6 điều cần biết để giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả nhanh chóng
Nghẹt mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng…
Bài viết này đề cập đến chảy nước mũi, nghẹt mũi hay gặp của bất kỳ ai do cảm cúm, cảm lạnh, không đề cập đến các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh do khối u… vì chúng đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu.
Chảy nước mũi là tình trạng chảy một lượng dịch nhầy đáng kể từ hốc mũi. Đây là hệ quả của việc sản xuất quá nhiều chất nhầy ở mũi, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Chất nhầy trong mũi dư thừa dẫn đến chảy mũi ra từ cửa mũi trước hoặc chảy xuống cổ họng. Còn nghẹt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm mạc của khoang mũi bị viêm, phù nề. Nghẹt mũi cũng làm cho dịch nhầy mũi thoát ra ngoài khó khăn hơn, tích tụ lại, càng làm tình trạng nghẹt mũi thêm nặng hơn. Thời tiết lạnh nên nước mũi dễ bị chảy liên tục, hoặc nghẹt mũi đến nỗi phải thở bằng miệng, thậm chí tệ hơn là cả hai triệu chứng xảy ra cùng một lúc. Vậy khi đó cần xử trí như thế nào để giảm nhanh các triệu chứng.
Dưới đây là những cách để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả nhanh chóng 1. Uống đủ nước
Khi bị chảy nước mũi liên tục hoặc nghẹt mũi nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Đồng thời để nước làm loãng dịch mũi, tạo điều kiện tống xuất dịch ra ngoài. Tốt nhất nên uống nước ấm, đặc biệt là các loại trà thảo mộc như: Trà hoa cúc, trà gừng, trà atiso… ấm nóng. Khi uống hơi nước bốc lên có tác dụng làm se niêm mạc, giúp thông thoáng đường mũi và cảm thấy dễ thở hơn. Đồng thời các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên có trong thảo mộc cũng góp phần giảm thiểu viêm nhiễm, tăng tiết chảy nước mũi. Ngoài ra, nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn, cà phê… vì sẽ gây khô cổ họng, dịch mũi đặc dính, khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Rửa mũi
Những người bị chảy nước mũi có thể kiểm soát tình trạng này thông qua biện pháp rửa mũi. Có thể xịt mũi bằng nước muối sinh lý, điều này sẽ giúp pha loãng dịch nhầy, giảm cảm giác kích ứng và khô niêm mạc mũi. Hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi. Đặt vòi vào một bên mũi và nghiêng đầu, rồi cho nước muối sinh lý từ từ chảy vào và thoát qua bên mũi còn lại. Trong quá trình thực hiện nên làm theo đúng hướng dẫn, tránh tình trạng rửa sai cách khiến nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Nghẹt mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa.
3. Kê cao gối khi ngủ
Khi ngủ nên kê cao gối để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu. Dịch mũi được tống ra ngoài một cách tự nhiên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
4. Chườm nóng
Lấy khăn nhúng vào chậu nước ấm (khoảng 35 – 40 độ C) rồi vắt khô đắp lên mũi và trán nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm lỏng dịch nhầy trong mũi, dễ tống ra ngoài hơn, giảm cảm giác nghẹt mũi.
5. Xông hơi mũi
Video đang HOT
Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi hít sâu một làn hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đi đáng kể. Hãy lấy một bát nước sôi, dùng một cái khăn to trùm kín đầu và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất trong 10 phút. Chúng ta có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, sả… để thư giãn hơn. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
6. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Ai cũng biết rằng một giấc ngủ sâu, đủ giấc là điều kiện quan trọng để cơ thể hồi phục sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều tế bào miễn dịch mới khi bạn chìm vào giấc ngủ. Một trong số đó là Cytokine – Protein, rất quan trọng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, khi ngủ sẽ quên đi cảm giác ngột ngạt muốn xì mũi.
Tóm lại, có nhiều cách làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả. Hầu hết mọi người đều điều trị nghẹt mũi tại nhà, nhưng trẻ sơ sinh, người trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu nghẹt mũi, chảy nước mũi kèm theo tình trạng khó thở, sốt cao, chảy nước mũi vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chảy nước mũi có máu, có mủ… cũng nên đến gặp bác sĩ. Các trường hợp chảy nước mũi, nghẹt mũi ngày càng nặng hoặc kéo dài trên 10 ngày cũng nên đến các phòng khám chuyên khoa Tai – mũi – họng để được bác sĩ thăm khám.
Viêm mũi xoang khi nào cần phải đi khám ngay?
Viêm mũi xoang là vấn đề thường gặp, hầu hết sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hại nếu người bệnh chủ quan không đi khám.
Theo thống kê viêm mũi xoang chiếm 30 - 40% trong số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và khoảng 85% bệnh nhân viêm mũi xoang chỉ cần điều trị ngoại trú. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường có biểu hiện hắt xì, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, điếc mũi, đau ở trán hay hốc mắt, đau tai.
Viêm mũi xoang có các mức độ sau
- Viêm xoang cấp tính bắt đầu đột ngột và kéo dài 1 - 2 tuần sau khi nhiễm virus. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm xoang cấp tính có thể kéo dài từ 2 - 4 tuần. Nhiễm trùng thường là một phần của cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác.
- Viêm xoang bán cấp có thể kéo dài đến 3 tháng, từ 4 đến 12 tuần. Tình trạng này thường xảy ra với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc dị ứng theo mùa, được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ viêm xoang cấp sang viêm xoang mạn.
- Viêm xoang mạn tính kéo dài trên 3 tháng hoặc tiếp tục tái phát. Viêm xoang mạn tính có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, nhưng chủ yếu do dị ứng dai dẳng hoặc các vấn đề về cấu trúc mũi (ví dụ: Polyp mũi, lệch vách ngăn mũi).
Các biểu hiện của viêm mũi xoang
Ở giai đoạn đầu triệu chứng của viêm mũi xoang có biểu hiện khá giống với bệnh cảm lạnh, viêm mũi, nên thường khiến người bệnh chủ quan không đi khám.
- Biểu hiện nghẹt mũi
Nhiễm trùng gây sưng xoang, niêm mạc mũi đỏ và phù nề, gây ngạt mũi và tắc nghẽn, hạn chế khả năng thở bằng mũi. Nghẹt mũi dẫn đến ngửi kém hoặc mất ngửi.
- Đau đầu do xoang
Bên cạnh đau nhức tai, đau răng, đau hàm và má, áp lực và sưng tấy xoang có thể gây đau đầu. Cơn đau đầu do viêm xoang nặng hơn vào buổi sáng, vì chất nhầy tích tụ trong xoang suốt đêm.
Khi thay đổi áp suất (đi lên cao, đi máy bay, lặn dưới biển) tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí và các xoang, có thể khiến cho cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn.
- Ngứa cổ họng và ho
Khi dịch từ xoang chảy xuống phía sau cổ họng, nó có thể gây ho và ho dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm khi nằm ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Tình trạng này có thể gây khó ngủ. Hãy nằm thẳng và kê cao đầu khi ngủ để giảm bớt triệu chứng này.
- Biểu hiện đau họng và khàn giọng
Khi chất nhầy chảy xuống sau cổ họng có thể gây đau rát cổ họng. Ban đầu nó chỉ gây nhột và ngứa. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong vài tuần hoặc hơn, chất nhầy có thể gây kích ứng và làm viêm cổ họng, dẫn đến đau họng và khàn giọng.
Viêm mũi xoang là vấn đề thường gặp. Ảnh minh họa.
- Xuất hiện đau xoang
Đau xoang (đau và nhức vùng mặt) là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang. Tình trạng viêm và sưng tấy khiến các xoang đau nhức. Thông thường cơn đau do viêm xoang cấp tính gây ra sẽ nghiêm trọng hơn. Xoang tại một vị trí có thể ảnh hưởng đến vùng xung quanh gây đau, sưng và đỏ.
- Viêm xoang hàm gây đau ở vùng mặt trước xoang hàm, đau răng và nhức vùng trán.
- Viêm xoang trán gây đau nhức ở vùng trán.
- Viêm xoang sàng gây ra đau đằng sau và giữa hai mắt, nhức vùng trán, viêm tấy quanh ổ mắt và chảy nước mắt.
- Viêm xoang bướm ít gây đau cục bộ hơn.
- Xuất hiện chảy nước mũi.
Các dịch trong xoang bị nhiễm trùng có thể chảy vào đường mũi, khiến người bệnh sổ mũi liên tục. Nước mũi có thể màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng. Dịch nhầy cũng có thể đi qua mũi và chảy xuống phía sau cổ họng.
Ngoài ra, viêm mũi xoang có thể gây ra một số triệu chứng khác như: Sốt và ớn lạnh, hơi thở hôi, viêm tấy quanh ổ mắt, đau răng và đau nhức tai.
Viêm mũi xoang khi nào cần đi khám?
Trên thực tế khi bị viêm mũi xoang nhiều người cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, chắc do cảm cúm hoặc thay đổi thời tiết, nên thường chủ quan không đi khám. Và nghĩ nếu viêm mũi do virus thường sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau vùng mặt kéo dài hơn 10 ngày, bị sốt cao hoặc nhiễm trùng tái phát, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị. Điều trị sớm và dứt điểm sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang chuyển thành mạn tính và gây biến chứng.
Viêm mũi xoang nặng nếu không được điều trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm ổ mắt: Phù nề, viêm nhiễm ở mi mắt, viêm mô tế bào ổ mắt.
- Viêm màng não.
- Áp xe ngoài màng cứng, cuối cùng có thể dẫn tới áp xe não.
- Tắc tĩnh mạch xoang hang, có thể dẫn đến liệt mắt và mù lòa.
Biến chứng do viêm mũi xoang dễ xảy ra hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền (đặc biệt là bệnh đáo tháo đường), bị polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi hay nhiễm cầu khuẩn Streptococcus, Stapylocossus...
Tóm lại: Viêm mũi xoang có thể điều trị được và hầu hết mọi người sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần nếu được chăm sóc và dùng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp bị viêm xoang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần, cần đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không điều trị theo mách bảo để tránh nguy hại tới sức khỏe.
Dùng thuốc thông mũi cho trẻ những điều cha mẹ có thể chưa biết Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Việc sử dụng các thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn lại là điều mà nhiều cha mẹ chưa biết hết. Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường là những...