6 công ty dược “dính án” mua bán thuốc gây nghiện
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ tên 6 công ty dược vi phạm trong việc mua bán nguyên liệu, sản xuất, bán thuốc thành phẩm có chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, trong kết luận thanh tra vừa được công bố.
“Nghi án” nhập lậu nguyên liệu sản xuất thuốc cảm để sản xuất ma túy từng làm dư luận nổi sóng.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ khẳng định, công ty CP dược phẩm Imexpharm đã bán hơn 4 triệu viên thuốc gây nghiện Nucofed không đúng đối tượng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2010 đến hết tháng 8/2011. Ngoài ra, trong gần 3 năm (từ tháng 1/2008 đến hết tháng 10/2011), đơn vị này đã bán 7 loại thuốc có hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc sang Campuchia không có giấy phép của Bộ Y tế, không làm thủ tục Hải quan.
Công ty CP dược phẩm Tipharco, cũng trong khoảng thời gian gần 1 năm được thanh tra, đã bán hơn 400.000 viên thuốc hướng tâm thần Phenobarbital 100mg không đúng đối tượng.
Công ty TNHH Liên doanh Stada-Việt Nam trong năm 2011 đã bán 210 chai thuốc Partamol siro, 240 hộp Partamol-Codein (hộp 100 viên) sang Papua New Guinea không có giấy phép.
Thanh tra Chính phủ cũng điểm mặt Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TPHCM bán và Công ty CP dược phẩm Minh Hải mua 500kg nguyên liệu tiền chất Psuedoephedrine khi chưa có giấy phép của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Công ty CP dược phẩm Minh Hải cũng bị kết luận, trong nửa đầu năm 2011 đã bán hơn 500.000 viên thuốc hướng tâm thần Armicort không đúng đối tượng. Dược phẩm Minh Hải còn có dấu hiệu xuất khống hóa đơn bán hàng đối với hơn 5 triệu viên thuốc Artenfes cho công ty CP Vật tư ý tế dược 10 (huyện Bảo Thắng, Phố Lu, Lào Cai). Theo kết luận của sở Y tế Lào Cai, đơn vị này đã xác nhận không ký hợp đồng giao dịch mua, bán bất cứ thuốc nào của Cty CP dược phẩm Minh Hải.
Công ty CP dược phẩm Hà Tây bán gần 1,5 triệu viên thuốc Gardenal không đúng đối tượng.
Như vậy, “nghi án” cấu kết buôn lậu thuốc, tiền chất gây nghiện của nhiều công ty dược phẩm phía Nam làm dư luận hoang mang nhiều năm qua đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những đúng/sai, mức độ vi phạm.
Kết luận về một số nội dung đơn thư phản ánh, Phó Tổng thanh tra Trần Đức Lượng nêu rõ, việc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay 2 tỷ đồng của Cty BV Pharma, thanh tra đã chuyển các tài liệu xác minh liên quan đến UB Kiểm tra TƯ là cơ quan đang xem xét giải quyết đơn tố cáo đối với ông Quang. Sau khi xem xét, UB Kiểm tra TƯ đã đề nghị kỷ luật hình thức cảnh cáo với ông này.
Còn nội dung đơn 7 doanh nghiệp “tố” Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường móc ngoặc với nhiều doanh nghiệp dược khác để duyệt đơn hàng nhập khẩu tiền chất gây nghiện về nước với số lượng lớn, xây dựng nhiều công ty dược phẩm “sân sau” trong Nam ngoài Bắc để vụ lợi… Thanh tra Chính phủ xác định 7/16 nội dung phản ánh không có cơ sở, 9/16 nội dung phản ánh không đúng sự thật và kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với 7 doanhh nghiệp này.
Mở rộng ra những vấn đề bao quát của ngành dược, trong đợt thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Y tế , Thanh tra Chính phủ đã tập trung vào 3 nội dung lớn gồm: Cấp, thu hồi số đăng ký thuốc, giấy phép nhập khẩu thuốc, các loại giấy chứng nhận về thuốc; Cấp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược có vốn nước ngoài, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, việc thanh, kiểm tra sau cấp phép. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ nhiều tồn tại trong công tác quản lý.
Cụ thể, thời gian xử lý hồ sơ thực tế của cơ quan quản lý dược chậm so với thời gian quan định. Thời gian xe, xét cấp giấy phép đăng ký hoạt động về nghề thuốc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài lâu hơn so với quy định… Các công ty dược áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu. Kiến thức chuyên sâu về các công nghệ bào chế, sản xuất thuốc, xử lý nước, môi trường sản xuất… chưa được thường xuyên.
Những vấn đề này, trách nhiệm được xác định thuộc Bộ Y tế. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế rà soát những tồn tại, bất cập này để điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất về dược tại Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế xem xét xử lý vi phạm đối với 7 doanh nghiệp gồm: Công ty CP dược TƯ Mediplantex (không vì vi phạm mua bán thuốc gây nghiện, hướng thần kinh, tiền chất), công ty TNHH Liên doanh Stada-VN, Công ty CP dược Imexpharm, Công ty Cổ phần dược phẩm Tiền Giang, Công ty CP dược phẩm Minh Hải, Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TPHCM, công ty CP dược phẩm OPV và công ty CP dược phẩm Hà Tây.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến, cơ bản đồng ý các nội dung Thanh tra Chính phủ kết luận.
Theo Dantri
Hà Nội: Cụ ông thất thập đầu thú sau 25 năm trốn nã
Không thu hồi được nợ công, ông Bàn cùng vợ bỏ trốn, để lại cậu con trai duy nhất. Sau 25 năm sống trong dằn vặt tội lội, ông đã được cậu con trai đưa đến cơ quan công an đầu thú.
Ngày 9/4, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm - CATP Hà Nội cho biết vừa vận động ông Đỗ Văn Bàn (SN 1938, ở thôn Hoa Đường, xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội) ra đầu thú.
Ông Bàn ra đầu thú mong hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Theo cơ quan công an, năm 1989, ông Bàn là Chủ nhiệm HTX Tín dụng xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Tây (cũ). HTX đã cho nhiều người ở địa phương vay nợ. Song, thời gian này, tình trạng vỡ hụi xảy ra nhiều, trong đó có nhiều người nợ tiền của HTX.
Cuối năm 1989, do không thu hồi được nợ, phải chịu trách nhiệm số tiền 20 triệu đồng thất thoát, ông Bàn đã bỏ trốn cùng vợ, để lại câu con trai duy nhất. Hai vợ chồng ông Bàn lưu lạc hết Quảng Ninh, vào Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh với đủ thứ nghề làm thuê để tồn tại.
Không giấy tờ tùy thân, sống chui lủi suốt 25 năm, ông Bàn và vợ cắt đứt liên lạc với họ hàng, không dám về quê.
Biết ông Bàn đang sống chui lủi và thỉnh thoảng vẫn liên lạc với cậu con trai giờ đã thành đạt và đang làm ăn, sinh sống ở TP Hồ Chí Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát truy nã đã tìm gặp con trai ông Bàn để vận động anh khuyên nhủ bố mình đầu thú.
Cuối cùng, sau 25 năm sống trốn nã, ông Bàn được người con trai duy nhất đưa ra đầu thú. Ở tuổi 75, sức khỏe giờ đã yếu, ông Bàn được hưởng sự khoan hồng, không bị giam cứu.
Cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ vụ án do ông Bàn gây ra.
Theo Dantri
Người Hà Tây cũ đang bị 'phân biệt đối xử'? Sáp nhập vào TP. Hà Nội đã 5 năm, nhưng đến nay người dân trên một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây cũ vẫn phải chịu mức phí đi xe buýt cao hơn nhiều so với người dân ở nôi thành Hà Nội. Cũng là công dân Hà Nội, cũng được tiếng là người Thủ đô, thế nhưng đã gần 5 năm...