6 điều tuyệt đối không được làm nếu bị sùi mào gà khi mang thai
Sùi mào gà là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Nhiều người bị nhiễm HPV mà không hề biết mình mắc bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ lây lan ngay cả khi người mắc bệnh không triệu chứng.
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục là những mụn thịt mềm, mọc ở vùng sinh dục, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám và giống như những miếng súp lơ nhỏ. Những mụn cóc này do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Sùi mào gà khi mang thai thường không được coi là gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi.
1. Sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc thai kỳ?
Trong thời kỳ mang thai, mụn cóc sinh dục xuất hiện khá phổ biến. Điều này chủ yếu là do một chủng virus HPV không hoạt động đang phát triển do hệ thống miễn dịch suy yếu và sự mất cân bằng trong nội tiết tố của cơ thể.
Điều quan trọng là phải được chẩn đoán sớm khi bạn nhìn thấy những mụn cóc này để các bác sĩ có thể đánh giá loại virus HPV mà thai phụ mắc phải và nếu cần được điều trị hoặc nếu nó gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho thai phụ và thai nhi.
Nếu phụ nữ có bất kỳ tiền sử nào về HPV, nên nói chuyện với bác sĩ sản khoa trước khi sinh. Nên cho bác sĩ biết trước đây bản thân đã từng bị mụn cóc sinh dục hay xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường.
Mặc dù HPV bình thường không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi, nhưng bác sĩ sẽ muốn kiểm tra bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai. Bởi vì có rất nhiều tế bào đang phát triển và nhân lên trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ muốn theo dõi bất kỳ sự phát triển bất thường hoặc những thay đổi khác. Ngoài ra, một số phụ nữ phát triển mụn cóc sinh dục lớn hơn bình thường khi họ đang mang thai.
Nếu không biết liệu có bị nhiễm HPV hay không, bác sĩ sẽ đánh giá về loại virus trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.
2. Có biến chứng nào có thể xảy ra của bệnh sùi mào gà khi mang thai không?
Hình ảnh mô phỏng virus HPV gây bệnh sùi mào gà.
Thông thường, mụn cóc sinh dục sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể phát sinh các biến chứng.
Nếu bị nhiễm mụn cóc sinh dục trong thời kỳ mang thai, mụn cóc có thể phát triển lớn hơn bình thường. Đối với một số phụ nữ, điều này có thể làm cho việc đi tiểu trở nên đau đớn. Mụn cóc lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh. Đôi khi, mụn cóc mọc trên thành âm đạo có thể khiến âm đạo của bạn khó co giãn đủ trong quá trình sinh nở. Trong những trường hợp này, có thể bác sĩ đề nghị cho thai phụ sinh mổ.
Rất hiếm khi, mụn cóc sinh dục có thể được truyền sang con. Trong những trường hợp này, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển mụn cóc trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau khi sinh.
Các chủng HPV gây ra mụn cóc sinh dục không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề trong quá trình sinh nở.
Video đang HOT
3. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà cho phụ nữ mang thai
Không có cách chữa trị mụn cóc sinh dục HPV nhưng chúng có thể được quản lý bằng các phương pháp điều trị an toàn. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
3.1 Điều trị sùi mào gà bằng kem bôi ngoài da
Thông thường, bác sĩ kê đơn các loại kem bôi để điều trị tình trạng này trước khi mang thai, tuy nhiên, trong khi mang thai, hãy nhớ đến gặp bác sĩ vì một số loại kem này có chứa steroid có thể gây biến chứng cho thai kỳ. Trong quá trình mang thai, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại kem bôi chuyên dụng để giúp bạn kiểm soát và làm giảm kích thước của những mụn cóc này.
3.2 Đông lạnh mụn cóc sinh dục
Nếu bác sĩ thấy rằng mụn cóc này quá lớn và có thể gây ra các biến chứng cho thai phụ, có thể sử dụng nitơ lỏng để làm đông lạnh chúng (phương pháp đông lạnh) và loại bỏ chúng một cách an toàn, tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu mụn cóc trở nên quá lớn.
3.3 Phẫu thuật
Đây là phương pháp mà các bác sĩ chỉ khuyên dùng nếu mụn cóc có vẻ gây hại cho thai kỳ. Thông thường, những mụn cóc này không được phẫu thuật cắt bỏ khi mang thai ngoài ba tháng đầu thai kỳ hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi. Vì khi mang thai việc phẫu thật gây căng thẳng cho cơ thể thai phụ và có thể cản trở khả năng sinh con.
3.4 Không can thiệp
Thông thường, virus HPV và mụn cóc sinh dục bùng phát và tự khỏi, mụn cóc có thể tự khỏi mà không cần lo lắng trừ khi chúng lớn hoặc tiếp tục phát triển. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ không nên can thiệp vào mụn cóc.
3.5 Dùng tia laser
Dùng tia laser (laze) để đốt mụn cóc.
Một thủ thuật thường được sử dụng hơn để giúp loại bỏ những mụn cóc sinh dục là phẫu thuật laser đốt những mụn cóc quá lớn. Đây là phương pháp rất ít rủi ro nhưng cũng chỉ nên sử dụng nếu mụn cóc quá khó chịu.
3.6 Thuốc
Hiện nay, có rất ít loại thuốc có thể điều trị những mụn cóc khi mang thai. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn cóc trước khi mang thai hoặc sau khi mang thai. Nếu đã được chẩn đoán và kê đơn thuốc để điều trị tình trạng này, không sử dụng chúng mà không hỏi ý kiến bác sĩ sau khi mang thai. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trước và sau khi mang thai đều chứa steroid có thể gây hại cho thai kỳ. Bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên mức độ nghiêm trọng của mụn cóc.
4. Phòng ngừa bệnh sùi mào gà
Việc truyền mụn cóc sinh dục và HPV có thể được giảm thiểu bằng cách kiêng hoạt động tình dục, hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Trước khi quan hệ tình dục, có thể kiểm tra đối tác về sức khỏe sinh sản hoặc có các cuộc thảo luận thẳng thắn.
Tại Việt Nam, vaccine phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Phụ nữ nên tiêm vaccine phòng HPV để phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Khi phụ nữ mang thai biết hoặc phát hiện ra mình bị mụn cóc sinh dục hoặc virus gây bệnh (HPV) thường rất lo lắng. Tuy nhiên, hãy biết rằng nhiều phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng này và đại đa số đều sinh con khỏe mạnh một cách an toàn.
Nếu thai phụ bị mụn cóc sinh dục hoặc bất kỳ chủng virus HPV nào và vẫn lo lắng về những ảnh hưởng có thể có đối với việc mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ để được biết về bất kỳ rủi ro cụ thể nào mà thai phụ có thể gặp phải và cách điều trị nào có thể tốt nhất.
Nếu mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai, tuyệt đối không được tự điều trị trong bất kỳ trường hợp nào và không làm những điều sau:
Không thử chọc vào những mụn cóc.Không sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định cụ thể. Không sử dụng thuốc mua tự do mà không có sự cho phép của bác sĩ để điều trị.Không sử dụng các loại kem bôi có chứa steroid.Không dùng nước đá để loại bỏ những mụn cóc này.Không cố gắng cắt bỏ hoặc lột da những mụn cóc.Không sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào chưa được thử nghiệm và không có hồ sơ chứng minh về độ an toàn của cơ quan quản lý trong lĩnh vực y tế.
Nữ sinh 17 tuổi mặt bỗng nổi đầy mụn lạ do nhiễm virus HPV vì thói quen giặt đồ của nhiều gia đình
Linlin (17 tuổi, Trung Quốc) gần đây luôn trầm cảm, không khí ở nhà cũng rất nặng nề, bởi vì vài ngày trước, cả gia đình cô phát hiện bị nhiễm virus HPV.
Bố mẹ Linlin tố cáo nhau là người lây nhiễm bệnh cho cả nhà, còn cô cũng chỉ là người bị lây nhiễm gián tiếp khiến mặt nổi đầy mụn, và bây giờ phải đeo khẩu trang để đi học.
Hóa ra bố mẹ Linlin bị nhiễm virus HPV vì một lý do nào đó, cả hai đều bất cẩn và coi một số nốt mụn khó giải thích trên cơ thể mình là do dị ứng nên không bao giờ đi khám. Cho đến một ngày, Linlin nổi rất nhiều mụn lạ trên mặt, sau khi đến bệnh viện kiểm tra, cô được chẩn đoán là nhiễm virus HPV.
Ảnh minh họa
Lúc đó, bố mẹ Linlin đã rất bất ngờ, thậm chí còn nghi ngờ con gái mình có quan hệ tình cảm mà không nói cho họ biết, nhưng cô phủ nhận, cho rằng mình chưa bao giờ làm điều gì đi quá giới hạn. Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ đề nghị bố mẹ Linlin cũng nên đi kiểm tra nhưng họ không ngờ rằng cả hai người đều bị nhiễm virus HPV.
Vậy Linlin đã nhiễm HPV như thế nào? Sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ, hóa ra gia đình Linlin thường dùng chung một chiếc khăn tắm và mẹ cô bé luôn cho quần áo của cả gia đình vào máy giặt để giặt chung, điều này đã khiến lây nhiễm chéo virus HPV, dẫn đến Linlin cũng vô tình bị nhiễm bệnh.
Để tránh lây nhiễm chéo virus HPV, ngay cả trong gia đình cần lưu ý 3 hành vi sau
1. Không giặt chung quần áo
Virus HPV vẫn có thể tồn tại rất lâu sau khi ra khỏi cơ thể người, đặc biệt là trên quần áo mặc sát người thì càng dễ bị lây nhiễm chéo virus HPV.
Nếu người bệnh để chung đồ với quần áo của gia đình thì rất dễ lây nhiễm virus HPV. Vì vậy, quần áo phải được giặt riêng, đặc biệt là quần áo lót của riêng bạn, không giặt máy chung.
2. Vật dụng sinh hoạt không được dùng chung
Đối với những đồ dùng cần thiết hàng ngày như khăn tắm, khăn mặt, bông tắm, tốt nhất mỗi người nên có một món đồ riêng vì những vật dụng đó sẽ tiếp xúc với da.
Nếu có người nhiễm HPV ở nhà, sau khi sử dụng những vật dụng này cùng với nhau, nó sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm HPV.
3. Chú ý vệ sinh
Để tránh sự sinh sôi của virus HPV gây nguy hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, mọi người cần chú ý vệ sinh cá nhân vào các ngày trong tuần, thay quần áo và tắm rửa thường xuyên, không để virus HPV có cơ hội lây nhiễm.
Cô gái 24 tuổi vùng kín nổi đầy mụn lạ do nhiễm virus HPV, bác sĩ cảnh báo 3 hành vi "buông thả" dễ bị lây nhiễm HPV Vì những thói quen hoan lạc của bản thân, Xiaoxi (24 tuổi, Trung Quốc) đã nhiễm phải virus HPV, khiến vùng kín nổi đầy mụn hình súp lơ. Xiaoxi đến từ Hàng Châu (Trung Quốc) năm nay vừa tròn 24 tuổi. Xuất thân rất bình thường, bố mẹ đều là nông dân chân chất nhưng Xiaoxi lại chỉ dựa vào vẻ đẹp của...