6 kiểu rối loạn kinh nguyệt các chị em thường gặp
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) hay kinh nguyệt (KN) không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.
Thế nào là RLKN
Chu kỳ KN thường kéo dài từ 21 – 35 ngày, trong đó 3 – 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 – 150ml.
Chu kỳ KN không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy ở những phụ nữ bị RLKN.
Những nguyên nhân của RLKN là gì?
Có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là: stress (nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ…), rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ), thai ngoài tử cung.
Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như: bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Những RLKN thường gặp
Chu kỳ kinh ngắn, nhiều, kéo dài: chu kỳ KN ít hơn 21 ngày gọi là “chu kỳ kinh ngắn”, ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là “kỳ kinh kéo dài”.
Còn về lượng kinh thì thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh dùng để phán đoán. Nếu máu hành kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng KN nhiều.
Xuất huyết không theo quy luật: KN hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng KN có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
Video đang HOT
Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
KN thưa, ít: chu kỳ KN ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là KN thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là KN ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).
Vô kinh: chỉ KN ngừng từ 6 tháng trở lên.
Thống kinh: trong thời kỳ KN, bụng dưới đau dữ dội, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. Trước khi vào viện, nếu người bệnh đã uống một loại thuốc gì và liều lượng ra sao thì cần phải nói rõ với bác sĩ, bởi vì có một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến RLKN.
RLKN ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.
Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ KN của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi RLKN?
Khi bị RLKN, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt, bò, trứng, sữa, pho mát…
Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Theo SKĐS
Cách tính ngày rụng trứng cho chị em
Xác suất của việc "đơm hoa nở nhụy" thường diễn ra vào những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng của một số chị em lại không đều?
Lúc nào là thời kỳ dễ thụ thai?
Đáp án chính xác là lấy chu kỳ phổ biến 28 ngày để tính toán. Thời kỳ rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 (đếm ngược) bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Thời kỳ dễ thụ thai cũng có thể rơi vào khoảng thời gian từ 11 - 16 ngày sau ngày thấy kinh đầu tiên. Ngày dễ thụ thai nhất là ngày thứ 13 - 15 của chu kỳ. Nếu chức năng sinh sản bình thường, lại không áp dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào thì khả năng thụ thai trong thời kỳ này là rất cao.
Ngày kinh đầu tiên chính xác là ngày nào?
Ngày đầu tiên của chu kỳ được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Nếu trước đó có thấy ra vài giọt máu thì có thể bỏ qua không cần tính. Nhiều người vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một chu kỳ mới, vì thế dẫn đến tính toán sai thời kỳ dễ thụ thai.
Ảnh minh họa.
Nếu chu kỳ là 32 ngày thì tính thời kỳ dễ thụ thai như thế nào?
Nếu chu kỳ này là cố định thì thời kỳ dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày thì có thể áp dụng công thức suy đoán, tức cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một và ngược lại nếu chu kỳ ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi một. Ví dụ: nếu chu kỳ dài 32 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 15 (11 4) đến ngày thứ 20 (16 4), ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 (14 4) của chu kỳ.
Chu kỳ thường là 26 - 30 ngày, làm thế nào để tính thời kỳ dễ thụ thai?
Trong trường hợp này, bạn phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là căn cứ vào chu kỳ ngắn nhất, hai là căn cứ vào chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau. Ví dụ: với chu kỳ 26 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai sẽ ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Nếu chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ dễ thụ thai ở vào khoảng ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ. Tổng hợp lại, thời kỳ dễ thụ thai của bạn ở vào khoảng ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng ở vào khoảng từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ.
Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn thì có thể tính thế nào?
Nếu chu kỳ thường xuyên bị rối loạn không thể dự đoán được thì có thể bạn không rụng trứng. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân trứng không rụng trước đã.
Tần suất của việc sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ dễ thụ thai?
Tần suất lý tưởng là 2 ngày một lần hoặc 3 lần/tuần. Tuy nhiên cần chú ý, làm "chuyện ấy" mỗi ngày không thể làm tăng xác suất thụ thai, ngược lại còn làm giảm lượng tinh dịch và khiến cơ thể mệt mỏi. Thời kỳ dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng ngày thứ 13 - 15 của chu kỳ, vì thế trong giai đoạn này nên làm "chuyện ấy" 1 - 2 lần để nâng cao khả năng thụ thai.
Vì sao sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tính ngày rụng trứng để tiến hành mà vẫn thất bại?
Nhiệt độ cơ thể là một công cụ hỗ trợ mang thai rất phổ biến, tuy nhiên lại rất dễ khiến người ta ngộ nhận. Thường thì trong vòng 2 ngày sau khi rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể có tăng lên đôi chút và có thể theo dõi được. Thế nhưng, ngày nhiệt độ cơ thể tăng cao đồng thời cũng là ngày kết thúc của thời kỳ dễ thụ thai. Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể tăng cao có nghĩa thời kỳ dễ thụ thai của bạn đã hết.
Nguyên lý của que thử rụng trứng?
Nguyên lý của que thử rụng trứng là kiểm tra hàm lượng của kích thích tố LH. Thông thường, hàm lượng LH trong cơ thể rất thấp nhưng nó đột ngột tăng cao trước khi rụng trứng, y học gọi đó là "giá trị đỉnh LH". Que thử rụng trứng có tác dụng đo lại giá trị này, nếu nó xuất hiện tức là trứng sắp rụng trong khoảng 12 - 26 giờ nữa. Tuy nhiên, nếu bạn cứ chờ đến khi giá trị đỉnh này xuất hiện thì có thể đã bị lỡ mất một nửa thời gian của thời kỳ dễ thụ thai. Lý do đơn giản là vì trước khi xuất hiện giá trị này thì đã là thời kỳ dễ thụ thai rồi.
Nếu không áp dụng tất cả các biện pháp trên thì làm thế nào để thụ thai?
Nếu bạn sinh hoạt vợ chồng với tần suất 2 - 3 ngày 1 lần trong thời gian không có kinh thì bạn đã có xác suất thụ thai rất cao rồi. Nếu bạn chỉ sinh hoạt vợ chồng 1 lần/tuần hoặc ít hơn thì rất có thể bạn đã bỏ qua thời kỳ dễ thụ thai.
Cần chú ý những gì để nâng cao cơ hội thụ thai?
Người chồng nên tránh cho cơ quan sinh dục ở trong tình trạng nhiệt độ cao; giảm bớt hoặc tránh hẳn việc mát xa, tắm bồn, xông hơi, hạn chế vận động mạnh và đi xe đạp. Người vợ nên chú ý đến sự thay đổi sinh lý. Khi bước vào thời kỳ dễ thụ thai, lượng khí hư cũng tăng lên nhiều, đồng thời có thêm ham muốn tình dục. Những dấu hiệu này không nên bỏ qua, bởi vì không loại trừ khả năng thời kỳ dễ thụ thai lại xuất hiện đúng lúc không ngờ đến. Người vợ phải đạt được cực khoái khi làm "chuyện ấy", vì như thế sẽ khiến tử cung co thắt, tạo điều kiện đưa tinh trùng xâm nhập vào tử cung, nâng cao khả năng thụ thai. Vì thế, nhiều khi có sinh hoạt vợ chồng nhưng không có cực khoái thì tinh trùng cũng khó di chuyển vào trong. Sau khi sinh hoạt nên nằm ngửa từ 10 - 15 phút, đồng thời tránh tiếp xúc với các loại hóa chất. Nếu phát hiện có bệnh ở âm đạo thì phải đi khám ngay, vì các căn bệnh về âm đạo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thụ thai.
BS. THU PHƯƠNG
Theo SK&ĐS
Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai Uống thuốc hằng ngày thì dễ quên, đặt vòng lại dễ viêm... nên chị Phương chọn tiêm thuốc tránh thai. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lo lắng vì cả năm sau vẫn chẳng thấy "đèn đỏ" trở lại. Chị Phương cho biết, sau khi vỡ kế hoạch sinh cậu con trai thứ hai chỉ cách cô con gái đầu một năm,...