6 cách hiệu quả để bảo vệ bản thân khi vào bệnh viện
Bệnh viện có rất nhiều “ổ” vi khuẩn là nơi lây nhiễm nghiêm trọng mà bạn không ngờ đến.
Các nghiên cứu từ nước ngoài đã phát hiện ra rằng rèm che kín xung quanh giường bệnh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn vi trùng, trong đó có loại vi khuẩn Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus (MRSA) được gọi là siêu vi khuẩn. Chúng ta cũng cần nhanh chóng rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với những chiếc rèm này.
Trang mạng nước ngoài Live Science đưa tin rằng, một nghiên cứu ở Canada kiểm tra 10 tấm rèm ở bệnh viện mới được giặt sạch, trong đó có 8 chiếc ở khu có bệnh nhân và 2 chiếc ở cách xa khu bệnh nhân, với tiền đề rằng không một bệnh nhân nào trong khu bệnh mang siêu vi khuẩn.
Sau 3 tuần theo dõi liên tục, họ phát hiện ra rằng đến ngày thứ 3 thì vi sinh vật bắt đầu tăng lên, đến ngày thứ 14 thì 5 trong 8 chiếc rèm lấy từ khu có bệnh nhân đã bắt đầu dương tính với siêu vi khuẩn, thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với nhóm người có hệ miễn dịch suy giảm. Trong tuần thứ 3, tất cả 8 chiếc rèm đó đều có chứa siêu vi khuẩn và mức độ lây lan còn cao hơn nhiều so với trước đó. Ngược lại 2 chiếc rèm lấy từ khu cách xa bệnh nhân vẫn sạch sẽ nguyên vẹn.
Các nghiên cứu từ nước ngoài đã phát hiện ra rằng rèm che kín xung quanh giường bệnh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn vi trùng.
Các nghiên cứu viên đã chỉ ra rằng, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều là nhóm người thường xuyên tiếp xúc với những tấm rèm này. Nhưng những vật dụng này lại rất hiếm khi được làm sạch sẽ hoặc được thay thế. Điều này khiến những tấm rèm vô hình trở thành môi trường lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Do đó mọi người cần chú ý rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với những tấm rèm trong bệnh viện.
Thực tế không chỉ những chiếc rèm này, mà bản thân bệnh viện cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loại siêu vi khuẩn. Các chuyên gia nghiên cứu cũng khuyên rằng, bệnh viện không giống với siêu thị hay cửa hàng bách hóa, trong bệnh viện có chứa đầy rẫy những mối nguy hiểm vô hình do đó không nên đến bệnh viện nếu không thực sự cần thiết.
Bệnh viện là nơi ẩn chứa đầy rẫy các mối nguy hiểm vô hình.
Vi khuẩn MRSA nguy hiểm như thế nào?
MRSA là siêu vi khuẩn – mầm bệnh phổ biến nhất tại bệnh viện mà hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng chống lại nó. Chỉ có một số rất ít kháng sinh có tác dụng với loại siêu vi khuẩn này, nhưng cũng vô cùng đắt đỏ, có nhiều tác dụng phụ gây khó khăn trong việc điều trị đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tử vong.
Video đang HOT
Làm thế nào để cải thiện môi trường vệ sinh trong bệnh viện, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn MRSA, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tránh nguy cơ lây nhiễm quy mô lớn trong bệnh viện và ngoài cộng đồng là điều cực kỳ quan trọng. Những người có sức khỏe bình thường khi vào bệnh viện cần hết sức cẩn thận để không lây nhiễm hoặc vô tình đem mầm bệnh về nhà.
Bạn có thể tham khảo 6 cách hiệu quả dưới đây để tự bảo vệ mình khi vào bệnh viện
1. Cố gắng không chạm hoặc dựa vào tường, không vịn tay vào bất kỳ đồ vật nào trong bệnh viện kể cả đồng phục của các nhân viên y tế.
2. Đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây nhiễm đường hô hấp và giọt bắn.
3. Rửa tay thường xuyên đặc biệt trước và sau khi ăn.
4. Tránh dụi mắt, ngoáy mũi vì các mô niêm mạc là nơi rất dễ nhiễm trùng.
5. Nếu có vết thương hở trên bề mặt da, tốt nhất bạn nên băng bó lại trước khi đến bệnh viện để tránh vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
6. Hãy tắm rửa toàn thân và thay quần áo ngay lập tức sau khi từ bệnh viện về nhà.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý rằng thang máy là nơi có không gian chật hẹp, rất dễ lây nhiễm mầm bệnh, do đó tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang và tránh nói chuyện trong thang máy. Nếu bạn gặp người ho mà không đeo khẩu trang, hãy nín thở và lấy khăn tay che mũi, miệng để tránh nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.
Bạn cũng cần nắm được kỹ năng bấm thang máy trong bệnh viện, không được dùng ngón tay sờ trực tiếp vào nút bấm thang máy. Nếu ngón tay của bạn vô tình nhiễm vi khuẩn, thì chúng sẽ dễ dàng phát tán khắp nơi, có thể theo bạn về nhà và lây bệnh cho mọi người. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để sử dụng thang máy:
1. Sử dụng đầu bút để bấm thang máy, sau đó rút đầu bút đi sau khi bấm.
2. Nếu gặp loại nút bấm cảm ứng, bạn có thể sử dụng các kim loại dẫn điện như chìa khóa để tiếp xúc gián tiếp, hoặc chạm bằng khớp ngón tay thay vì chạm trực tiếp.
Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 2 tháng, chừng ấy thời gian các bác sĩ làm việc quần quật, nên có nhiều lúc sơ hở khó tránh.
Điều không mong muốn đã xảy ra
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều 24/3, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại BV đang điều trị cho 46 bệnh nhân mắc Covid-19.
Ngoài ra, mỗi ngày BV lấy mẫu, xét nghiệm cho hàng trăm trường hợp trong đó có 348 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi chặt.
Do số lượng bệnh nhân đông, mật độ tương đối nhiều nên dù bệnh viện đã phân luồng, sàng lọc và cách ly người nhiễm chặt chẽ, đồng thời hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn nhưng 1 bác sĩ khoa Cấp cứu vẫn bị nhiễm Covid-19.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương làm việc trong mùa dịch
Cán bộ y tế này thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng trong nhiều ngày.
"Cuối cùng điều bệnh viện lo ngại và không mong muốn đã xảy ra. Đây là trường hợp rất đáng buồn với nhân viên của bệnh viện", PGS Thạch nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho rằng, việc cán bộ y tế nhiễm bệnh là điều không ai mong muốn nhưng đã xảy ra. Trung Quốc đã từng ghi nhận tới hơn 3.000 y, bác sĩ lây nhiễm bệnh là bài học lớn với Việt Nam.
Do đã có lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang y bác sĩ nên PGS Khuê đề nghị, BV Bệnh nhiệt đới rà soát lại toàn bộ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm tra việc thực hiện của các khoa phòng, thậm chí có biện pháp kỷ luật với nơi nào làm không đúng.
"Phải làm việc nghiêm túc để dịch bệnh không lây lan nhiều cho cán bộ y tế. Việc tháo bỏ đồ phòng hộ như thế, xử lý đồ vải như thế nào... cần làm quyết liệt để mầm bệnh không lây trong bệnh viện, không lây ra môi trường, cán bộ y tế có đủ sức lực và niềm tin chiến đấu với đại dịch", PGS Khuê nói.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị bệnh viện rà soát lại lực lượng nhân viên y tế để có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.
Với các trang thiết bị, nếu thiếu cần kịp thời báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp. Quan điểm Cục cũng như của Tiểu ban điều trị là dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của bệnh viện, vì đây là cơ sở y tế truyền nhiễm tuyến đầu của cả nước.
Nghiêm khắc hơn nữa để không thầy thuốc nào nhiễm bệnh
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đánh giá cao những nỗ lực và cống hiến của tập thể y bác sĩ bệnh viện trong thời gian qua.
Sau khi ghi nhận 1 bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2, Thứ trưởng mong tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện tiếp tục động viên nhau, nỗ lực cố gắng hơn.
"Tai nạn với bác sĩ ở khoa Cấp cứu chúng ta cần hoàn toàn thông cảm khi các y bác sĩ đã phải tham gia cuộc chiến Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 tháng qua. Suốt ngày quần quật trong khoa, thay đồ rồi vào điều trị cho bệnh nhân. Ngày nào công việc cũng như thế thì chắc chắn sẽ có lúc sơ hở", Thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu BV siết chặt các quy định để không có thêm thầy thuốc nào bị lây nhiễm Covid-19
Để không có thêm nhân viên y tế nào nhiễm bệnh, Thứ trưởng Sơn yêu cầu bệnh viện cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh... Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.
"Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác sĩ và cần có kế hoạch điều chuyển nhân lực để tránh môt nhóm bác sĩ và nhân viên bị quá tải", Thứ trưởng Y tế lưu ý.
Về cách ly với chính cán bộ y tế, Thứ trưởng Sơn cho rằng có thể lựa chọn cách ly tại bệnh viện, bố trí khu riêng cho cán bộ y tế nghỉ ngơi hoặc sắp xếp một cơ sở cư trú gần bệnh viện. Trường hợp khó khăn thì có thể cách ly tại nhà nhưng phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số tiền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bản thân Thứ trướng cũng gửi tặng các món quà đến bác sĩ của khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch.
Thúy Hạnh
Hải Dương ghi nhận 26 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết Ngày 8/9, Sở Y tế tỉnh Hải Dương thông tin, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 26 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó 15 người mắc từ nơi khác trở về và 11 trường hợp ở địa phương. Hải Dương xuất hiện hàng chục ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Internet Hai...