6 cấp độ đánh giá ứng viên của một nhà tuyển dụng
Với kinh nghiệm phỏng vấn hàng nghìn người, chị Thái Hà kể, có những ứng viên bằng giỏi vẫn trượt do chỉ dừng lại ở cấp độ 1 trong thang đánh giá tư duy.
Chị Nguyễn Thái Hà là Trưởng phòng Thu hút Nhân tài của HBR Holdings, công ty giáo dục với 1.300 nhân viên, có 7 năm kinh nghiệm trong phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự. Chị hiện là giảng viên thỉnh giảng môn kỹ năng ứng tuyển ở Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, có kênh Tiktok về nội dung hướng nghiệp với 25 triệu lượt xem.
Chỉ tính riêng trong năm qua, chị từng phỏng vấn khoảng 1.000 người, trong đó số ứng viên có bằng giỏi, hoặc tốt nghiệp loại xuất sắc chiếm 10%. Chị Hà cho hay nhiều ứng viên bằng giỏi, IELTS 8.0 vẫn trượt phỏng vấn do mắc chứng “ gà công nghiệp”, chỉ giỏi kiến thức ở trường mà thiếu đi các kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Trong số các ứng viên xuất sắc từng bị đánh trượt, chị nhớ nhất hai trường hợp.
Năm 2019, chị gửi thư mời phỏng vấn công việc biên dịch kiêm chăm sóc khách hàng cho một sinh viên của đại học top đầu. Ban đầu chuyên gia tuyển dụng ấn tượng với hồ sơ “siêu sao”, điểm trung bình 9.0/10 và được học bổng danh giá của trường. Không nhận được phản hồi xác nhận tham gia, chị Hà không sắp xếp lịch hẹn.
Chị Nguyễn Thái Hà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phỏng vấn và tuyển dụng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhưng đến lịch, chị Hà thấy nữ sinh này mặc nguyên đồng phục thể dục, quần vẫn xắn gấu tìm tới. Ứng viên giải thích “em mặc định không nói gì hay phản hồi tức là đồng ý” nên không xác nhận email. Chị Hà vẫn tiến hành buổi phỏng vấn dù trong đầu đã có quyết định.
“Chưa xét tới bằng cấp gì, kết quả học tập ra sao nhưng với tôi, khi xuất hiện ở một buổi gặp có tính chất trang trọng, ứng viên phải mặc lịch sự tối thiểu. Khi người khác gửi thông tin, bạn phải phản hồi, dù là một email hay tin nhắn. Tôi đánh giá nữ sinh đó thiếu đi hiểu biết về quy tắc ứng xử cơ bản”, chị Hà nhận xét.
Không chỉ sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, nhiều ứng viên ra trường, từng đi làm, khi phỏng vấn “nhảy việc” vẫn bộc lộ thiếu sót không đáng có. Cách đây vài tháng, chị Hà phỏng vấn một ứng viên tốt nghiệp loại xuất sắc cho vị trí ở phòng nhân sự. Người này từng đi làm ở một số nơi.
Trong hồ sơ, cô gái cho biết đã hỗ trợ công ty cũ triển khai bốn chương trình đào tạo, tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn lại không thể liệt kê hay kể được tên chương trình mình ấn tượng.
Video đang HOT
“Ứng viên đã không chứng minh được khả năng, tâm huyết của mình với công việc khi thậm chí còn không nhớ rõ đã làm gì. Một người đã có kinh nghiệm đi làm sẽ có câu trả lời cứng cáp hơn”, chị Hà nói.
Theo trưởng phòng Thu hút Nhân tài, chị thường căn cứ vào thang đo Bloom (nghiên cứu của tác giả cùng tên, công bố năm 1956) để đánh giá ứng viên . Thang đo này phân chia tư duy ra thành 6 cấp độ. Với cùng một câu hỏi, mỗi người ở các bậc thang tư duy khác nhau sẽ trả lời khác nhau.
Chị Hà lấy ví dụ một câu hỏi dành cho vị trí chuyên viên tuyển dụng: “Em nghĩ thế nào về việc liên kết với các trường đại học/ câu lạc bộ sinh viên để phục vụ công tác tuyển dụng?”
Nếu ở cấp độ 1 là Ghi nhớ (Remembering), ứng viên sẽ chỉ nhắc lại kiến thức, thông tin một cách rập khuôn, lý thuyết. Câu trả lời thường là: “Em nghĩ đây là một việc rất quan trọng bởi sinh viên là nguồn nhân lực dồi dào của thị trường lao động”.
Ở cấp độ 2 – Hiểu biết (Understanding), người ứng tuyển sẽ diễn đạt lại được thông tin, kiến thức theo ý hiểu của mình. Ví dụ: “Sinh viên là nguồn cung ứng nhân lực dồi dào của thị trường, vì vậy tiếp cận trực tiếp tới sinh viên là cách đánh thẳng vào tập ứng viên tiềm năng”.
Lên cấp độ 3 – Vận dụng (Applying), người trả lời có khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. Bằng cách áp dụng nội dung đã học vào hoàn cảnh mới, tình huống thực tế, họ trình bày được kiến thức đã tiếp thu.
Câu trả lời của cấp độ 3 có thể là: “Em nghĩ đây là một cách tạo nguồn lâu dài và bền vững… Khi tiếp cận tới nhà trường/câu lạc bộ, ta không chỉ thu về được dữ liệu như các kênh làm nguồn khác, mà còn có cơ hội gia tăng được thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp cũng như cá nhân người làm nhân sự”.
Với cấp độ 4 – Phân tích (Analysing), ứng viên có khả năng chia thông tin, nội dung vừa học được thành các phần nhỏ. Mức độ này đòi hỏi khả năng phân biệt, phát hiện chi tiết để phản ứng tốt hơn với câu hỏi.
Nếu đạt cấp độ 5 là Đánh giá (Evaluating), ứng viên phải có khả năng sử dụng kiến thức một cách linh hoạt theo các tiêu chí của tình huống gặp phải. Bên cạnh đó, họ cũng giải thích, lập luận được tại sao mình lại suy nghĩ, lựa chọn, hành động như thế.
Ở cấp độ 6 – Sáng tạo (Creating), người trả lời có thể tạo ra kiến thức, cách làm mới từ những gì được đào tạo.
Chị Hà phân tích, nhiều bạn tốt nghiệp loại xuất sắc mà lại trượt phỏng vấn là bởi mới dừng ở cấp độ 1 – Ghi nhớ , tức là thuần lý thuyết suông và chưa phát triển được kiến thức của mình lên tới cấp độ 2, 3.
“Việc phát triển này phụ thuộc phần lớn vào việc các bạn có chủ động tạo ra sự va chạm với thực tế cuộc sống hay không. Va chạm với thực tế cuộc sống là cách tốt nhất để thực hành lý thuyết”, chị Hà cho hay.
Thông thường với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng đạt cấp 2, trong khi những bạn sớm đi làm, sớm có trải nghiệm sẽ cần đạt cấp độ 3. Cấp độ 4 , 5, 6 là dành cho những người đi làm lâu năm và có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn áp dụng hai mô hình phổ biến là CWC và ASK để tuyển dụng . CWC là viết tắt của 3 từ: Can do (Có năng lực làm được việc) – Will do (Có đủ đam mê, động lực làm việc) và Culture Fit (Sự phù hợp về văn hóa, ở đây là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa đội nhóm và văn hóa quản trị của mỗi trưởng bộ phận. Còn ASK gồm Attitude (Thái độ) - Skill (Kỹ năng) – và Knowledge (Kiến thức).
Chị Hà cho rằng với mô hình nào thì bằng cấp cũng không phải yếu tố quyết định. Câu nói “thái độ hơn trình độ” là điều ứng viên nhất định cần nhớ.
Doanh nghiệp có hai thứ luôn cần tiết kiệm, đó là thời gian và chi phí. Ứng viên càng cao cấp thì càng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được hai yếu tố này vì một người hiệu suất cao sẽ tạo ra kết quả bằng vài cho tới vài chục người bình thường.
“Tôi đánh giá cao sinh viên sớm có sự trải nghiệm dù chỉ trải qua các công việc làm thêm như bán hàng, phục vụ quán cà phê hay cộng tác kinh doanh”, giảng viên môn kỹ năng ứng tuyển nói.
Về cơ bản, những ứng viên này đã biết thế nào là trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với tổ chức, với khách hàng, với ông chủ; biết xử lý vấn đề và lắng nghe ở mức cơ bản… Khi nhận họ vào, doanh nghiệp chỉ cần bồi dưỡng về nghiệp vụ và giúp nâng cao kỹ năng mà không phải dạy từ lại cơ bản.
Giá gà lông trắng xuống 6.000 đồng/kg, Nam bộ đang ế 9,3 triệu con gà
Giá gà lông trắng ở các tỉnh Nam bộ xuống thấp nhất chỉ còn 6.000 đồng/kg và khu vực này đang ế tới 9,3 triệu con gà đã đến thời kỳ xuất bán.
Gà công nghiệp lông trắng ở các tỉnh Nam bộ hiện đang tiêu thụ rất khó khăn. ẢNH TN
Đó là thông tin ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, chia sẻ tại hội nghị sản xuất chăn nuôi, cung - cầu thực phẩm các tháng cuối năm 2021 do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng nay, 1.9.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, trong 7 tháng năm nay, Cục Chăn nuôi ghi nhận giá gà, giá lợn hơi giảm mạnh so với cùng thời điểm năm 2020. Giá của nhiều sản phẩm ngành chăn nuôi bắt đầu giảm từ tháng 4, sang đến các tháng 5, 6, 7 thì tiếp tục giảm sâu hơn.
Hiện tại, giá lợn hơi từ 50.000 - 58.000 đồng/kg, có địa phương xuống dưới 50.000 đồng/kg; giảm mạnh, từ 20.000 - 25.000 đồng/kg so với cùng thời điểm 2020.
Còn ở các tỉnh phía nam, gà thịt lông màu hiện có giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, ở các tỉnh phía bắc khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, ở các tỉnh phía nam, do đứt gãy chuỗi cung ứng, Cục Chăn nuôi ghi nhận giá gà thịt công nghiệp lông trắng có nơi chỉ còn 6.000 - 10.000 đồng/kg, trong khi ở các tỉnh phía bắc khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Trọng, hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi phía nam chỉ tiêu thụ được 5 - 10% gà công nghiệp lông trắng. Thống kê ở các tỉnh tây Nam bộ và đông Nam bộ, các địa phương đang có khoảng 9,3 triệu con gà lông trắng đã đến tuổi xuất chuồng nhưng tiêu thụ rất khó khăn. Trong đó, trên 4 triệu con đã quá tuổi, trong lượng mỗi con trên 3,8 kg.
Ông Trần Lâm Sinh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết từ tháng 8, khi TP.HCM, Long An, Bình Dương siết chặt giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ gà lông màu, đặc biệt là gà nông trắng, giảm mạnh từ 30 - 40%, khiến việc tiêu thụ hiện rất bế tắc.
"Giá gà lông màu hiện nay là 28.000 đồng/kg, gà lông trắng chỉ còn 8.000 đồng/kg, và loại gà quá lứa, thải loại thì không bán được", ông Trọng nói.
Cục Chăn nuôi cho rằng, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi xuống thấp là do nhiều nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dừng hoạt động, nhu cầu tiêu thụ giảm. Nhiều cơ sở giết mổ, chế biến, các chợ đầu mối, chợ truyền thống... đóng cửa.
Ông Trọng cũng cho biết, Cục Chăn nuôi đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố phía nam nghiên cứu mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối vì đây là điểm cốt lõi ảnh hưởng mạnh nhất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các địa phương.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, các địa phương chủ động đa dạng hoá kênh phân phối thực phẩm, đưa lên các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Có giáo viên phải ghi hơn 500 phiếu nhận xét học sinh: Bộ GD-ĐT chấn chỉnh Trước phản ánh về việc giáo viên phải viết quá nhiều phiếu nhận xét học sinh, Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) vừa có hướng dẫn gửi các sở GD-ĐT xung quanh việc đánh giá học sinh bằng nhận xét sao cho đúng. Bộ GD-ĐT khẳng định đánh giá bằng nhận xét không có nghĩa là phải ghi chép quá nhiều, gây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội

Vườn Quốc gia Tràm Chim chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025