6 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn ăn quá nhiều muối
Muối giúp cho món ăn thêm ngon nhưng quá nhiều muối thì thành “lợi bất cập hại”. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều muối, theo trang Pulse Live.
Shutterstock
Khát đơn giản chỉ có nghĩa là bạn không nạp đủ nước và bạn có thể bị mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần bớt ăn muối. Việc hấp thu quá nhiều muối can thiệp vào các chất dịch cơ thể do muối hút nước từ các tế bào, khiến cơ thể bạn đòi có thêm nước.
Thường xuyên tiểu tiện
Nếu bạn ăn quá nhiều muối, điều đó có thể tác động đến thận, dẫn đến tiểu tiện thường xuyên. Màu của nước tiểu cũng thay đổi đến mức gần trong.
Bạn có thể xuất hiện một số kiểu sưng tấy khác thường ở ngón chân, mắt cá nhân và ngón tay do cơ thể đang giữ lại các chất dịch thừa. Tình trạng này được gọi là chứng phù và bạn cần giảm mức hấp thu muối để chữa trị nó.
Muối khuyến khích tình trạng giữ lại chất dịch trong cơ thể của bạn. Khi bạn ăn quá nhiều muối, nước được giữ lại trong dạ dày khiến bạn cảm thấy chướng bụng. Nó cũng dẫn đến tình trạng kích ứng dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều muối tác động đến chức năng của não khi người ta già đi.
Ngoài ra, thói quen ăn uống này cũng khiến các mạch máu sưng lên khiến bạn bị đau đầu.
Thức ăn vô vị
Video đang HOT
Qua thời gian, các gia vị bị tác động nếu bạn cho chúng “ăn” quá nhiều muối. Vì thế, thức ăn của bạn dần trở nên vô vị và mất ngon, khiến bạn hấp thu thêm muối.
Theo thanhnien
Thực phẩm mùa hè rất dễ khiến bụng bạn phình ra vì đầy hơi, làm ngay 10 mẹo này để dễ chịu mà không to bụng
Đầy hơi, chướng bụng có thể liên quan tới các vấn đề dạ dày khác như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc là hậu quả của một bữa ăn quá no...
Đầy hơi, chướng bụng là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất liên quan tới dạ dày. Nó gần như trở nên quen thuộc với mọi người trên toàn thế giới. Mô tả của mỗi người về hiện tượng này có thể rất khác nhau, nhưng mối lo ngại thì chỉ có một: cảm giác áp suất tăng lên trong ổ bụng.
Nó có thể liên quan tới các vấn đề dạ dày khác như hội chứng ruột kích thích (IBS), cũng có thể là hậu quả của một bữa ăn quá no hay chế độ ăn uống sai lầm.
1. Ăn uống trong chánh niệm (mindful eating)
Bạn có thể phòng ngừa chứng đầy hơi chướng bụng bằng cách ăn chậm hơn và các khẩu phần nhỏ hơn. Nếu bạn thực sự để tâm tới những gì mình ăn, tỉnh táo hơn trong lượng thức ăn đưa vào cơ thể, bạn có thể sẽ biết cách tận hưởng thực phẩm hơn bởi não của bạn lúc này có thời gian để thực sự tiêu hóa những gì bạn ăn.
Ngoài ra, nó cũng giảm lượng bóng khí mà bạn nuốt vào trong bữa ăn, vốn là nguyên nhân thảm họa của tình trạng đầy hơi chướng bụng. Chỉ cần giảm tốc độ ăn và tận hưởng việc ăn uống một cách thoải mái nhất, bạn sẽ không còn phải đối mặt với hậu quả của một bữa ăn (dù) ngon.
Cách ăn này gọi là ăn trong chánh niệm. Nó có nghĩa là bạn phải nghĩ về lượng thức ăn hấp thụ như một cách để đối xử tốt với cơ thể chứ không phải để hành hạ, lạm dụng nó. Về cơ bản, ăn trong chánh niệm đồng nghĩa với không vội vàng.
Nhờ đó, bạn có thể nhâm nhi đồ ăn, thưởng thức hương vị, tự nấu ăn cho mình, cung cấp nước cho cơ thể, chứ không ăn cho nhanh để làm việc khác hoặc vừa ăn vừa làm những việc khác. Điều quan trọng nhất, ăn trong chánh niệm thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho cơ thể và sức khỏe.
2. Tránh những thực phẩm gây đầy hơi
Không đâu, mẹ bạn không hề nói dối bạn khi bà luôn nhắc nhở bạn rằng: Các loại rau lá xanh đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Cải kale, bông cải xanh và bắp cải thực sự là những loại rau giàu dưỡng chất, có hàm lượng chất xơ cao mà bạn cần hấp thụ để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng giàu raffinose - một loại đường chỉ có thể được tiêu hóa bởi vi khuẩn trong dạ dày và sự lên men của nó chính xác là nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng.
Nhưng đừng vứt tất cả những loại rau này đi! Chỉ cần đảm bảo bạn không ăn quá nhiều và hãy hấp hoặc luộc chúng lên nhằm giảm lượng đường bạn đưa vào bụng.
3. Cẩn trọng với muối
Nếu vẫn tiếp tục bị đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể cần phải theo dõi hàm lượng muối hấp thu. Ăn nhiều thức ăn giàu natri có thể làm giảm khả năng cơ thể loại bỏ nước thừa - do đó, bạn có cảm giác bụng mình có một quả bóng bay. Trên thực tế, bạn có thể tiêu hóa nhiều natri hơn mức khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (không quá 1.500mg/ngày với phần lớn người trưởng thành).
Muối thực sự khó tránh được bởi sự hiện diện của nó trong hầu hết các thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến sẵn. Nếu bạn cảm thấy mình khó lòng đảm bảo chế độ ăn ít muối hoặc gần như không muối, hãy uống nhiều nước hơn để loại bỏ muối khỏi cơ thể.
4. Chiều chuộng cơ thể bằng trái cây
Nếu bạn hay ăn mặn, bạn có thể muốn tăng cường chuối trong thực đơn của mình. Chúng ngăn tình trạng nước bị ứ đọng trong cơ thể bạn do natri. Chuối giàu kali và có tác dụng điều hòa lượng muối một cách hoàn hảo để giảm đầy hơi, chướng bụng.
Trong khi đó, enzyme có trong đu đủ và dứa hỗ trợ quá trình phân giải protein trong hệ thống của bạn, nhờ thế, trợ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả. Vì vậy, hãy ăn những loại trái cây này sau một bữa ăn no để củng cố sức mạnh của ống tiêu hóa và giúp bạn không bị táo bón, đầy hơi.
5. Uống trà bạc hà và trà hoa cúc
Sau một bữa no, hãy uống một tách trà hoa cúc hoặc trà bạc hà. Cả hai đều được biết đến với tác dụng làm giảm các cơn co thắt ở bụng và dịu cảm giác đau nếu bạn bị đầy hơi. Trà hoa cúc không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp thư giãn và xoa dịu bạn. Nhờ đó, bạn không còn chú ý nhiều tới các vấn đề ở bụng nữa.
6. Sử dụng lợi khuẩn
Sữa chua lợi khuẩn là lựa chọn tuyệt vời. Như bạn đã có thể biết, có hàng triệu vi khuẩn khác nhau tồn tại trong dạ dày và một vài trong số đó có thể khiến ống tiêu hóa sinh ra nhiều khí hơn.
Lợi khuẩn giúp điều hòa sự sinh ra khí và tình trạng đầy hơi, chướng bụng nếu bạn không may mắc phải chúng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này. Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn thay cho sữa chua. Nhưng tại sao lại không thưởng thức một bữa sáng lành mạnh với món ăn ngon tuyệt này chứ? Nếu sữa chua quá chua đối với bạn, bạn có thể thêm ít mật ong hay mứt vào.
7. Tránh các loại đường năng lượng thấp (sugary alcohols)
Bạn có thể tìm thấy đường năng lượng thấp trong tất cả các loại thực phẩm không đường và kẹo cao su bởi chúng có tác dụng làm ngọt những thực phẩm và được dùng để thay thế đường. Nhìn chúng, chúng dược coi là an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề cho dạ dày. Bởi chúng có xu hướng tiếp cận vi khuẩn ở phần dưới của ống tiêu hóa, bị những vi khuẩn này ăn và vì thế sản sinh ra nhiều khí hơn so với cần thiết.
Nên tránh những loại đường năng lượng thấp này và thay vào đó, tận hưởng các chất làm ngọt tự nhiên như cỏ ngọt hay thậm chí chiêu đãi bản thân bằng trái cây thay vì các món tráng miệng chế biến sẵn.
8. Massage bụng
Nếu bạn ăn quá nhiều và bắt đầu cảm thấy khí đầy lên trong bụng, gây cảm giác khó chịu, bạn có thể muốn nằm xuống và đề nghị ai đó massage bụng cho mình. Hoặc bạn cũng có thể tự mình làm việc đó. Massage giúp thực phẩm di chuyển xuống vị trí thấp hơn trong bụng và giảm áp lực gia tăng, tình trạng căng chướng bụng.
9. Tập yoga
Phần lớn mọi người không thích ý tưởng vận động sau khi ăn. Nhưng nếu bạn để cơ thể thả lỏng và cảm nhận triệu chứng đầy hơi, trào ngược axit dạ dày đang đến, đừng vội vàng tìm thuốc. Chỉ 15 phút tập yoga tương đương hiệu quả 1 viên thuốc và nó lại lành mạnh hơn rất nhiều.
Có nhiều tư thế hỗ trợ bạn làm giảm sự căng chướng ở bụng, thúc đẩy hoạt động của ống tiêu hóa, giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng hơn, kích thích các cơ quan, giảm áp lực gây đầy hơi.
10. Đảm bảo uống đủ nước cho cơ thể
Tất nhiên, đừng bao giờ quên cung cấp nước cho cơ thể bạn. Đúng vậy, nước thực sự là giải pháp cho rất nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn phải đối mặt và một trong số đó chính là đầy hơi, chướng bụng. Mỗi ngày, hàm lượng nước nên uống là khoảng 8 ly nước, chưa kể tới các loại dịch khác bạn hấp thụ.
Vì vậy, hãy đảm bảo cơ thể đủ nước, nó sẽ có đủ sức mạnh cần thiết để đánh bại chứng đầy hơi, chướng bụng.
Nguồn: BS
Theo Helino
Muỗi 'vây' nhà dân, nhiều ca dương tính với sốt xuất huyết Muỗi 'tập kết' thành từng đàn đen kín vây bủa nhà dân, trong khi nhiều bệnh nhân đã được phát hiện dương tính với sốt xuất huyết ở Thừa Thiên-Huế. Muỗi vây kín ô cửa kính nhà dân ở thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế - ẢNH: Đ.T Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Chân Mây (nơi...