6 công dụng của khổ qua, những người nào không nên ăn khổ qua?
Khổ qua là một loại quả rất gần gũi, được chế biến thành nhiều món ăn, nhưng liệu bạn đã biết hết công dụng của khổ qua chưa?
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một loại cây nhiệt đới thuộc họ bầu, bí, có họ hàng gần với bí xanh, bí, bí đỏ và dưa chuột. Khổ qua được trồng phổ biến khắp thế giới và là món ăn quen thuộc trong ẩm thực châu Á.
Khổ qua thường có màu xanh, dài, đầu nhọn, thân có nhiều gai hoặc dấu vết gồ ghề. Khổ qua có vị hơi đắng, do đó khá khó ăn đối với nhiều người nhưng trên thực tế, khổ qua lại chứa rất nhiều vitamin và khoảng chất có lợi, đặc biệt là giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, chống lão hóa, hỗ trợ sức khỏe thần kinh và tim mạch…
Trong Đông y, khổ qua có tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…
Công dụng của khổ qua
1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
Trong khổ qua có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng có lợi. Khoảng 94 g mướp đắng đã cung cấp:
- Lượng calo: 20
- Carb: 4 gam
- Chất xơ: 2 gam
- Vitamin C: 93% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
- Vitamin A: 44% RDI
- Folate: 17% RDI
- Kali: 8% RDI
Video đang HOT
- Kẽm: 5% RDI
- Sắt: 4% RDI
Khổ qua đặc biệt giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, hình thành xương khớp và chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, khổ qua cũng giàu vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo giúp tăng cường sức khỏe làn da và nâng cao thị lực.
Khổ qua cung cấp folate, chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, cũng như một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt. Ngoài ra, khổ qua còn là một nguồn cung cấp catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic, những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại.
Thêm vào đó, khổ qua chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Chỉ với 94 g khổ qua đã đáp ứng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.
2. Giảm lượng đường trong máu
Nhờ các đặc tính y học mạnh mẽ của mình, từ lâu khổ qua đã được con người trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, khoa học cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa khổ qua với bệnh tiểu đường.
Cụ thể, trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 24 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường cho thấy, dùng 2.000 mg mỗi ngày giúp giảm lượng đường trong máu và giảm Hemoglobin A1c – một xét nghiệm được sử dụng để đo kiểm soát lượng đường trong máu trong 3 tháng.
Việc bổ sung khổ qua trong bữa ăn cũng làm giảm đáng kể nồng độ fructosamine, một dấu hiệu khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Với những chất dinh dưỡng của mình, khổ qua giúp cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin – hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.
3. Đặc tính chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy khổ qua có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư. Một nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh chiết xuất khổ qua có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất khổ qua có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư vú, thúc đẩy quá trình biến mất của tế bào ung thư.
Do đó, việc bổ sung khổ qua vào các bữa ăn có thể giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại một số bệnh ung thư cụ thể.
4. Giảm nồng độ cholesterol
Khi nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao, nó có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch. gây nên các căn bệnh như động mạch vành, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra khổ qua có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch tổng thể. Chiết xuất khổ qua làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và chất béo trung tính. Những đặc tính này của khổ qua cho thấy nó rất hữu ích cho một trái tim khỏe mạnh.
5. Hỗ trợ giảm cân
Khổ qua là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cho chế độ ăn uống giảm cân của bạn vì nó chứa rất ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Trong khẩu phần 94 g khổ qua có chứa khoảng 2 g chất xơ.
Do chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm nên nó sẽ tạo ra cảm giác no lâu, giảm cảm giác đói và thèm ăn. Việc bổ sung khổ qua vào bữa ăn sẽ giúp bạn tăng lượng chất xơ, giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân an toàn và lành mạnh.
Bên cạnh đó, khổ qua còn có tác dụng đốt cháy chất béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, giảm trọng lượng cơ thể nói chung, từ đó giúp bạn giảm cân nhanh chóng.
Những người không nên ăn khổ qua
Mặc dù khổ qua có rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng bên cạnh đó, có một số người lại không nên ăn khổ qua, nếu không có thể “rước họa vào thân” lúc nào không hay:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Khổ qua được cho là món ăn tối kỵ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú bởi nó làm kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non.
- Người bị huyết áp thấp: Những người bị huyết áp thấp hoặc đang có hiện tượng giảm đường huyết thì không nên ăn khổ qua bởi nó sẽ khiến những triệu chứng của bệnh như đau đầu, chóng mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người vừa phẫu thuật xong: Khổ qua có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật, do đó không nên ăn khổ qua trước, trong và sau khi tiến hành phẫu thuật.
- Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD: Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Những người bị bệnh thiếu men được khuyến cáo không nên ăn khổ qua bởi nó có thể gây đau đầu, chóng mặt, sốt, đau dạ dày, nặng hơn có thể gây ngộ độc và hôn mê.
- Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 200 – 300 g khổ qua tươi hoặc 30 – 60 g khổ qua khô mỗi ngày.
Thực phẩm đông lạnh, tiện nhưng không lợi
Đối với những người không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, thực phẩm nấu sẵn đông lạnh luôn là lựa chọn tiện lợi và nhanh, gọn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo việc tiêu thụ thức ăn thế này thường xuyên có thể gây bất lợi cho sức khỏe người dùng. Dưới đây là những tác hại tiềm ẩn của thực phẩm đông lạnh mà bạn cần cân nhắc trước khi chọn dùng.
ể tăng hạn sử dụng, nhiều loại thực phẩm đông lạnh thường được bổ sung các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Tăng huyết áp . Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hơn 70% lượng muối mà chúng ta dung nạp đến từ các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn đông lạnh. Tương tự, nhiều sản phẩm đông lạnh khác - đặc biệt là cá và hải sản - cũng chứa hàm lượng cao muối và đường, hai chất có thể làm tăng huyết áp nếu dung nạp quá nhiều. Do vậy người bị cao huyết áp cần tránh ăn thực phẩm đông lạnh.
Dễ mắc bệnh tim mạch . Theo Hiệp hội Tim Mỹ, một số thức ăn đông lạnh - đặc biệt là bánh pizza và các loại bánh khác - có chứa dầu hyđrô hóa (hydrogenated oil), cũng như nhiều chất béo chuyển hóa nhân tạo, với mục đích làm cho thực phẩm thơm ngon lâu hơn. Những thành phần này có thể góp phần gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ. Không chỉ vậy, chất béo chuyển hóa còn làm tăng lượng cholesterol "xấu" LDL gây hại cho hệ tim mạch.
Dễ dung nạp nhiều thành phần có hại. Nhiều thực phẩm đông lạnh có chứa bột ngọt, phụ gia có những tác dụng phụ nguy hiểm đối với người bị mẫn cảm với nó. Theo một số nghiên cứu, các triệu chứng dị ứng bột ngọt gồm đau đầu, mỏi vai gáy, sưng lưỡi gà, đổ mồ hôi toàn thân, buồn nôn, đau ngực và tim đập nhanh.
Còn theo báo cáo từ tổ chức y tế phi lợi nhuận Environmental Working Group, thực phẩm đông lạnh còn có thể chứa đến 2.000 hóa chất tổng hợp nguy hại cho sức khỏe. áng lo ngại là các chuyên gia dinh dưỡng đến nay vẫn chưa rõ tác động lâu dài của những chất này đến sức khỏe người dùng.
Giảm khối lượng cơ. Nhiều thực phẩm đông lạnh thường có lượng calo thấp, tức không cung cấp đủ hàm lượng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung cho cơ thể hằng ngày. iều này đồng nghĩa tiêu thụ thức ăn đông lạnh thường xuyên dễ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng hoạt động, gây hao mòn cơ bắp vốn cần thiết để duy trì hoạt động chuyển hóa năng lượng.
Tâm trạng tiêu cực gia tăng. Theo một nghiên cứu, những người tự tay chuẩn bị và chế biến thức ăn trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực, giảm cảm xúc tiêu cực và ít lo âu hơn so với những người thường dùng thức ăn đông lạnh và không nấu nướng.
Nguy cơ tiểu đường. Các sản phẩm đông lạnh thường chứa nhiều tinh bột, thành phần giúp giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn cũng như để tăng thêm hương vị. Nhưng tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể làm tăng lượng đường huyết và khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời tổn hại dần các tế bào trong cơ thể.
Sinh ung thư. Các chất bảo quản có trong thức ăn chế biến sẵn và đông lạnh đã được biết là có thể sinh ung thư. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều sirô bắp, vốn chứa hàm lượng cao đường fructose, với việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một số nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ăn bánh mì kẹp xúc xích và xúc xích đông lạnh có thể làm tăng hơn 65% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
ể phòng tránh những hệ lụy sức khỏe nói trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị tốt nhất là mọi người tránh dùng thực phẩm đông lạnh, mà nên chọn ăn thực phẩm tươi nguyên. Trong trường hợp "bất khả kháng", bạn nên chọn loại thực phẩm đông lạnh có hạn sử dụng ngắn, vì chúng thường chứa ít chất bảo quản hơn.
Có đúng uống sữa tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư? Có không ít tin đồn cho rằng uống sữa gây nổi mụn, bệnh tim, thậm chí còn tăng nguy cơ mắc ung thư, điều này liệu có đúng? Sữa là thức uống rất quen thuộc, mọi người có thể uống sữa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên từng có thời gian sữa bị nghi ngờ gây ra những bất...