6 chiến lược y tế để TPHCM kiểm soát dịch Covid-19 trong thời gian tới
Từ những bài học, kinh nghiệm, hạn chế trong suốt thời gian qua, TPHCM đã rút ra 6 chiến lược trọng tâm trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký quyết định phê duyệt chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn. Từ những bài học, kinh nghiệm, hạn chế trong suốt thời gian qua, TPHCM đã rút ra 6 chiến lược trọng tâm trong giai đoạn mới.
Chiến lược bao phủ vaccine phòng Covid-19 đến từng người dân trên địa bàn được coi là chiến lược then chốt trong công tác phòng, chống, ngăn chặn dịch Covid-19. Với chiến lược này, TPHCM hướng tới mục tiêu đạt độ bao phủ vaccine Covid-19 tuyệt đối nhất, hiệu quả cao cho người dân, cộng đồng, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
TPHCM đặt mục tiêu phủ vaccine Covid-19 tuyệt đối cho người dân (Ảnh: Hải Long).
Trong chiến lược này, thành phố sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho người dân quay về địa bàn từ địa phương khác. Các lực lượng sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để không bỏ sót bất kỳ ai, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Ngoài ra, TPHCM sẽ xây dựng dữ liệu lớn về tiêm vaccine phòng Covid-19, tăng cường truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng. TPHCM đặt mục tiêu mở rộng độ phủ vaccine Covid-19 cho trẻ em đến 3 tuổi và triển khai tiêm mũi tăng cường.
Chiến lược thứ 2 là kiểm soát dịch Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới. TPHCM chia chiến lược này thành 4 chiến lược thành phần gồm xét nghiệm Covid-19 trong tình hình mới, nâng cao năng lực giám sát và cảnh báo dịch, xử lý ổ dịch, hạn chế lây lan, giám sát lưu hành và sự xuất hiện của biến chủng mới.
Video đang HOT
Trong đó, TPHCM sẽ tăng cường giám sát dịch Covid-19 qua việc xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm và tập trung vào nhóm nguy cơ. Chỉ số đánh giá năng lực giám sát của hệ thống y tế công cộng là trên 4 người được lấy mẫu xét nghiệm/1.000 dân/tuần.
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ áp dụng các loại test nhanh kháng nguyên trong xét nghiệm chẩn đoán trường hợp nghi ngờ, điều tra dịch tễ. Các kỹ thuật xét nghiệm mới sẽ được áp dụng.
Chiến lược thứ 3 là quản lý, chăm sóc F0 tại nhà. TPHCM sẽ chủ động phát hiện, cập nhật danh sách F0 và người thuộc nhóm nguy cơ cao; hài hòa giữa cách ly điều trị tại nhà và cách ly điều trị tập trung; mỗi F0 tại nhà sẽ có một hồ sơ bệnh án điện tử; huy động mọi nguồn lực tham gia quản lý và chăm sóc F0 tại nhà.
TPHCM cần củng cố hệ thống quản lý F0, nhóm người nguy cơ cao mắc Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành y thành phố cần củng cố hệ thống thông tin quản lý chuỗi lây nhiễm, người cách ly, người mắc Covid-19 cùng các kênh thu thập thông tin. Các cơ sở thu dung, điều trị sẽ được thành lập trên từng quận, huyện, thành phố Thủ Đức và khu chế xuất, khu công nghiệp.
Chiến lược thứ 4 là điều trị F0 tại bệnh viện. Tất cả cơ sở điều trị trên địa bàn cần trong trạng thái tiếp nhận người bệnh; áp dụng khoa học kỹ thuật vào điều trị; đánh chặn từ xa kết hợp với phương châm 4 tại chỗ.
TPHCM sẽ đảm bảo các bệnh viện vừa chữa bệnh thông thường và điều trị Covid-19 thông qua mô hình “bệnh viện chị em”.
Chiến lược thứ 5 là truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, cộng đồng trong phòng, chống dịch Covid-19. Các đơn vị cần thực hiện truyền thông đa phương thức; thông điệp truyền thông phù hợp cho từng nhóm đối tượng; đa dạng hóa nguồn lực tham gia công tác truyền thông.
Chiến lược thứ 6 là nâng cao năng lực phòng, chống dịch. Thành phố sẽ củng cố, nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nâng tầm các nước trong khu vực; nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong dự báo; phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương và phát huy hiệu quả giữa y tế và lực lượng vũ trang, huy động sự tham gia của y tế tư nhân.
Các mô hình mạng lưới Trạm Y tế – Trạm Y tế lưu động – Tổ Y tế lưu động – Tổ Covid-19 sẽ được hình thành. Đồng thời, TPHCM cũng xây dựng các chính sách đặc thù nhằm thu hút nhân lực cho hệ thống y tế cơ sở.
Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Hà Nội hoả tốc yêu cầu thiết lập khu điều trị trong bệnh viện
Sở Y tế TP Hà Nội vừa ra văn bản yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập khẩn trương thiết lập khu điều trị Covid-19 trong bệnh viện, triển khai giường điều trị người bệnh Covid-19 sau khi ghi nhận nhiều ca dương tính.
Ngày 6/12, Sở Y tế Hà Nội hỏa tốc ban hành Công văn 670 về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Công văn nêu rõ, thực hiện Công điện 26 của UBND TP Hà Nội về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới; Công văn số 1580 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Trạm y tế lưu động tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Gia Khiêm
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập khẩn trương thiết lập khu điều trị Covid-19 trong bệnh viện, triển khai giường điều trị người bệnh Covid-19 được giao theo Quyết định số 5057/QĐ-UBND ngày 1/12 của UBND TP Hà Nội về việc giao chỉ tiêu giường bệnh cách ly, điều trị cho các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đảm bảo vừa khám chữa bệnh thông thường vừa điều trị người bệnh Covid-19.
Theo đó, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để sẵn sàng tiếp nhận điều trị sớm cho người bệnh nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.
Đồng thời, nghiêm túc thực hiện công tác tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm để phát hiện sớm ca bệnh Covid-19, xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ cho nhân viên y tế, người bệnh nội trú, người nhà người bệnh, đặc biệt ở các khoa hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, thận nhân tạo,... theo hướng dẫn của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Thực hiện khai thác, khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng, chuyển tuyến người bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 2139 của Sở Y tế TP Hà Nội về việc phân luồng, tiếp nhận người bệnh Covid-19 (lần 4).
Các đơn vị thực hiện nghiêm 5K trong toàn bệnh viện và tăng cường giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh, khử khuẩn, tăng cường thông khí tự nhiên hoặc cơ học tại các khoa, phòng. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, công tác hội chẩn. Kê đơn, cấp thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính tối đa 3 tháng đối với các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định.
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai theo dõi, quản lý, điều trị F0 tại nhà theo đúng hướng dẫn tại Phương án 276/PA-UBND của UBND TP ban hành ngày 2/12 về phương án thu dung điều trị "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn Hà Nội, áp dụng phần mềm theo dõi, quản lý, điều trị F0 tại nhà.
Ngày 6/12, Hà Nội ghi nhận 774 ca mắc Covid-19, trong đó có 280 ca cộng đồng, số còn lại nằm trong khu cách ly và phong tỏa. Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4): 13.946 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.492 ca, số mắc đã được cách ly 8.454 ca.
TP HCM tái kích hoạt Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành Sở Y tế TP HCM ngày 12/11 kích hoạt lại Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, nhằm tư vấn và hỗ trợ F0 đang có xu hướng tăng gần đây. Khi cần tư vấn và hỗ trợ của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, F0 hoặc người thân gọi tổng đài 1022, bấm phím 4. Hiện, mạng lưới này do Sở Y tế...