6 hiểu lầm khi ăn trái cây, bạn có mấy?
Trái cây không phải ăn lúc nào cũng tốt đâu các ấy nhé. Hãy cẩn trọng.
1. Hoa quả ăn bất cứ lúc nào cũng “hữu ích vô hại”?
Hoa quả không thể ăn tùy ý, bởi trong chúng có nhiều axit và tannin. Một số hoa quả còn có hoạt tính protease rất mạnh, gây kích thích và làm tổn thương dạ dày. Vì vậy, nếu bạn ăn không đúng thời điểm, sẽ dẫn tới hiện tượng đau dạ dày, chướng bụng, tiêu hóa không tốt…
2. Hoa quả có thể ăn thay thế rau xanh?
Trong hoa quả có hàm lượng khoáng chất và vitamin “vĩnh viễn” ít hơn rau xanh. Do vậy, nếu không ăn rau, chỉ dựa vào hoa quả, bạn tuyệt đối không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Hàm lượng vitamin trong hoa quả vô cùng nhiều?
Phần lớn vitamin C trong hoa quả không cao, các loại vitamin khác cũng hữu hạn. Vitamin có tổng cộng 13 loại, nằm trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Việc bạn muốn đơn thuần dựa vào hoa quả để cung cấp vitamin là điều thực sự không khả thi. Ví dụ, muốn đủ lượng vitamin C trong một ngày bạn cần nạp 5 kg táo!!!.
Những hoa quả có hàm lượng vitamin C cao: Táo tàu, kiwi, táo gai, bưởi, dâu tây, cam… Còn các loại quả như lê, đào, mơ, chuối, nho có hàm lượng vitamin C thấp.
Video đang HOT
Loại quả giàu carotene nhất là xoài. Còn các loại quả như cam quýt, mơ, dứa và các loại quả màu vàng khác có hàm lượng carotene tương đối thấp.
4. Hoa quả mang lại sức khỏe và vẻ đẹp?
Cơ thể cần tổng cộng gần 50 loại chất dinh dưỡng mới có thể duy trì được sự sống, đặc biệt mỗi ngày cần>65 gam protein,>20 gam chất béo, để duy trì và phục hồi các mô của các bộ phận trong cơ thể.
Hoa quả chứa trên 85% thành phần là nước, trong khi protein chỉ có chưa đến 1%, chất béo thì không tính. Điều này đồng nghĩa bạn vĩnh viễn không thể đáp ứng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nếu chỉ dựa vào hoa quả.
5. Trái cây gọt vỏ mới giải quyết được vấn đề thuốc trừ sâu?
Rất nhiều người lo lắng cho rằng, vỏ hoa quả chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu… nên khi ăn cần phải gọt bỏ vỏ mới an toàn. Thực tế, thuốc trừ sâu hoàn toàn có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào bên trong quả. Do vậy, việc gọt vỏ là thừa, không tác dụng.
Hơn nữa, rất nhiều hoa quả, dinh dưỡng tập trung lượng lớn ở phần vỏ. Vì vậy bạn chỉ cần rửa sạch ngâm nước muối rồi ăn là khoa học nhất.
6. Trái cây nhập khẩu dinh dưỡng cao hơn?
Thực tế không phải vậy, trái cây nhập khẩu trong quá trình vận chuyển sẽ bị suy giảm chất dinh dưỡng, độ tươi mới không còn lý tưởng. Hơn nữa, do quãng đường vận chuyển xa, nên thường phải sử dụng chất bảo quản, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây.
Theo VNE
3 hiểu lầm trầm trọng quanh việc ăn tôm
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Thế nhưng, một số người vẫn còn có những hiểu lầm quanh chuyện ăn tôm thế nào cho đúng.
Tôm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể... vì vậy, có thể nói tôm là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng ta. Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các chất có trong tôm còn giúp bạn giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và một số bệnh ung thư hiệu quả cũng như củng cố hệ xương khớp.
Tuy nhiên, không ít người vẫn còn có những hiểu lầm về món ăn này, điều này khiến cho việc ăn tôm không đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến về ăn tôm mà bạn nên tham khảo.
1. Vỏ tôm giàu canxi nhất
Không ít người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài. Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Ảnh minh họa
2. Ăn mắt tôm bổ mắt
"Ăn mắt bổ mắt", đó là quan niệm của nhiều người, đặc biệt đó lại là mắt tôm vì tôm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhiều người còn cho rằng 2 mắt tôm còn có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông. Thực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng tỏ tác dụng của đầu tôm cũng như mắt tôm đối với sức khỏe con người.
Cũng giống như vỏ tôm, đầu tôm chỉ là lớp vỏ chứ không chứa nhiều dinh dưỡng như thịt tôm, vì vậy, nó cũng không có tác dụng gì trong chuyện phòng the của các quý ông.
3. Mới sinh em bé không được ăn tôm
Theo dân gian thì sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn tôm có thể dẫn đến sẹo lồi. Nhưng thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Nếu bạn bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn mà thôi.
Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rấtnguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.
Theo VNE
10 sự hiểu lầm về cholesterol mà bạn không hề biết Hầu hết chúng ta đều biết mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ tim mạch. Thế nhưng, còn nhiều sự thật khác về cholesterol mà chưa chắc chúng ta đã hiểu đúng. Dưới đây là những cách hiểu sai lầm mà mọi người vẫn nghĩ khi nhắc tới cholesterol: Cholesterol cao là di truyền và bạn không thể làm gì để...