6 hội chứng tâm thần quái đản nhất thế giới
Hội chứng “ăn thịt người”, “Alice ở xứ sở thần tiên”, “giọng nước ngoài”, bàn tay “vô chính chủ”… đều là những hội chứng tâm thần quái đản được phát hiện.
1. Chứng rối loạn tâm thần Wendigo
Rối loạn tâm thần Wendigo đề cập tình trạng một người có mong muốn mãnh liệt trong việc ăn thịt người, ngay cả khi điều đó là không cần thiết (không xảy ra nạn đói).
Người bị tâm thần có mong muốn ăn thịt người. (Ảnh minh họa)
Tên gọi này xuất phát từ quái vật Wendigo, một con quái vật chuyên ăn thịt người xuất hiện trong các thần thoại của người Mỹ bản địa.
Những người dính líu đến hành động man rợ này có xu hướng thần kinh không ổn định nhưng họ biết chính xác những gì mình đang làm.
Thậm chí, họ còn cảm thấy phởn phơ, hưng phấn tương tự như khi sử dụng ma túy vậy. Lý do là bởi họ tin rằng, việc này sẽ đem lại cho mình sức mạnh siêu nhiên.
Những Wendigo này dần dần sẽ phát triển sang trạng thái “nghiện”, không chỉ đối với việc ăn thịt đồng loại mà còn cả cách thức “săn mồi”.
Bạn có thể xem thêm Lý giải tục lệ “người ăn thịt người” cổ xưa.
2. Chứng “nhảy loạn của người Pháp xứ Maine”
Đây là căn bệnh do George Miller Beard phát hiện lần đầu tiên ở miền Bắc xứ Maine năm 1878.
Khi ấy, Beard chú ý đến biểu hiện khác thường của rất nhiều công nhân đốn củi ở khu vực này, họ nhảy nhót và la hét giống như những đứa trẻ bị quá khích.
Ly kỳ hơn, chỉ cần bạn đột nhiên ra những khẩu hiệu ngắn gọn cho họ như “quẳng bia đi” hoặc “hất ghế đi”, thậm chí là “đánh thằng kia đi” là hầu như họ đều ngoan ngoãn tuân theo.
Video đang HOT
Chứng “nhảy loạn phát hiện lần đầu tiên ở miền Bắc nước Pháp
Có những người bệnh còn nhại lời người khác một cách vô thức thậm chí không biết ngôn ngữ đó. Điều này khiến cho nhiều người tin rằng, họ chính là một chú vẹt khổng lồ đội lốt người.
3. Hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên”
Chứng bệnh “Alice ở xứ sở thần tiên” – gọi theo tên một câu chuyện dành cho thiếu nhi của nhà văn Lewis Carroll – liên kết với bệnh đau nửa đầu và những người mắc phải hội chứng sẽ nhìn thấy vật thể bình thường trở nên quá nhỏ hoặc quá lớn.
Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần.
Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần. Thậm chí, một số bệnh nhân còn cảm thấy một phần thân thể mình biến dạng, ví dụ tai bỗng nhiên phồng to ra.
Hội chứng này được lý giải là do một sự bùng phát hoạt động điện, tạo ra một luồng máu bất thường đổ vào vùng não xử lý thị giác và phần não xử lý bố cục, kích cỡ và hình dáng.
Tuy nhiên, cũng giống như Alice trong xứ sở thần tiên, hội chứng này có xu hướng biến mất khi người mắc bệnh già đi.
4. Hội chứng “giọng nước ngoài”
Hội chứng “giọng nước ngoài” là một rối loạn hiếm gặp, có liên quan đến tai biến mạch máu não hay những tổn thương khác bên trong não khi những vùng nhỏ của não, nơi liên kết với ngôn ngữ, giọng và lời nói bị tổn thương.
Hậu quả là người bệnh có giọng nói giống giọng của một nước nào đó. Hay không thực sự là giọng nước ngoài nhưng họ có thể kéo dài âm tiết, thay đổi giọng hay phát âm sai, khiến cho cách đọc hay phát âm nghe giống như tiếng nước ngoài.
Những người mắc bệnh này có thể vĩnh viễn không bao giờ lấy lại được giọng nói như trước.
5. Hội chứng bàn tay “vô chính chủ”
Hội chứng “Bàn tay xa lạ” hay còn gọi là hội chứng “Bàn tay hỗn loạn” là hiện tượng rối loạn chức năng điều khiển thần kinh.
Những người mắc hội chứng này có cảm giác hoàn toàn bình thường về đôi tay của mình. Tuy nhiên, dường như chúng có khả năng hoạt động độc lập với ý nghĩ của “khổ chủ” dẫn đến hậu quả đầu chủ nhân suy nghĩ một đằng, cánh tay lại làm một nẻo, cứ như nó là cánh tay của một người khác.
Hội chứng “Bàn tay xa lạ” hay còn gọi là hội chứng “Bàn tay hỗn loạn”
Điều đặc biệt là ngay cả chủ nhân của nó cũng không ý thức được những gì nó đang làm cho tới khi giật mình bởi một “đánh động” nào đó. Thậm chí bàn tay của họ còn cố gắng bóp cổ, xé quần áo của họ hoặc chỉ đơn giản là đấm họ nhiều lần.
6. Hội chứng Kluver-Bucy
Hội chứng Kluver-Bucy có thể xảy ra sau khi trải qua sự tổn thương ở một phần nào đó của não bộ và nạn nhân đột nhiên thấy mình có mong muốn quan hệ tình dục bừa bãi. Trong đó có cả quan hệ đồng tính và thậm chí là quan hệ tình dục với các đồ vật vô tri vô giác.
Một người mắc hội chứng này có thể sẽ cố gắng làm tình với… vỉa hè hay giày, găng tay…
Để điều trị hội chứng này, cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tình dục học và điều quan trọng nhất là người bệnh cần ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, phải kiên trì, tự giác điều trị và yêu cầu được giúp đỡ về chuyên môn. Khi đã nhận ra vấn đề và xin hỗ trợ thì người ấy đã phục hồi thành công 50%.
Theo MASK
Rối loạn tâm thần do mãn kinh
Gần đây, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận không ít bệnh nhân ở độ tuổi mãn kinh nhập viện trong tình trạng trầm cảm nặng, có biểu hiện lạ về tâm sinh lý.
Bệnh nhân N.T.K 51 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc rất nặng. Gia đình chị H cho biết, trước khi nhập viện khoảng 1 năm, chị K. sống khép mình, không trò chuyện, cười đùa với bất cứ ai. Lúc thì chị lầm lì, buồn rầu, ức chế, cáu gắt, lúc thì khóc lóc, rên rỉ. Hơn nữa, trước đây chị K không bao giờ ghen tuông nhưng từ khi có biểu hiện lạ về cảm xúc, chị K lại sinh ra thói "ghen bóng ghen gió", luôn nghi ngờ chồng có bồ. Thấy vợ có biểu hiện lạ, anh M đưa vợ đến khám thì té ngửa khi biết vợ mình mắc bệnh rối loạn trầm cảm nặng.
Cũng bị trầm cảm từ rất lâu nhưng không phát hiện sớm đó là trường hợp bệnh nhân L.T.H. 55 tuổi quê ở Thái Nguyên. Trước khi vào nhập viện chị H có biểu hiện rối loạn trầm cảm, thay đổi tâm sinh lý. Trước đó, chị H vốn là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Dáng chị cân đối, tay chân tháo vát, miệng nói vui vẻ. Nhưng hơn nửa năm trở lại đây, chị H xuất hiện những cơn đau bụng, kinh nguyệt không đều, sút cân, gầy rộc và thường xuyên cáu gắt. Chị đi khám sản phụ khoa thì các bác sỹ cho biết đó là biểu hiện của tiền mãn kinh. Chị H tiếp tục điều trị theo hướng sản phụ khoa nhưng không thấy tiến triển. Gia đình thuyết phục chị đi khám về tâm thần kinh thì được biết chị đã có dấu hiệu của rối loạn thần kinh.
Bệnh nhân nhập viện tâm thần do thời kỳ mãn kinh. (Ảnh minh họa)
BS CKII. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định ông đã điều trị cho rất nhiều chị em mắc bệnh thần kinh. Đa số chị em không biết mình đang mắc bệnh về tâm sinh lý mà lại đi chạy chữa ở các chuyên khoa khác như sản phụ khoa, khớp, tiêu hóa, tim mạch nhưng không khỏi, chỉ đến khi những ảnh hưởng về tâm sinh lý đó gây xáo trộn cuộc sống thì họ mới "cầu cứu" bác sĩ tâm thần.
Trao đổi với chúng tôi, BS. Dương Đình Phúc, Trưởng Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện 354 cho biết: "Trước đây nhiều người thường nghĩ chỉ những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh mới mắc rối loạn cảm xúc, đặc biệt là trầm cảm. Nhưng hiện có nhiều phụ nữ quanh tuổi mãn kinh từ 45 - 50 tuổi cũng mắc bệnh này. Thậm chí, mãn kinh 1 - 2 năm vẫn có thể gặp. Họ thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, suy giảm khả năng tiếp thu thông tin mới, chán những sở thích trước đây đã có".
Cũng theo BS Phúc, có rất nhiều trường hợp không thừa nhận mình bị tâm thần hay trầm cảm. Họ thường nghĩ mình bị bệnh dạ dày, đại tràng... do ăn không được, buồn nôn, thậm chí nôn. Nhưng khi soi thì không phải dạ dày mà chỉ bị trào ngược. Họ điều trị theo hướng dạ dày thời gian rất lâu nhưng không khỏi, bởi nguồn gốc bệnh là thần kinh thì lại không được điều trị.
Theo BS Phúc, khi thấy bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm sinh lý cần đưa ngay đến chuyên khoa tâm thần khám và điều trị
BS Phúc khuyến cáo, trong gia đình có phụ nữ ở quanh tuổi mãn kinh cần phải biết và tìm hiểu những biểu hiện bệnh của họ để tránh tác động làm cho họ căng thẳng. Họ sẽ dễ cáu gắt, nổi khùng... Khi thấy các biểu hiện của rối loạn tâm thần hay bị trầm cảm cần đưa họ đến với chuyên khoa tâm thần điều trị, bởi có nhiều bệnh nhân đi điều trị lòng vòng mà không hiệu quả.
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 45-50. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về Tâm - Sinh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc, cũng như có những nguy cơ mới về sức khỏe có thể xảy ra.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Rối loạn tâm thần do... nghiện "net" Nghiện "nét" (internet) quá mức là một thói quen đang lan tràn rộng rãi trong giới trẻ, văn phòng và giới sinh viên. Ngoài nguy cơ gây tử vong thì nghiện "nét" mới đây còn được công bố là nguy cơ gây ra tâm thần trong thời đại công nghệ số. Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa...