6 điều quan trọng về viêm loét dạ dày ai cũng cần biết
Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống.
Đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, có máu trong phân, khó chịu hoặc đau trong bụng… có thể là những triệu chứng của tình trạng loét dạ dày (hay loét dạ dày tá tràng). Viêm loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn làm cho bạn yếu đi, không thể ăn uống ngon miệng hay tập trung vào công việc, hoạt động khác trong cuộc sống. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Dưới đây là những thông tin vô cùng quan trọng về bệnh loét dạ dày tá tràng mà mọi người cần nắm được để có thể phòng và phát hiện bệnh sớm.
1. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, là tình trạng dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp những tổn thương ở lớp mô của dạ dày. Niêm mạc dạ dày, niêm mạc hoặc biểu mô dạ dày được xếp lớp với nhiều nếp gấp. Loét xảy ra trong lớp này. Nếu vết loét xuất hiện trong dạ dày hoặc ở phần trên của ruột non dẫn ra của dạ dày thì được gọi là loét dạ dày tá tràng.
2. Loét dạ dày không loại trừ ai. Tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Bệnh có thể “tấn công” bạn nếu tìm thấy ở bạn môi trường và điều kiện tiềm năng.
Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra biến chứng là ung thư dạ dày. Ảnh minh họa
3. Trước đây, chúng ta vẫn cho rằng căng thẳng trong thời gian dài, ăn các thực phẩm “xấu”, uống và hút thuốc lá… là những nguyên nhân chính gây ra các vết loét trong dạ dày. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học còn cho biết tình trạng loét dạ dày do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, cụ thể hơn là Helicobacter pylori, gây ra. Helicobacter Pylori được cho là gây ra gần 65% các ca loét dạ dày và tá tràng.
Một số thuốc cũng được cho là gây ra viêm loét dạ dày, ví dụ như thuốc aspirin, clopidogrel… loại uống thường xuyên để giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ, và các loại thuốc viêm khớp. Thuốc kháng viêm (NSAID) cũng được cho là gây ra khoảng 2/5 các ca loét dạ dày. Ung thư dạ dày ở bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể do viêm loét dạ dày gây ra.
4. Một số trường hợp bị viêm loét dạ dày không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng với một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp các triệu chứng và gây ra một số rắc rối nghiêm trọng. Các triệu chứng đó bao gồm: đau bụng ngay dưới lồng ngực, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, sụt cân, nôn ra máu hoặc chóng mặt, có các triệu chứng của bệnh thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt và sốc do mất máu… Chảy máu trong dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi, vì chúng có thể dẫn đến mất máu và gây tử vong.
5. Loét dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng. Trường hợp này cần được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
Video đang HOT
- Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện ói ra máu và có máu trong phân hoặc phân đen, hôi.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để.
6. Loét dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị bằng thuốc như kháng sinh nhằm làm giảm acid trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống để trị bệnh hiệu quả. Người bị loét dạ dày nên ăn chậm, nhai kĩ để bảo vệ dạ dày tránh được những rắc rối như đau, viêm, loét, ung thư… Sau khi ăn, đừng vội vận động ngay, nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn khoảng một giờ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không tạo nên sức ép làm việc nặng nề với dạ dày. Có thể ăn 4 – 5 bữa mỗi ngày. Nên ăn nhẹ vào bữa tối.
Theo Trí Thức Trẻ
Có 12 loại bệnh sau không ăn gừng kể cả làm gia vị
Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.
Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể khỏi các độc tố và các gốc tự do, giúp làm giảm cân.
Gừng còn có nhiều lợi ích khác nữa. Song cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng. Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.
Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:
- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.
- Đang bị khối u
Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.
- Viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.
- Khi bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.
- Bị sỏi mật
Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
- Khi bị trĩ, xuất huyết
Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.
- Khi bị huyết áp cao, bệnh tim
Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.
- Khi mang thai
Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.
- Khi thân nhiệt cao
Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.
- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da
Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.
- Quá trình dị ứng
Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.
- Sự tương tác thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.
Trí Thức Trẻ
Điều trị bệnh đau dạ dày bằng đông y Trong Đông y khi điều trị bệnh đau hay viêm loét dạ dày, các nghiên cứu thường chỉ ra hiệu quả của 3 loại thảo dược là: Chè dây, Lá khôi và Nghệ. Một bữa ăn ngon đôi lúc đã không còn phụ thuộc vào hương vị, thành phần hay cái độ khéo tay của người vào bếp. Thực đơn có thể rất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 dấu hiệu thận yếu dễ nhận biết vào ban đêm

Vitamin E có thể gây hại nếu dùng sai cách

Rau muống có tác dụng gì?

Cứu sống 4 trẻ ngộ độc nặng vì ăn nhầm mì tôm có thuốc diệt chuột

8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng

Không để trẻ thơ mất đi ánh sáng

Liệu pháp khỏe mạnh mỗi ngày

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

Mùa hè nấu 3 món ăn màu đỏ này để tăng sức đề kháng, không lo ốm vặt

5 lợi ích của việc uống nước nghệ
Có thể bạn quan tâm

Một bài hát viral trở lại khiến netizen tin rằng: Hoá ra Wren Evans sáng tác dựa trên đời thật?
Nhạc việt
12:17:43 15/05/2025
Nỗi ám ảnh thời lượng pin iPhone sẽ biến mất nhờ iOS 19
Thế giới số
12:14:53 15/05/2025
Đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Chú rể lần đầu lộ diện, cô dâu mặc áo dài và 4 chiếc váy cưới khác biệt!
Sao việt
12:11:48 15/05/2025
Phối đồ phá cách cùng chân váy jean
Thời trang
12:11:32 15/05/2025
Lộ ảnh Văn Hậu cùng vợ đi chọn nội thất cho căn biệt thự chục tỷ, nhan sắc tiểu thư Doãn Hải My gây sốt
Sao thể thao
12:02:26 15/05/2025
Selena Gomez: phú bà là 'vỏ bọc', lộ đoạn ghi âm nghi phá sản, nợ chồng nợ?
Sao âu mỹ
11:57:06 15/05/2025
Loạt khoảnh khắc của Tâm Tít khiến dân tình ngưỡng mộ "đẳng cấp" của hot girl đời đầu
Netizen
11:52:59 15/05/2025
Trước lùm xùm tình ái, Wren Evans ghi điểm với phong cách độc lạ
Phong cách sao
11:47:16 15/05/2025
Bí quyết để có một làn da như sương mai
Làm đẹp
11:30:34 15/05/2025
Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ẩm thực
11:20:47 15/05/2025