6 dấu hiệu ở móng tay cho biết bệnh của bé
Màu sắc trên móng tay của bé sẽ mách bạn về những bệnh bé có nguy cơ mắc phải. Hãy chú ý quan sát để phát hiện bệnh kịp thời cho bé yêu của bạn.
Người khỏe mạnh bình thường có móng tay màu hồng, trong, mịn. Tuy nhiên, khi sức khỏe gặp “sự cố” thì màu sắc của móng tay cũng sẽ biến đổi theo. Chính vì vậy bạn hãy dựa vào những biến đổi màu sắc của móng tay để kịp thời đoán bệnh cho bé.
1. Trên móng tay xuất hiện một vài vân trắng
Nguyên nhân: Có thể do tay bé bị kẹp ở đâu đó, khi móng tay dài ra thì những vân trắng đó cũng sẽ biến mất.
Lời khuyên cho các mẹ là nên chú ý khi bé chơi các trò sử dụng nhiều bằng tay để khi gặp “sự cố” sẽ can thiệp kịp thời, tránh trường hợp gây tổn thương ở tay bé.
2. Bỗng dưng xuất hiện màu vàng, xanh hoặc tím che phủ lên màu hồng tự nhiên của móng tay bé
Nguyên nhân: Màu vàng xuất hiện trên móng tay có nhiều khả năng là do cơ thể bé đã hấp thụ một lượng carotene (có nhiều trong cà rốt) vượt quá so với mức quy định, hoặc cũng có thể do di truyền. Ngoài ra việc móng tay xuất hiện màu xanh, tím hoặc xám là do bé bị nhiễm trùng.
Video đang HOT
Lời khuyên: Nếu móng tay bé xuất hiện màu sắc kể trên kết hợp với việc tay thường xuyên ra mồ hôi thì bạn nên hạn chế không cho bé nghịch nước. Khi rửa tay cho bé xong dùng khăn bông lau khô.
3. Một nửa ngón tay có màu đỏ hồng
Nguyên nhân: Đó có thể là dấu hiệu cho biết bé thiếu máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.
Lời khuyên: Bạn hãy bổ sung sắt cho bé bằng cách cho ăn những món chế biến từ gan động vật, thịt bò, rau chân vịt, nho…
4. Móng tay thô ráp, xù xì
Nguyên nhân: Rất có thể bé bị thiếu vitamin B.
Lời khuyên: Hãy tăng cường các loại thực phẩm như đậu xanh, các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng gà… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.
5. Móng tay có những vết rạn nứt
Nguyên nhân: Nhiều khả năng là do bé bị bệnh suy tuyến giáp trạng (đây là loại bệnh có thể gây bướu cổ)
Lời khuyên: Bạn nên đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh cho bé.
6. Tay xuất hiện nhiều xước măng rô
Nguyên nhân: Do dinh dưỡng của bé không cân bằng, thiếu hụt vitamin…
Lời khuyên: Hãy bổ xung vitamin bằng cách tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mùa khô bạn nên giữ ẩm tay cũng như da của bé bằng việc hòa thêm ít muối biển vào chậu nước tắm. Làn da bé yêu sẽ giữ được độ ẩm thích hợp và hiện tượng xước măng rô cũng sẽ giảm đi.
Theo VNE
Để phát hiện bệnh đái tháo đường
Biểu hiện điển hình của bệnh đái tháo đường là uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại sút cân...
Ở người bệnh đái tháo đường không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, sẽ dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thận. bệnh võng mạc và hệ thống hệ thần kinh... Vậy làm thế nào để sớm phát hiện ra căn bệnh quái ác này? Như ta đã biết, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là do có thể sản xuất không đủ insulin, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa bình thường của đường trong máu (đường máu), làm cho mức độ đường màu tăng lên, nước tiểu bài tiết ra cũng chứa đường (đường nước tiểu).
Bởi vậy, biểu hiện điển hình của bệnh đái tháo đường là uống nhiều, ăn nhiều và sút cân (thể trọng giảm), tức cái gọi là chứng "3 nhiều 1 sút". Nhưng sự thực chứng minh là có tới 1/3 tổng số người bệnh không xuất hiện các triệu chứng kể trên, thuộc người đái tháo đường không mang theo triệu chứng. Và bởi suốt thời gian dài bệnh nhân không hề biết mình đã mắc bệnh này, nên phần lớn đều xảy ra những biến chứng nghiêm trọng (như bệnh đục thủy tinh thể, thị lực giảm sút, viêm thần kinh, chức năng thận suy giảm, đau quặn tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, tắc mạch máu não...), khi chẩn đoán chữa trị các bệnh thứ phát này mới phát hiện ra mắc bệnh đái tháo đường, và tới lúc này thì đã quá muộn, chữa trị rất khó khăn, tiên lượng bệnh tật cũng kém!.
Biểu hiện điển hình của bệnh đái tháo đường là uống nhiều, ăn nhiều và sút cân
Kiểm tra hàm lượng đường trong nước tiểu là bước đầu tiên trong phát hiện bệnh đái tháo đường. Tuy dương tính với đường trong nước tiểu chưa đủ để kết luận mắc bệnh đái tháo đường, nhưng tuyệt đại đa số đường chứa trong nước tiểu đều là đường gluco (glucose; grape sugar; dextrse). Chỉ có rất ít người bệnh trong trường hợp thật đặc biệt thì trong nước tiểu mới xuất hiện các loại đường khác ngoài đường glucô. Bởi vậy bình thường vẫn có thể thông qua việc kiểm tra lượng đường trong nước tiểu để phát hiện bệnh đái tháo đường. Trong nước tiểu của người bình thường không có đường glucô, chỉ khi hàm lượng đường trong máu (đường máu) tăng cao, vượt quá ngưỡng đường bình thường thì trong máu mới xuất hiện đường glucô.
Với người bệnh đái tháo đường mà chức năng thận vẫn ở trạng thái bình thường, thì hàm lượng đường trong nước tiểu của người bệnh ít nhiều vẫn cân bằng với nồng độ đường trong máu. Bởi vậy, lúc này hàm lượng đường trong nước tiểu có thể phản ánh mức độ đường máu. Nhưng khi chức năng của thận bị tổn thương ở mức độ nhất định nào đó, thận không lọc được lượng đường thừa, cho dù đường máu tăng cao thì đường trong nước tiểu cũng không nhiều, thậm chí còn biểu hiện âm tính, lúc này chỉ có cách tiến hành xác định đường máu mới có thể giúp được chuẩn đoán.
Qua đó có thể thấy, có khi chỉ dựa vào việc kiểm tra lượng đường trong máu mới có thể chẩn đoán chính xác, kiểm đo đường máu là căn cứ quan trọng chẩn đoán bệnh đái tháo đường (bao gồm cả xác định lượng đường trong máu vào lúc hai giờ đồng hồ sau bữa ăn).
Trị số đường máu lúc bụng rỗng ở người bình thường là 4,4 - 6,7mmol/l (80-120mg/dl), nếu qua nhiều lần kiểm tra kết quả vẫn vượt 7,8mmol/l (140mg/dl) mà không tìm ra lệnh gì thì có thể chẩn đoán ra bệnh đái tháo đường, nếu cộng với kết quả kiểm tra đường máu lúc hai giờ đồng hồ sau bữa ăn đạt tới 11,2mmol/l (200mg/dl) trở lên, đường nước tiểu hơi có phần tương ứng dương tính (positive reaction) thì kết luận bệnh đái tháo đường có thể được đẳng định. Nếu đường máu của bệnh nhân khi bụng rỗng là 7,8mmol (140mg/dl) trở xuống, mà lâm sàng vẫn nghi ngờ là bệnh đái tháo đường thì cần phải cho bệnh nhân qua lần kiểm tra đặc biệt, gọi là thí nghiệm lượng đường trơ đường glucô (tức xác định lượng đường có thể chịu đựng được).
Phương pháp thường dùng là: Dặn người bệnh sau 7 giờ tối hôm trước ngày làm thí nghiệm nhịn ăn, sáng sớm hôm sau lấy mẫu máu tĩnh mạch để kiểm đo lượng đường máu lúc bụng rỗng, có thể theo phương án của WHO, sau đó cho người bệnh uống 300ml nước có pha 75g đường (glucose), hai giờ sau khi uống lấy mẫu máu để kiểm đo lượng đường máu, nếu lượng đường máu lúc bụng rỗng vượt quá 7,8mmol/l (140mg/dl) hoặc lượng đường máu lúc hai giờ đồng hồ sau bữa ăn vượt quá 11,2mmol/l (200g/dl) thì có thể chẩn đoán là đã mắc bệnh đái tháo đường. Nhưng với người thông qua kiểm đo đường nước tiểu, đường máu đã xác định mắc bệnh đái tháo đường rồi thì không cần làm thí nghiệm đặc biệt.
Theo VNE
10 dấu hiệu nguy hiểm, không thể xem thường của bệnh tiểu đường Tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng, việc nhận ra các dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt là rất quan trọng để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm và phức tạp. Tiểu đường là một căn bệnh có thể từ từ đến gần xuất hiện mà không hề có một sự cảnh báo trước nào. Tuy nhiên,...