6 điểm giống nhau bất ngờ giữa ‘Thâm tình nhà họ Kiều’ và ‘Cây táo nở hoa’: Bi kịch chồng thêm bi thương
Giữa ‘ Thâm tình nhà họ Kiều’ và ‘ Cây táo nở hoa’ đều có những điểm chung bất ngờ, đều là những gia đình bi kịch đầy uất ức và đau thương.
Thời gian qua, bộ phim về gia đình – Cây táo nở hoa và Thâm tình nhà họ Kiều (tên gốc: Những đứa con nhà họ Kiều ) gây bão trên mạng xã hội với câu chuyện đầy bi kịch của một gia đình có 5 anh em không may có cha/mẹ mất sớm. Không chỉ vậy, đấng sinh thành còn lại lại là một người vô tâm vô tính khiến cho cuộc sống của cả 5 anh em càng cực khổ hơn. Không ngờ giữa 2 bộ phim này còn có thêm nhiều điểm giống nhau bất ngờ khác nữa.
Câu chuyện gia đình đầy bi thương
Cây táo nở hoa được mua kịch bản chuyển thể từ bộ phim nổi tiếng What’s Wrong, Poong Sang của Hàn Quốc. Bộ phim bắt đầu khi người cha của 5 đứa con đã trưởng thành đột nhiên qua đời. Đám ma kì quặc hé lộ những mâu thuẫn, bất ổn, bi kịch của nhà họ Đỗ bao gồm 5 người con: Ngọc (Thái Hoà), Ngà (Trương Thế Vinh), Châu (Thuý Ngân), Báu (Nhã Phương), Dư (Song Luân).
5 anh em trong Cây táo nở hoa
Thâm tình nhà họ Kiều được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Những đứa con nhà họ Kiều , mở đầu khi người mẹ của 4 đứa con: Nhất Thành (Bạch Vũ), Nhị Cường (Trương Vãn Ý), Tam Lệ (Mao Hiểu Đồng), Tứ Mỹ (Tống Tổ Nhỉ) qua đời sau khi hạ sinh người con thứ 5 tên Thất Thất ( Chu Dực Nhiên). Vì gia cảnh nghèo khó, cộng thêm khung cảnh gà trống nuôi con, cha của những đứa trẻ – ông Kiều Tổ Vọng quyết định đưa Thất Thất đến nhà em vợ là dì Hai để chăm sóc, nuôi dưỡng.
5 anh em trong Thâm tình nhà họ Kiều
Anh cả sống cả đời như một người cha, kiêm thêm thiên chức của người mẹ
Ở 2 bộ phim, sau khi cha/mẹ qua đời, hai người anh cả phải tự đứng lên làm chỗ dựa cho những đứa em. Nếu như ở Cây táo nở hoa , Đỗ Ngọc đã có gia đình riêng cần lo toan nhưng vẫn phải chăm lo cho những đứa em dại khờ, thì ở Thâm tình nhà họ Kiều , Nhất Thành năm ấy mới chỉ 12 tuổi, nhưng đã phải tự trưởng thành trước tuổi để chăm sóc cho các em.
Anh cả của Cây táo nở hoa – Đỗ Văn Ngọc
Anh cả của Thâm tình nhà họ Kiều – Nhất Thành
Cha qua đời, Ngọc buộc mình phải trở thành chỗ dữa vững chãi cho những đứa em, chỉ dạy các em nên người. Trong khi đó, Nhất Thành mất mẹ, cha vô tâm nên buộc phải có lúc thành người nghiêm khắc, có lúc phải mềm mỏng chỉ dạy các em nên người.
Cha/mẹ vô tâm vô tính đến mức ức chế
Ở cả 2 bộ phim, bi kịch của 5 đứa con được đẩy lên cao trào khi xuất hiện người cha/mẹ còn lại vô tâm đến vô tình, thường xuyên gây chuyện khiến các con càng thêm nhọc lòng.
Trong Thâm tình nhà họ Kiều , đó là người cha Kiều Tổ Vọng yêu bản thân hơn bất kỳ điều gì. Nếu như cả nhà có 5 người mà chỉ có đúng 1 quả trứng, ông ấy cũng sẵn sàng ăn hết nguyên 1 quả trứng, các con chỉ còn húp nước lẫn lòng trắng còn sót lại. Sau này khi các con trưởng thành, Kiều Tổ Vọng mất việc sau nhiều cuộc cải cách, ông ở nhà chỉ chơi bời cũng phải kiếm cớ để các con cho tiền sinh hoạt, số tiền đó cũng phải bằng số tiền lương năm xưa nếu như ông đi làm.
Cha Kiều Tổ Vọng
Không chỉ vậy, ông Kiều Tổ Vọng còn nhiều lần tin nhầm người khiến cho bản thân bị rơi vào bẫy. Đỉnh điểm là khi những người từng đưa tiền cho ông biết mình bị lừa nên đến tận nhà đập phá, lấy hết đồ đạc đi khiến cho các con không có chỗ dung thân. Khi đó Nhị Cường, Tam Lệ, Tứ Mỹ buộc phải chen chúc ở nhà Nhất Thành và sống chung với chị dâu.
Nếu như ông Kiều Tổ Vọng chỉ vì tiền và bản thân thì bà mẹ Ích của 5 đứa trẻ Châu – Báu – Ngọc – Ngà – Dư lại khiến khán giả phẫn nộ gấp vạn lần. Bà Ích từng bỏ rơi những đứa con, trộm tiền đóng học của Ngọc khi con còn nhỏ, bán con gái vào quán karaoke ôm, nhưng khi quay về chỉ biết vòi vĩnh tiền.
Bà Ích
Đỉnh điểm của sự táng tận lương tâm của bà Ích khiến Cây táo nở hoa lên đỉnh cao trào của phẫn nộ là khi bà sợ mất tình nhân trẻ tuổi, quay về đòi con dâu 700 triệu rồi mới chịu hiến gan cho Ngọc khi anh ấy mắc bệnh nặng. Không ngờ, trước lúc gây mê tiến hành phẫu thuật, bà Ích lần nữa bỏ đi khiến cho Hạnh (vợ Ngọc) khóc nghẹn. Còn Ngọc bước ra khỏi phòng phẫu thuật vẫn lo lắng cho mẹ. Chỉ khi biết được sự thật về chuyện bị mẹ bỏ rơi, Ngọc mới đi đến tận cùng của đau đớn vì tuyệt vọng.
Đàn em chỉ biết ‘gây chuyện’
Có người anh lúc nào cũng gánh vác tất cả mọi chuyện thế nên đàn em của Ngọc gây chuyện cũng quá nhiều. Khán giả từng ức chế đến bật khóc khi Ngà – Báu tuyên bố có chết cũng không cho gan anh trai khi biết Ngọc bị ung thư. Không những thế, những đứa em này còn khiến nhiều người ‘đau cả đầu’ khi cứ gặp nhau là đánh nhau tưng bừng.
Ngà
Báu
Cũng là những đứa em gây chuyện nhưng Nhị Cường, Tứ Mỹ của Thâm tình nhà họ Kiều lại khiến khán giả thương hơn nhiều. Nhị Cường sau khi đi làm đã bị hiểu lầm đến mức chồng của sư phụ đến tận nhà đánh vỡ đầu, gãy tay. Trong khi đó, cô em gái Tứ Mỹ khiến Nhất Thành đau đầu nhiều nhất.
Anh cả từng phải khăn gói đến Bắc Kinh tìm em khi Tứ Mỹ đi dự sự kiện của thần thượng, gọi điện đến tổng doanh trại trên Tây Tạng nhờ chăm sóc em gái khi Tứ Mỹ đi theo tiếng gọi tình yêu, thăm bạn trai đang đóng quân tại đó. Sau này, Nhất Thành còn biết chồng Tứ Mỹ ngoại tình nhưng năm lần bảy lượt, Tứ Mỹ đều bệnh vực chồng mà quỳ gối xin anh trai tha thứ.
Nhị Cường
Tứ Mỹ
Chỉ có em gái thứ ba là ‘chỗ dựa tinh thần’
Trong Cây táo nở hoa , những đứa em của Ngọc đều gây chuyện không ngừng, chỉ riêng có Châu là cố gắng chăm chỉ học hành, sau này trở thành bác sĩ, là đứa con làm rạng danh cả nhà.
Châu
Ở Thâm tình nhà họ Kiều , em gái thứ ba tên Tam Lệ cũng là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho Nhất Thành. Từ bé Tam Lệ đã chăm chỉ hơn cả, thường xuyên giúp anh trai dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ cho cả nhà. Lớn lên, dù là người dịu dàng nhưng Tam Lệ cũng biết cương nhu đúng lúc, có một tình yêu đáng ngưỡng mộ, một cuộc sống hôn nhân vẹn toàn.
Tam Lệ
Em út ‘đánh nhanh thắng gọn’, có con ngoài ý muốn
So với 4 anh chị em có cái tên đẹp mĩ miều, cái tên Dư nghe đã thấy ‘dư thừa’. Có lẽ vì vậy mà cuộc sống của em út cũng sóng gió không kém. Dư vốn là một vận động viên nhưng vì chấn thương mà buộc phải từ bỏ ước mơ còn dang dở.
Trong một lần ‘ăn chơi ra sản phẩm’, Dư bất ngờ bị một người phụ đến tống tiền vì làm cô có thai. Trong lúc đó, Dư lại đang có bạn gái. Chỉ đến khi sinh con xong, cô gái này nhận ra Dư không hề có tình cảm với mình, có níu kéo cũng không được thế nên đã ôm con bỏ đi. Sau này Dư vẫn quay về với bạn gái.
Dư
Không mang nghĩa ‘dư’ nhưng Thất Thất của Thâm tình nhà họ Kiều chính là nỗi buồn của cả gia đình khi ngày sinh của cậu chính là ngày giỗ mẹ. Từ bé, Thất Thất đã được giao cho nhà dì Hai nuôi dưỡng, vì thế cậu không quá thân thiết với mọi người trong Kiều gia. Sau này khi ở năm cuối cấp 3, Thất Thất quen một cô gái, sau đó cả hai ‘đi quá giới hạn’, trở thành bố mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ. Khi đó, gia đình của cô gái này đã đến tận nhà đánh Thất Thất vì khiến con gái họ có bầu.
Thất Thất
Có con sớm, Thất Thất cũng bị mẹ đứa trẻ ‘bỏ rơi’. Sau một thời gian đi làm xa nhà, vợ Thất Thất quay về đề nghị ly hôn. Vì con gái là chỗ dựa tinh thần lớn, Thất Thất đồng ý ly hôn nhưng không muốn để vợ đưa con gái rời đi. May mắn của cậu cũng là khi gia đình vợ hiểu vấn đề, muốn Thất Thất ở lại, còn đứa con gái của họ lúc này ‘muốn đi đâu thì đi’.
Thậm chí, vì muốn con rể ở lại nhà, bố mẹ vợ của Thất Thất còn giấu vali quần áo, dùng mọi cách thuyết phục con rể. Còn về phía Thất Thất, cậu ở vậy nuôi con gái, chăm sóc bố mẹ vợ và ngày càng gắn kết với anh chị em trong Kiều gia hơn. Cũng chính Thất Thất là người hiến thận cho Nhất Thành khi anh trai bệnh nặng.
Dù có những điểm giống nhau nhưng cảm xúc của Cây táo nở hoa và Thâm tình nhà họ Kiều mang lại chắc chắn sẽ khác biệt hoàn toàn.
Trailer Thâm tình nhà họ Kiều
Hồng Ánh: Tôi học được những thay đổi tích cực, đó là tính giáo dục cao từ phim ảnh
Diễn viên, đạo diễn Hồng Ánh vừa có những chia sẻ về quan điểm phim Người Phán Xử và sự gia tăng các băng nhóm "xã hội đen".
Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra các ý kiện về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Trong phiên họp này, Thiếu tướng Lê Tấn Tới đã gây xôn xao dư luận với phát ngôn: "Sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều".
Ngay lập tức, việc có hay không chuyện phim ảnh (có những tình tiết bạo lực, ghê rợn, phê phán) làm gia tăng tội phạm và những vấn đề tiêu cực xã hội được đặt ra. Chúng tôi đã liên lạc với đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh, một người có kinh nghiệm lâu năm trên cả lãnh địa truyền hình, điện ảnh, sân khấu lẫn đằng sau hậu trường, để ghi nhận một số ý kiến khách quan nhất.
Đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh
Về mối tương quan giữa phim ảnh bạo lực với tệ nạn xã hội, khi có những trường hợp đáng tiếc thật sự xảy ra ngoài đời mà nguyên nhân là vì phim ảnh, thì chị thấy thế nào và trách nhiệm thuộc về ai?
Phải có một con số, một sự nghiên cứu rõ ràng rằng vấn đề gia tăng tội phạm do tiêm nhiễm từ phim ảnh là bao nhiêu phần trăm. Nếu chỉ lấy một vài trường hợp cá biệt để kết luận cho cả một vấn đề lớn thì như vậy không công bằng. Đồng ý là một hành vi sai phạm của con người là do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề, trong đó có thể là phim ảnh, chứ không chỉ một nguyên nhân. Đôi khi vấn đề thuộc về bệnh lý, xã hội. Mọi người có thể thấy, các hành vi tích cực ảnh hưởng từ phim ảnh nó vẫn nhiều hơn con số những người xem phim mà bắt chước hành vi xấu. Tôi không phủ nhận là có một số trường hợp nhưng nó không phổ biến và nếu anh muốn đưa ra một lời khẳng định như vậy thì anh phải có số liệu, cuộc nghiên cứu, khảo sát ở quy mô phối hợp với các nhà tâm lý học, các bác sĩ rồi nhiều vấn đề khác nữa.
Vấn đề ở đây thuộc về con người, mà một con người để hoàn thiện nó là cả một quá trình rất dài, từ giáo dục, nhà trường, gia đình, xã hội, phim ảnh, sách vở,... rất nhiều. Và tôi vẫn thấy người tốt ở xã hội nhiều hơn chứ.
Chuyện giáo dục thông qua phim ảnh thì sao, ở những tác phẩm của mình ngoài việc giải trí, thương mại thì chị đặt bao nhiêu phần trăm trong đó là những bài học dành cho người xem?
Tôi trải qua rất nhiều vai diễn khác nhau và học được rất nhiều từ nhân vật của mình. Nhưng tôi học những cái thay đổi tích cực, đó là tính giáo dục rất cao từ phim ảnh. Tôi quan niệm thế này, dù cho bộ phim, một nhân vật phơi bày những sự thật rất tàn khốc, rất tệ hại nhưng trong mỗi con người, mỗi tác phẩm vẫn có sự hướng thiện. Kim chỉ nam để tôi nhận một vai diễn, dù có là phản diện, là phải để cho khán giả thấy được tại sao nhân vật lại như vậy, phải chạm được một tầng cảm xúc của khán giả, ít nhất là họ sẽ sợ, sẽ căm ghét và đừng trở nên giống như nhân vật của tôi. Đó là ý nghĩa giáo dục của một tác phẩm đem lại.
Và cũng tùy đối tượng tiếp nhận, ví dụ cùng một bộ phim, khi xem tôi không hề thấy tính bạo lực mà sẽ cảm thấy ghê sợ cái ác rồi từ đó hoàn thiện mình hơn, nhưng với người khác, người ta xem rồi bắt chước. Vậy thì lấy thước đo nào khi mà nếu luật đưa ra thì sẽ áp dụng chung. Chính vì vậy câu phát biểu đó mới gây ra sự tranh cãi. Như tôi vẫn nói, bất kể loại hình nghệ thuật nào đều được xây dựng từ những cảm hứng, những câu chuyện có thật ngoài đời.
Luật pháp đưa ra để hướng con người đến những điều tốt hơn thì phim ảnh cũng vậy. Chức năng giáo dục của phim ảnh rất cao nhưng nếu như ý kiến kia thì chắc chỉ có những bộ phim đẹp đẽ, dễ thương, tính hiện thực xã hội, tính phê phán không có.
Tôi rất mừng khi khán giả xem phim mà cảm thấy nó rất thật, rất đời, về mặt chuyên môn thì hãnh diện vô cùng nhưng vì là người trực tiếp tham gia vào việc tạo ra một bộ phim nên tôi biết, dù có thật cỡ nào thì nó cũng là một tác phẩm giả, nó được lấy từ đời ra. Bạo lực ngoài đời có trước rồi phim ảnh mới tái hiện lại chứ đâu phải phim ảnh tự "đẻ" ra những câu chuyện đó để con người bắt chước đâu. Chất liệu để biên kịch viết cũng từ đời thật.
Tôi không được nghe trực tiếp nên cũng không rõ phát biểu đó nằm trong ngữ cảnh nào. Đôi khi cũng lời nói đó, ngữ nghĩa đó nhưng đặt trong bối cảnh, thái độ nói khác thì lại mang ý nghĩa khác, bởi vậy rất khó để đưa ra nhận xét. Còn riêng tôi, dù một vai diễn tận cùng của sự xấu xa, như vai bà Ích của chị Mỹ Duyên trong Cây Táo Nở Hoa chẳng hạn, tôi xem hành trình của người mẹ ấy để bản thân không trở nên như vậy. Hay các áp phích về giao thông trên đường, họ miêu tả một cách trực diện cảnh máu me, tai nạn khiến tôi cảm thấy rất sợ và tự trang bị cho mình những kiến thức về luật, cẩn trọng với tay lái của mình để được an toàn. Thì đó là tính giáo dục hướng tới các công dân tốt của những sản phẩm truyền thông.
Cảm ơn chị vì những chia sẻ rất chân thành, khách quan này!
Trương Thế Vinh: Thời gian làm Cây Táo Nở Hoa, khi tôi nóng lên thì không ai chịu nổi Trương Thế Vinh đã có những chia sẻ thú vị ngay trước thềm lên sóng Running Man 2 và Cây Táo Nở Hoa thì vừa khép lại. 2021 hẳn là một năm đáng nhớ của Trương Thế Vinh khi dịch bệnh khiến nhiều nghệ sĩ phải tạm ngừng công việc nhưng anh vẫn xuất hiện đều đặn trên màn ảnh nhỏ trong hai...