tình dục.” Bà cũng chỉ ra rất hiếm trường hợp một người đàn ông có dương vật chưa được cắt bao quy đầu có thể làm sinh sôi nấm men cho người phụ nữ khi cả hai quan hệ.
3. Đàn ông không bị nhiễm trùng nấm men
Trong khi nhiễm nấm phổ biến hơn ở phụ nữ và chúng không được phân loại là bệnh lây qua đường tình dục nhưng các cặp đôi vẫn nên chữa khỏi bệnh rồi mới quan hệ.
Bởi trước hết, quan hệ tình dục trong giai đoạn này có thể gây đau đớn do âm hộ không thể tiết ra quá nhiều chất nhờn khi nó đang bị viêm. Thứ hai, nửa kia của bạn cũng có thể bị nhiễm trùng. Nếu nam giới bị nhiễm, triệu chứng có thể là xuất hiện những đốm trắng, mẩn đỏ hoặc ngứa “cậu bé”.
4. Nhiễm nấm chỉ xảy ra ở âm đạo
Nấm men có thể phát triển ở nhiều vùng xung quanh cơ thể – thậm chí đôi khi là ở các vùng khác nhau cùng lúc. Nấm men thích những nếp gấp của da, có nghĩa bạn có thể nhiễm trùng ở âm đạo, vùng dưới ngực, hoặc trong nếp gấp giữa chân và vùng chậu. Nếu bạn bị nhiễm trùng nhiều nơi cùng một lúc, bạn có thể giải quyết chúng cùng bằng một loại thuốc.
5. Ăn tỏi có thể điều trị nấm men
Gaither nói: “Tỏi có đặc tính chống viêm, do đó tốt cho việc chống cảm lạnh nhưng nó sẽ không làm giảm nhiễm trùng nấm âm đạo. Các phương pháp chữa trị tại nhà tự nhiên rất tốt nhưng chỉ trong trường hợp chúng có tác dụng, ở trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám.”
6. Nhiễm nấm men không phải vấn đề lớn
Mặc dù nhiễm nấm men là một loại bệnh phổ biến, nhưng nếu bạn đã điều trị mà bệnh vẫn quay lại thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Adalja nói: “Bạn có thể mắc một biến thể di truyền không may trong hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ bị mắc nấm men hơn. Mang thai và dùng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhưng một số trường hợp nấm men tái phát có thể là dấu hiệu cho một loại bệnh khác, chẳng hạn như tiểu đường. Bạn có thể cần gặp bác sĩ để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân.”
Theo Khám phá
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tình dục
Các dấu hiệu của bệnh tình dục có thể nhầm lẫn với bệnh phụ khoa và chỉ có thể được chẩn đoán chính xác nhờ xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa.
Những chị em đã có quan hệ tình dục rất dễ mắc các bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không biết cách giữ gìn vệ sinh hay bảo vệ sự an toàn của chính mình. Tuy nhiên, dấu hiệu của các bệnh này có thể nhầm lẫn với nhau và nó chỉ có thể được chẩn đoán chính xác nhờ xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dù chưa kết hôn nhưng đã có quan hệ tình dục thì bạn cũng có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bởi vậy, bạn nên nắm được các dấu hiệu khi bị bệnh để có thể kịp thời phát hiện và đi khám, điều trị.
Một số dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Dịch âm đạo bất thường: Nếu bạn nhận thấy tiết dịch âm đạo bất thường, có thể bạn đang bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó, không ngoại trừ nhiễm khuẩn chlamydia.
- Thay đổi thói quen tiểu tiện: Nếu thấy cảm giác nóng bỏng, đau rát khi đi tiểu hoặc muốn đi tiểu khi giao hợp thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
- Chảy máu âm đạo bất thường: Khi nói đến các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia ở phụ nữ, nhiều chị em thừa nhận rằng, một trong số những triệu chứng ban đầu mà họ gặp là chảy máu sau khi giao hợp qua đường âm đạo.
Nếu bạn cũng thấy hiện tượng này, nên ngừng "quan hệ vợ chồng" và đi khám.
- Đau ở lưng dưới hoặc xương chậu: Cơn đau ở xương chậu hoặc ở phần lưng dưới có thể là dấu hiệu người phụ nữ đã nhiễm khuẩn chlamydia. Và khi các dấu hiệu này xuất hiện thì rất có thể nhiễm trùng đã lây lan từ cổ tử cung ra các ống dẫn trứng.
Trong trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để biết mình đang bị làm sao. Bên cạnh đó bạn cũng cần luôn ghi nhớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, dùng biện pháp bảo vệ an toàn khi "quan hệ" như dùng bao cao su...
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Kienthucgioitinh
Cách vệ sinh bao quy đầu khi bị viêm bao quy đầu Bao quy đầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nam giới, nguyên nhân khiến nam giới mắc các bệnh nam khoa như hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu,... là do vệ sinh bao quy đầu không đúng cách. Mục đích của việc vệ sinh bao quy đầu - Khi bị viêm bao quy đầu, dương vật của nam...