6 dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng bạn không nên xem thường
Chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đau dai dẳng ở vùng xương chậu… là một trong những biểu hiện ban đầu của căn bệnh ung thư buồng trứng.
Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có tới 22.280 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, tỷ lệ tử vong lên tới 14.240 người. Thế nhưng, hầu hết phụ nữ thường coi nhẹ những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này, và đến lúc phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn xấu. Do đó, hãy tìm hiểu ngay những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư buồng trứng để tìm hướng điều trị kịp thời từ sớm bạn nhé!
Đau vùng bụng và vùng xương chậu
Đừng chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau nhói kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng xương chậu. Đặc biệt, nếu không phải trong kỳ “đèn đỏ” mà gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Một khi tế bào ung thư đã phát triển thì nó có thể tác động đến các cơ quan, hay bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, dễ nhận thấy nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên chứng đau nhức.
Chướng bụng, đầy hơi
Ngay cả khi bạn chưa ăn gì mà vẫn thấy có hiện tượng chướng bụng, đầy hơi thì điều này có thể là do các khối u đang phát triển nên gây chèn ép vùng bụng. Mặt khác, triệu chứng này cũng có thể đang ngầm cảnh báo một căn bệnh khác đang xảy ra trong cơ thể bạn chứ không chỉ riêng do ung thư buồng trứng. Thế nên, bạn hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt để tìm hướng điều trị kịp thời.
Đi tiểu thường xuyên
Đây quả thật là một triệu chứng rất khó nhận biết, do đó, bạn nên chú ý khi thấy có hiện tượng đi tiểu thường xuyên từ 3 – 4 lần trong một giờ đồng hồ. Điều này cho thấy khối u ở buồng trứng đang lớn dần, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang trong cơ thể.
Video đang HOT
Táo bón
Mặc dù, táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa, nhưng nó cũng thường biểu hiện ở những người mắc ung thư buồng trứng. Tình trạng này xuất phát từ khối u đang phát triển dần trong cơ thể, đồng thời gây áp lực lên ruột và dạ dày nên dẫn đến chứng táo bón.
Nếu bạn đang không theo một chế độ ăn kiêng hay phương pháp tập luyện nào mà thấy cân nặng giảm xuống đột ngột thì nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng. Lúc này, bạn cần chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Chảy máu nhỏ giọt giữa các chu kỳ kinh nguyệt
Đây có thể là một triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư buồng trứng. Do đó, nếu bạn bị chảy máu nhỏ giọt, kèm theo những triệu chứng đau hoặc gặp một vài sự thay đổi khác thường trong chu kỳ kinh nguyệt thì tốt nhất là nên đi khám ngay, bởi nhiều khả năng là cơ quan sinh dục của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Nguồn: Health
Theo Helino
Các nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng chị em cần biết
Nguy cơ ung thư buồng trứng tăng theo tuổi. Theo các chuyên gia từ Trung tâm ung thư Fox Chase ở Philadelphia (Mỹ), một nửa số trường hợp ung thư buồng trứng xảy ra ở phụ nữ 63 tuổi.
Tuy nhiên, trung tâm này cũng khuyến cáo tất cả chị em cần biết các yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng, cũng như các dấu hiệu cảnh báo thường gặp như:
Chướng bụng
Đau bụng dưới rốn
Đau lưng
Các vấn đề về ăn uống hoặc cảm thấy nhanh đầy bụng
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Đau khi quan hệ tình dục
Kinh nguyệt thay đổi
Thay đổi các thói quen đại, tiểu tiện như táo bón, tiêu chảy, tiểu nhiều...
Tiến sĩ Christina Chu, chuyên gia về ung thư phụ khoa tại Fox Chase, khuyến cáo: "Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường và kéo dài 2 tuần, chị em nên tới gặp bác sĩ ngay".
Ngoài tuổi tác, dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ung thư buồng trứng:
Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, vú hoặc đại tràng: Nếu mẹ, chị gái bạn bị ung thư buồng trứng, bạn cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.
Đột biến gen di truyền: Có tới 10% trường hợp ung thư buồng trứng bắt nguồn từ một đột biến gen di truyền, như các đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Các đột biến gen khác có thể gây hội chứng liên quan tới buồng trứng và các dạng ung thư khác. Tiến sĩ Chu nói: "Tôi khuyên những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư như ung thư vú, buồng trứng, đại tràng, nội mạc tử cung nên trao đổi với bác sĩ".
Tiền sử sinh sản: Phụ nữ mang thai trước tuổi 26 có nguy cơ thấp hơn. Phụ nữ sinh càng nhiều, nguy cơ ung thư buồng trứng càng thấp. Cho con bú cũng làm giảm nguy cơ.
Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai chỉ 3-6 tháng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Dùng thuốc trong thời gian dài hơn có thể giúp giảm thêm nguy cơ.
Liệu pháp hormone: Liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì và ung thư vú có thể làm tăng khả năng bị ung thư buồng trứng
Theo BS P.Liên
Sức khỏe & đời sống
Những triệu chứng ung thư thường bị bỏ qua Ung thư là một nhóm các bệnh gây hầu hết các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Việc nhận biết sớm sẽ giúp bạn có cơ hội khám chữa kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ thuộc vào vị trí, kích thước và ảnh hưởng của tế bào ung thư tới cơ quan hoặc mô trong cơ thể. Khi ung thư...