6 dấu hiệu báo động cơ thể đang dư thừa estrogen
Estrogen quá mức cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ khác nhau. Bạn có thể khó ngủ hoặc ngược lại bạn có thể cảm thấy buồn ngủ mọi lúc.
Estrogen là nội tiết tố nữ chính chịu trách nhiệm cho sự phát triển và điều hòa hệ thống sinh sản cũng như các đặc điểm giới tính như lông nách, sự phát triển của vú và chu kỳ kinh nguyệt.
Điều quan trọng bạn phải làm là kiểm soát và giữ nó ở mức bình thường vì estrogen quá mức có thể gây ung thư ở phụ nữ.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ra dư thừa estrogen
Có 2 nguyên nhân mà nồng độ estrogen tăng tự nhiên đó là trong giai đoạn dậy thì và mang thai. Nhưng nó cũng có thể xảy ra vì một số lý do khác từ môi trường hoặc chế độ ăn uống.
Ngoại trừ những lý do đó, có thể có những nguyên nhân khác gây ra dư thừa estrogen liên quan đến lối sống của chúng ta như: uống rượu và thuốc quá mức, bệnh tim, tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.
Dấu hiệu dư thừa estrogen ở phụ nữ
1. Sưng và đau ở ngực
Nhiều phụ nữ cảm thấy có những thay đổi ở vùng ngực trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai vì ngực rất nhạy cảm với hormone. Nếu bạn bị đau ngực hoặc cảm thấy chúng bị sưng hơn so với bình thường, điều này có thể là do estrogen cao.
2. Tâm trạng thất thường
Estrogen tác động đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của bạn như tức giận, chán nản hoặc lo lắng. Những cảm giác này sẽ nhắc nhở bạn về các triệu chứng PMS.
Video đang HOT
3. Rụng tóc
Thông thường đây là một vấn đề của nam giới, nhưng khi bạn sản xuất quá nhiều estrogen, bạn có thể bắt đầu rụng tóc nhiều hơn bình thường.
4. Kinh nguyệt không đều
Thời kỳ kinh nguyệt được kiểm soát cẩn thận bởi mức độ hormone trong cơ thể của bạn, và nếu có sự mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi.
5. Cảm thấy kiệt sức mọi lúc
Nếu bạn nhận thấy mệt mỏi hơn bình thường nhưng lối sống của mình không thay đổi, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần kiểm tra mức độ hormone.
6. Khó ngủ
Estrogen quá mức cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ khác nhau. Bạn có thể khó ngủ hoặc ngược lại bạn có thể cảm thấy buồn ngủ mọi lúc.
Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh thường dễ trở thành đối tượng mắc 5 căn bệnh này nhất
Khi không còn nhiều hormone bảo vệ như estrogen, phụ nữ phải đối mặt với những nguy cơ như bệnh tim, tăng cân và nhiều thách thức sức khỏe khác trong thời kỳ mãn kinh.
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi từ 45 đến 55 cũng có nghĩa thời kỳ mãn kinh đã bắt đầu. Lúc này, chức năng buồng trứng và sự tiết estrogen giảm dần. Đây là 2 yếu tố quan trọng nhất nên ở giai đoạn này phụ nữ thường dễ mắc phải một số căn bệnh.
Giai đoạn mãn kinh rất quan trọng với phụ nữ, việc thiếu hụt nhiều hormone quan trọng như estrogen ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Đây là lúc phụ nữ phải đối mặt với 5 căn bệnh đáng báo động và cần có những biện pháp ngăn ngừa. Vậy thì, trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ dễ mắc phải bệnh gì nhất?
1. Loãng xương
Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhiều chức năng trong cơ thể của phụ nữ suy giảm, quá trình loãng xương diễn ra nhanh nên lúc này nguy cơ gãy xương tăng cao. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ: " Vào lúc này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao gấp 5 lần nam giới. Trước khi mãn kinh, xương của phụ nữ được bảo vệ bởi estrogen, nhưng vào năm cuối của kỳ kinh nguyệt cuối cùng và 3 năm sau đó, tình trạng loãng xương diễn ra rất nhanh".
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, nguy cơ gãy xương tăng cao.
Chính vì vậy, phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe xương trước và sau khi mãn kinh để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Phụ nữ nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm trong khoảng 30 phút. Việc phơi nắng, hít thở không khí trong lành có thể thúc đẩy sự hấp thụ khoáng chất trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng cường sức đề kháng lẫn miễn dịch.
Ngoài ra, phụ nữ cũng cần chú trọng đến việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, rau lá xanh đậm, súp xương sườn, canh rong biển và vitamin D có trong nước cam, ngũ cốc các loại. Đặc biệt, phụ nữ nên tăng cường việc vận động thông qua một số bài tập hỗ trợ xương như chạy bộ hoặc đi bộ.
2. Tăng nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp
Theo tiến sĩ William A. Faubion, Mỹ: " Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ dễ dàng tăng cân hơn, đặc biệt là quanh vùng bụng sẽ rất nguy hiểm. Bởi, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim, ung thư vú".
Việc cắt giảm lượng calo là điều cần thiết để chống lại việc tăng cân khi mãn kinh.
Điều này được giải thích rằng khi estrogen giảm dần, chất béo sẽ chuyển từ phần hông sang vùng bụng. Phụ nữ mãn kinh thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm, tâm trạng khó chịu nên nó khiến họ khó kiểm soát được chế độ ăn uống lành mạnh hay tập thể dục.
Vào lúc này, việc cắt giảm lượng calo là điều cần thiết để chống lại việc tăng cân khi mãn kinh. Phụ nữ không nên ăn vặt, bữa ăn nhiều nhất nên là buổi trưa, tăng cường các hoạt động như yoga để làm dịu tâm trạng. Đó là một trong những cách giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
3. Nhồi máu cơ tim
Phụ nữ sau mãn kinh dễ bị nhồi máu cơ tim vì estrogen có tác dụng cải thiện tính đàn hồi và sự linh hoạt của mạch máu, giảm xơ cứng mạch máu. Khi estrogen giảm thì những tác dụng này sẽ biến mất. Cùng với những thay đổi khác như huyết áp tăng sẽ làm dày thành động mạch, khiến trái tim dễ dàng bị tổn thương hơn.
Thông thưòng phụ nữ cứ nghĩ ung thư vú mới là "kẻ giết người" đáng sợ nhất, nhưng mối nguy hiểm sau mãn kinh thực sự là bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho hay: " Gần 1/3 phụ nữ mắc bệnh tim và tỷ lệ lên cơn đau tim sẽ tăng dần sau 10 năm kể từ lúc bắt đầu thời kỳ mãn kinh".
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, phụ nữ cần tuân thủ lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm chế độ ăn nhiều rau, ít thịt đỏ, ít đường, tập thể dục 150 phút mỗi tuần trở lên, bỏ thuốc lá, bia rượu.
Yếu tố cảm xúc cũng rất quan trọng đối với phụ nữ vào lúc này. Phụ nữ cần phải ổn định cảm xúc, tránh bị kích động hoặc buồn quá mức sẽ khiến hệ thống thần kinh giao cảm tiết ra nhiều hormone căng thẳng, làm nhịp tim tăng lên, dễ gây sốc, tức ngực, khó thở, co thắt động mạch và lên cơn đau tim bất ngờ. Đôi khi niềm vui quá phấn khích cũng gây nguy hiểm. Do đó, phụ nữ cần phải duy trì thái độ tích cực, lạc quan, tránh những biến động cảm xúc quá lớn.
4. Ung thư
Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ không phải cứ càng muộn là càng tốt. Mãn kinh quá muộn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu sau 55 tuổi phụ nữ không bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone lúc này sẽ tăng cao, có thể gây ung thư vú và nội mạc tử cung.
Nếu sau 55 tuổi phụ nữ không bước vào giai đoạn mãn kinh, có thể gây ung thư vú sẽ xuất hiện.
Nếu phụ nữ thức khuya, thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nội tiết tố, giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng, từ đó tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh phát triển.
Vậy nên, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cần phải đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, bỏ thuốc lá, bia rượu và nhiều thói quen xấu khác.
5. Đi tiểu không tự chủ
Việc khó kiểm soát bàng quang bắt đầu trong giai đoạn tiền mãn kinh và tiếp tục trong nhiều năm sau đó. Khi mãn kinh, khoảng 16 - 18% phụ nữ phàn nàn về việc đi tiểu không tự chủ. Thông thường việc đi tiểu không tự chủ sẽ xảy ra khi ho, hắt hơi và một số hoạt động thể chất.
Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ cần làm trống bàng quang càng thường xuyên càng tốt. Ngoài ra, một số bài tập Kegel sẽ giúp thư giãn các cơ vùng xương chậu. Nếu tập Kegel mà tình trạng vẫn không tiến triển thì phụ nữ cần gặp bác sĩ để có những phương pháp thích hợp.
4 hành vi xấu đang ngầm gây hại cho buồng trứng mà con gái chẳng hề hay biết Buồng trứng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của nữ giới nên nếu đang ở trong độ tuổi sinh đẻ, bạn cần chú ý tránh mắc phải những sai lầm sau để bảo vệ cơ quan này tốt nhất. Buồng trứng là một trong những cơ quan rất quan trọng đối với phái nữ, bởi nó là nơi tiết...