6 điều nên làm nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết… Vì vậy phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là rất quan trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc bàng quang làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan này.
Nhiễm trùng tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh và có thể thường xuyên tái phát. Mặc dù bệnh có thể gặp ở cả 2 giới nhưng chị em phụ nữ có nguy cơ cao hơn cả.
Có lối sống lành mạnh, thực hành vệ sinh tốt và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể… là những cách giúp bạn bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu.
1. Tắm vòi hoa sen không tắm bồn
Đặc biệt đối với phụ nữ, tắm vòi hoa sen sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu so với tắm bồn. Nếu tắm bồn, các vi khuẩn và chất bẩn trong nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua âm đạo, lỗ tiểu…
Ảnh minh họa
2. Chọn đồ lót “chuẩn”
Có thể bạn không tin nhưng đồ lót có tác động rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Đồ lót bằng lụa hoặc polyester không thoáng khí nên làm cho “vùng kín” thường bị bí, ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Quần lót bông thường thoáng hơn, cho phép không khí lưu thông tốt và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nên giảm được nguy cơ viêm nhiễm .
Mặc quần lót quá chật cũng có thể khiến “vùng kín” ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, lan vào bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ảnh minh họa
3. Đi tiểu thường xuyên
Nhịn tiểu lâu sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trong niệu đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần đi tiểu thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày để làm sạch các vi khuẩn ở đường tiết niệu.
Đặc biệt, nếu thấy nước tiểu có màu vàng sậm, bạn càng cần uống nhiều nước hơn vì nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu lúc này tăng lên.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
4. Vận động nhiều
Ngồi quá lâu, đặc biệt với tư thế vắt chân sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sản ở đường tiết niệu. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại hàng ngày.
Nếu bạn làm công việc văn phòng, phải ngồi cả ngày thì cũng cần tranh thủ giờ nghỉ giải lao để đi lại.
Ảnh minh họa
5. Uống nước ép của quả nam việt quất
Nhiều nghiên cứu cho thấy thường xuyên uống nước ép nam việt quất sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng tiểu thường gây ra bởi vi khuẩn E. coli và nước trái cây nam việt quất có chứa proanthocyanidins ,có thể ngăn chặn vi khuẩn này bám vào bàng quang và niệu đạo.
Tuy nhiên, loại nước ép này chỉ có tác dụng phòng bệnh chứ không được coi là có tác dụng chữa bệnh khi bệnh đã phát triển.
Ảnh minh họa
6. Tránh kích thích bàng quang
Một số thực phẩm và đồ uống có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu, đó là các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, ví dụ như rượu, cà phê.
Rượu và cà phê có thể làm cho cơ thể bị mất nước nếu được tiêu thụ quá nhiều. Khi cơ thể bị thiếu nước, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Một số lưu ý trong vệ sinh “vùng kín” giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu:
- Vệ sinh từ trước ra sau: Sau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, hãy vệ sinh từ trước ra sau. Cách này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập lên niệu đạo và gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục là hoạt động khiến bạn dễ đưa vi khuẩn vào sâu bên trong cơ thể nhất, nhất là vào trong âm đạo, niệu đạo. Vì vậy, hãy vệ sinh trước và sau khi “quan hệ” để giảm thiểu lượng vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn và cả “đối tác” của bạn cũng nên rửa sạch tay trước khi “quan hệ” để tránh lây lan vi khuẩn.
Theo Trí Thức Trẻ
5 việc giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Uống nhiều nước
Nhắc đến nước tiểu, phản ứng đầu tiên mọi người nghĩ đến đó là "rác" của cơ thể và quả thật các độc trong máu như urê , acid uric, creatinin, creatine, đã được thận lọc sạch và đưa vào bàng quang và bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.
Do lượng nước hàng ngày cơ thể dung nạp và thải ra tương tự nhau, vì vậy, mỗi ngày uống 1.500-2.000ml nước để đảm đảo tiểu tiện bình thường là một việc rất quan trọng.
Ngoài bài trừ độc tố, nước tiểu còn có một chức năng quan trọng khác là làm sạch niệu đạo. Vùng niệu đạo thường có vi khuẩn cư ngụ, một số vi khuẩn còn có thể xâm nhập bàng quang và khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiễm trùng. Nếu lượng nước tiểu nhiều, liên tục được bài tiết sẽ tránh được vi khuẩn sinh trưởng trong đường tiết niệu.
Do vậy, vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết nóng đổ mồ hôi càng cần uống nhiều nước để phòng chống nhiễm trùng niệu đạo.
Không hút thuốc
Viêm nhiễm niệu đạo cũng liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc, uống rượu. Nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy ngoại trừ yếu tố uống thuốc, khả năng bị tiểu mót, tiểu dắt của phụ nữ hút thuốc gấp 1,7-3 lần so với phụ nữ không hút thuốc.
Với những người hay bị viêm nhiễm niệu đạo, các bác sĩ bệnh viện Mayo (Mỹ) khuyến nghị không nên uống cà phê, cồn rượu và các đồ uống chưa cafein, bởi vì trong thời gian viêm nhiễm đó, những thực phẩm này sẽ kích thích bàng quang làm cho người bệnh tiểu nhắt, đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra, người nhiễm trùng niệu đạo nên ít ăn đồ cay nên ăn nhiều dưa chuột, rau xanh và cà chua.
Giữ vệ sinh
Tỉ lệ viêm nhiễm niệu đạo ở phụ nữ trung niên cao gấp 8-10 lần nam giới. 50% phụ nữ viêm nhiễm niệu đạo do thói quen vệ sinh. Do đó, cần chú ý:
Thường xuyên giặt quần chip: Tuyến mồ hôi ngoài âm đạo của phụ nữ rất phong phú, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm, nếu chăm sóc không đúng cách dễ làm cho cục bộ âm đạo thời gian dài ở trong tình trạng ẩm ướt, lúc này vi khuẩn sẽ sinh trưởng rất nhanh. Vì vậy, trời nóng ra nhiều mồ hôi nhớ thường xuyên thay giặt quần chip.
Sau khi đại tiện nên vệ sinh từ trước ra sau bằng giấy hoặc bằng vòi nước.
Vệ sinh ngay sau "yêu": Một điều tra của từ Đài Loan cho biết, khoàng 1/4 phụ nữ bị viêm bàng quang sau tuần trăng mật.
Không ngồi lâu, tăng cường thể thao
Vi khuẩn ở đường ruột, đại tràng vốn không gây hại nhưng nếu lọt vào niệu đạo sẽ gây viêm. Nghiên cứu cho thấy 80% nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn đại tràng gây ra.
Thói quen ngồi lâu sẽ làm cho cục bộ âm đạo ở trong tình trạng ẩm thấp thời gian dài, vi khuẩn phát triển nhanh, biểu hiện rất rõ rệt trong thời tiết và môi trường nóng ẩm.
Vì vậy, những người hay ngồi lâu, tốt nhất mặc quần áo rộng rãi, quần chip 100% cotton là tốt nhất, không nên mặc quần lọt khe, quá chật....
Thay vào đó nên uống nhiều nước, siêng đi tiểu, sau quãng thời gian nhịn tiểu nên cố gằng đẩy hết nước tiểu tích trữ trong bàng quang ra ngoài.
Không coi thường các bệnh khác
Một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, thận mãn tính... làm cho sức đề kháng giảm thấp, nguy cơ tăng nhiễm trùng niệu đạo cao.
Tắc nghẽn niệu đạo do sỏi, hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt phình to... đều trực tiếp dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo.
Những người gần đây làm phẫu thuật đường tiết niệu, đặt ống thông, nội soi bàng quan.
Một khi phát hiện tiểu nhiều, tiểu mót, tiểu đau, ớn lạnh, sốt, đau lưng nhất định cần kịp thời đến bệnh viện chuyên khoa để chữa trị.
Khi chữa trị phải kiên trì, kịp thời, tuân thủ nguyên tắc chữa trị đủ liệu trình, không nên "chữa bệnh theo cảm giác" thấy đỡ là lập tức dừng uống thuốc, nếu không nhiễm trùng niệu đạo sẽ tái phát lại.
Tùng Đan
Theo sina
Hơn nửa phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu Phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên xem lại tư thế quan hệ nhằm tránh gây tác động niệu đạo. Ảnh: sheknows.com. Tỷ lệ mắc bệnh trong cả đời người là 53% với nữ và 14% với nam, theo số liệu của Dự án về bệnh lý tiết niệu Bắc Mỹ....