6 chứng bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa
Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ mắc bệnh và nhập viện gia tăng do thời tiết thay đổi đột ngột và tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hết sức lưu ý và đề phòng 6 chứng bệnh trẻ thường mắc dưới đây.
1. Cảm cúm
Khi giao mùa hè sang thu, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống điều hòa cơ thể và khả năng miễn dịch vẫn còn non yếu. Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, đờm của người bệnh.
Các triệu chứng kèm theo bệnh bao gồm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sưng họng và mệt mỏi.
Ngoài cảm cúm thông thường, trẻ còn dễ mắc các loại virus cảm cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch bệnh. Nếu mắc dạng cúm B, ngoài những triệu chứng điển hình kể trên còn hiện tượng giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng. Trong trường hợp biến chứng còn có thể gây viêm xoang và viêm tai giữa.
Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh của trẻ khi thời tiết giao mùa để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh có tính chất truyền nhiễm.
2. Viêm ruột, tiêu chảy
Thời tiết thay đổi đột ngột và chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, từ đó dễ dẫn đến viêm ruột. Nếu mắc chứng viêm ruột cấp tính, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, lờ đờ, mệt mỏi.
Khi tiêu chảy liên tục, trẻ sẽ bị mất nước. Cha mẹ cần bổ sung lượng nước kịp thời. Cần phải xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Nếu tình trạng kéo dài và không rõ nguyên nhân, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời, tránh để tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
3. Viêm amiđan
Sức miễn dịch của trẻ thường thấp, amiđan rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Biểu hiện của viêm amiđan là: sốt cao, đau đầu, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, khó chịu, đối với trẻ dưới 2 tuổi thường bị nôn ói.
Video đang HOT
Khi trẻ mắc chứng bệnh này, cha mẹ cần thay đổi thực đơn cho con với những thức ăn mềm, loãng để trẻ dễ nuốt hơn. Đồng thời, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị bệnh.
Thông thường khi trẻ mắc cảm cúm lâu dễ biến chứng thành viêm phế quản. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phế quản thường tăng đột biến trong thời điểm giao mùa. Biểu hiện của bệnh bao gồm: khó thở, thởi khò khè, ho nhiều về đêm và sáng sớm, ho có đờm, mệt mỏi.
Bệnh này rất dễ tái phát nên các bậc phụ huynh hết sức lưu ý trong việc cho trẻ uống thuốc trị dứt điểm và chế độ dinh dưỡng, trang phục của trẻ. Trẻ cần được giữ ấm về đêm và sáng sớm, mặc quần áo thoáng mát, không quá dày tránh tình trạng mồ hôi tra nhiều khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
5. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao và các đặc trưng thường thấy của chứng cảm cúm nên rất dễ bị nhầm với bệnh cảm cúm.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm, tránh để bệnh biến chứng thành mãn tính không những khó chữa, nếu nặng còn phải tiến hành phẫu thuật mới trị dứt điểm được.
6. Hen và dị ứng
Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều dị nguyên mới trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, nấm mốc…Do cơ thể trẻ còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại này và mắc chứng viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Triệu chứng thường thấy của những chứng bệnh này là khó thở, thờ khò khè, nổi mẩn đỏ…
Nếu trẻ bị dị ứng với nấm mốc, bụi bẩn hoặc phấn hoa, cha mẹ cần chủ động vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế các yếu tố gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn về cách phòng chống và điều trị những loại bệnh này.
Theo Phạm Hằng
Dân Trí
Cảnh báo 6 chứng bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa hè thu
Giao mùa là thời điểm số lượng trẻ mắc bệnh và nhập viện gia tăng do thời tiết thay đổi đột ngột và tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hết sức lưu ý và đề phòng 6 chứng bệnh trẻ thường mắc dưới đây.
Cảm cúm
Khi giao mùa hè sang thu, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm cúm do hệ thống điều hòa cơ thể và khả năng miễn dịch vẫn còn non yếu. Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, đờm của người bệnh.
Các triệu chứng kèm theo bệnh bao gồm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sưng họng và mệt mỏi.
Ngoài cảm cúm thông thường, trẻ còn dễ mắc các loại virus cảm cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch bệnh. Nếu mắc dạng cúm B, ngoài những triệu chứng điển hình kể trên còn hiện tượng giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng. Trong trường hợp biến chứng còn có thể gây viêm xoang và viêm tai giữa.
Các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh của trẻ khi thời tiết giao mùa để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh có tính chất truyền nhiễm.
Viêm ruột, tiêu chảy
Thời tiết thay đổi đột ngột và chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, từ đó dễ dẫn đến viêm ruột. Nếu mắc chứng viêm ruột cấp tính, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, lờ đờ, mệt mỏi.
Khi tiêu chảy liên tục, trẻ sẽ bị mất nước. Cha mẹ cần bổ sung lượng nước kịp thời. Cần phải xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Nếu tình trạng kéo dài và không rõ nguyên nhân, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời, tránh để tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Viêm amiđan
Sức miễn dịch của trẻ thường thấp, amiđan rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Biểu hiện của viêm amiđan là: sốt cao, đau đầu, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, khó chịu, đối với trẻ dưới 2 tuổi thường bị nôn ói.
Khi trẻ mắc chứng bệnh này, cha mẹ cần thay đổi thực đơn cho con với những thức ăn mềm, loãng để trẻ dễ nuốt hơn. Đồng thời, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị bệnh.
Viêm phế quản
Thông thường khi trẻ mắc cảm cúm lâu dễ biến chứng thành viêm phế quản. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phế quản thường tăng đột biến trong thời điểm giao mùa. Biểu hiện của bệnh bao gồm: khó thở, thởi khò khè, ho nhiều về đêm và sáng sớm, ho có đờm, mệt mỏi.
Bệnh này rất dễ tái phát nên các bậc phụ huynh hết sức lưu ý trong việc cho trẻ uống thuốc trị dứt điểm và chế độ dinh dưỡng, trang phục của trẻ. Trẻ cần được giữ ấm về đêm và sáng sớm, mặc quần áo thoáng mát, không quá dày tránh tình trạng mồ hôi tra nhiều khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao và các đặc trưng thường thấy của chứng cảm cúm nên rất dễ bị nhầm với bệnh cảm cúm.
Phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm, tránh để bệnh biến chứng thành mãn tính không những khó chữa, nếu nặng còn phải tiến hành phẫu thuật mới trị dứt điểm được.
Hen và dị ứng
Giao mùa là thời điểm xuất hiện nhiều dị nguyên mới trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, nấm mốc...Do cơ thể trẻ còn non nớt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại này và mắc chứng viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Triệu chứng thường thấy của những chứng bệnh này là khó thở, thờ khò khè, nổi mẩn đỏ...
Nếu trẻ bị dị ứng với nấm mốc, bụi bẩn hoặc phấn hoa, cha mẹ cần chủ động vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế các yếu tố gây dị ứng cho trẻ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn về cách phòng chống và điều trị những loại bệnh này.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa Trung bình, ở người trưởng thành có thể bị bệnh đường hô hấp khoảng 2-4 lần mỗi năm và con số này cao hơn rất nhiều đối với trẻ nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức y tế tại Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp lên đến 10 lần. Theo kết quả nghiên cứu...