6 câu hỏi về giá dầu thế giới đang rơi tự do
Tại sao giá dầu lại giảm xuống mức thấp kỷ lục vào lúc này, ai được lợi và ai mất mát, liệu có một âm gì đó đằng sau việc khiến giá dầu tụt xuống hay không?
Một tàu chở dầu tại Mỹ – Ảnh: Reuters
Với mức dưới 45 USD/thùng vào rạng sáng nay 14.1, dầu thô đã có giá thấp nhất trong hơn 5 năm qua, theo Bloomberg. Trong khi đó, The New York Times đưa nhận định của các nhà phân tích cho thấy có khả năng dầu sẽ xuống tới ngưỡng 40 USD/thùng trước khi tăng trở lại, và mốc 70 USD/thùng vẫn còn là dự đoán đáng nghi ngờ vào cuối năm. Sau đây là 6 câu hỏi nhiều người quan tâm nhất về diễn biến này.
Tại sao giá dầu giảm nhanh ngay lúc này?
Sẽ khá phức tạp để phân tích tới cùng điều này, bởi nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, quy luật cung – cầu có thể là khởi điểm.
Xét về cung, Mỹ là một phần khiến giá dầu sụt giảm. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gấp đôi trong 6 năm qua. Việc này đồng nghĩa Ả Rập Saudi, Nigeria hay Algeria sẽ không thể xuất dầu sang Mỹ nhiều như trước.
Ngược lại chính Washington cũng cạnh tranh với các đại gia xuất khẩu dầu, lấy thị trường châu Á để chia sẻ. Khi cạnh tranh tăng cao, giá giảm là điều không khó hiểu.
Nói về cầu, khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân. Sự suy yếu của châu Âu cũng như các nước phát triển đã khiến sản xuất ì ạch và dĩ nhiên nhu cầu dầu mỏ không còn cao.
Ai được, ai mất?
Không chỉ dân kinh doanh taxi, mà tất cả những người sử dụng đều có lợi khi chi phí gas, dầu, khí đốt… đồng loạt giảm, cắt được một phần chi phí sinh hoạt.
Ngược lại, các nước xuất khẩu dầu mỏ như Venezuela, Iran, Nigeria, Nga, Ecuador, Brazil… sẽ chứng kiến sự thâm hụt trong xuất khẩu. Các công ty kinh doanh dầu mỏ có thể chống cự, hoặc phá sản.
Tại sao OPEC không hành động?
Video đang HOT
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nhiên liệu này, và họ cũng là nguyên cớ tạo ra tình trạng giảm giá dầu.
Các thành viên OPEC không thống nhất hành động – Ảnh: Reuters
Thông thường khi nhận thấy nguồn cung quá thừa thãi, việc đơn giản nhất là giảm cung để ứng với nhu cầu. Tuy nhiên tại sao OPEC không giảm sản lượng, trong khi trước đây họ đã từng làm vậy?
Iran, Venezuela và Algeria đã kêu gọi giảm sản lượng, song các thành viên khác như Ả Rập Saudi, UAE và nhóm vùng vịnh lại từ chối. Họ cho rằng khi sản lượng bị cắt, giá thành nâng lên thì thị phần của họ sẽ giảm theo, chỉ mang lại lợi ích cho đối thủ cạnh tranh.
Có âm mưu nào làm giảm giá dầu không?
Nhiều người sẽ nghĩ rằng có một âm mưu trừng phạt Nga, đánh vào giá dầu để nước xuất khẩu dầu mỏ này không “bành trướng” như cách họ vừa sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Một số khác nói Mỹ và Ả Rập Saudi đã liên kết trừng phạt Nga và cả Iran.
Mặc dù vậy tờ The New York Times nói rằng không có cơ sở cho thuyết âm mưu kiểu vậy. Ả Rập Saudi trước giờ chẳng phải đồng minh của Mỹ, trong lúc Mỹ cũng không đủ tiềm lực tài chính chi phối giá dầu toàn thế giới một cách nhanh chóng như thế.
Giá dầu sẽ hồi phục?
Chắc chắn, nhưng không thể diễn ra sớm. The New York Times tổng hợp ý kiến từ Wall Street cho thấy có thể giá sẽ xuống tiếp trong vài tháng tới, thậm chí dưới mức 40 USD/thùng.
Tuy nhiên sản lượng cuối năm nay dự kiến sẽ giảm so với hiện tại, đồng nghĩa giá dầu thô sẽ tăng lên. Đó cũng là diễn biến thường thấy của giá dầu thế giới.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Những câu trả lời thuyết phục nhất của ông Putin
Tổng thống Nga Putin đã tiến hành màn hỏi đáp được truyền hình trực tiếp hôm 17/4, trả lời 81 câu hỏi của công chúng trong suốt 3 giờ 55 phút.
Cuộc khủng hoảng Ukraina là tâm điểm trong màn trả lời phỏng vấn năm nay của Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo này nhận được 35 câu hỏi về khủng hoảng Ukraina trong tổng số 81 câu.
Dưới đây là những câu trả lời thuyết phục nhất của người đứng đầu nước Nga trong màn hỏi đáp vừa qua, theo RT.
"[Yanukovich] không đủ dũng khí để phê chuẩn một hành động cho phép dùng vũ lực chống lại người dân"
Trả lời một câu hỏi của một cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Berkut, Ukraina về việc có phải Tổng thống Ukraina bị lật đổ là Viktor Yanukovich luôn là "kẻ phản bội và yếu đuối" không, Tổng thống Putin nói, Yanukovich đã thực hiện nghĩa vụ của mình vì cho thế là đúng, thích hợp và cần thiết.
"Tôi đã nói chuyện với ông Yanukovich nhiều lần, trong suốt cuộc khủng hoảng, và sau khi ông ấy tới Liên bang Nga; chúng tôi nói chuyện về việc sử dụng vũ lực... Thực chất câu trả lời của ông ấy là, ông ấy đã nghĩ tới việc sử dụng vũ lực nhiều lần, song không đủ dũng khí để dùng vũ lực chống lại nhân dân", Tổng thống Putin trả lời.
"Faina Ivanovna thân mến, bà cần Alaska để làm gì?"
Khi được một người về hưu hỏi liệu Alaska có theo bước Crưm hay không, người đứng đầu Nga trả lời: "Chúng ta là một quốc gia ở phía bắc. 70% lãnh thổ của Nga là ở phía bắc. Chả phải Alaska ở nam bán cầu sao? Ở đó lạnh và rất ổn. Chúng ta hãy cứ để nó vậy".
Putin nói, ông biết một số người Nga gọi Alaska là "Ice-Krym" ("Krym" trong tiếng Nga nghĩa là Crưm).
"Họ không muốn thấy chúng ta ở trong PACE? Mất còn hơn thấy!"
Nga không cần cứ cố phải có mặt trong một số tổ chức quốc tế, nhưng không có ý định rời khỏi nó để phản đối, Tổng thống Putin nói.
Người đứng đầu Kremlin nhấn mạnh, có một số vấn đề trong cuộc đối thoại giữa Moscow và các đối tác châu Âu.
"Nhiều quốc gia phương Tây tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình với một phần tương đối lớn thuộc chủ quyền của họ. Điều đó, trong số những thứ khác, là kết quả của chính sách khối. Đôi khi, thực sự khó thương thuyết với họ về vấn đề địa chính trị".
"Rất khó để trò chuyện với những người nói chuyện thì thầm ngay ở chính trong nhà của họ, vì sợ Mỹ nghe trộm. Đây không phải là nói đùa, tôi nói nghiêm túc".
"Obama là một người đứng đắn, dũng cảm, ông ấy đã giúp tôi khỏi chết đuối"
Đáp lại câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ có cứu ông khỏi chết đuối không, Putin trả lời, Tổng thống Mỹ là một người đứng đắn, dũng cảm và sẽ cứu ông.
Tuy nhiên, Putin nhấn mạnh, quan hệ giữa hai người không thân thiết lắm.
"Ngoài quan hệ liên chính phủ, còn có những quan hệ cá nhân, nhưng tôi không cho rằng mình có quan hệ gần gũi với Obama", Tổng thống Putin nói.
"Ông Snowden, ông là một cựu điệp viên, tôi cũng có liên quan tới việc này, vì thế chúng ta nói chuyện như người trong nghề"
Tổng thống Nga nhận được một câu hỏi từ Edward Snowden, người được Nga cấp phép tị nạn chính trị hồi tháng 8. Snowden hỏi, liệu Nga có liên quan tới "nghe trộm, lưu giữ và phân tích các dữ liệu liên lạc của hàng triệu người" hay không và liệu Tổng thống Nga có cho rằng việc kiểm soát số đông kiểu đó là công bằng và hợp pháp không.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Snowden là một cựu điệp viên, trong khi ông cũng từng ở trong ngành tình báo, vì vậy, ông sẽ nói chuyện như những người trong nghề.
"Trước hết, chúng tôi có quy định pháp lý nghiêm ngặt về việc sử dụng hoạt động giám sát đặc biệt của cơ quan mật vụ, kể cả việc nghe lén các cuộc điện thoại, giám sát trên Internet cùng các hoạt động khác. Việc này không được thực hiện trên quy mô lớn và bừa bãi ở Nga. Và luật không cho phép làm vậy."
Ông Putin, làm Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp 2000-2008 và tái cử năm 2012, được hỏi liệu có muốn làm tổng thống cả đời không.
"Không", đó là câu trả lời của người đứng đầu nước Nga.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Những câu hỏi dai dẳng về MH370 Tuyên bố của Malaysia về việc MH370 lao xuống Ấn Độ Dương không thể dập tắt được hàng loạt nghi vấn, mà chỉ khiến người ta thêm nhớ rằng vẫn còn rất nhiều câu hỏi về chuyến bay này. Sự biến mất của chuyến bay MH370 trở thành bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Ảnh minh họa: Fullist...