6 cách giúp bạn tránh các bệnh qua đường tình dục
Nếu bạn đã quan hệ tình dục thì những biện pháp dưới đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục ( STDs).
Luôn quan hệ tình dục khi có bao cao su bảo vệ
Hãy luôn đảm bảo rằng bạn thực hành “yêu” an toàn bằng việc mang bao cao su để bảo vệ chính bạn và người ấy.
Bao cao su không thể giúp bảo vệ chống lại 100% tất cả các bệnh STDs, nhưng chúng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm những bệnh tật này cho bạn
2. Kiểm tra nguy cơ lây nhiễm thường xuyên
Muốn tránh những bệnh STDs cho bạn và đối tác của bạn? Hãy nhất quán về việc kiểm tra và điều trị thử nghiệm trước khi có quan hệ tình dục mới. Nếu một hoặc cả hai bạn có nguy cơ cao của bệnh, bạn nên được kiểm tra thường xuyên hơn.
Nếu bạn đang điều trị STDs, chờ cho đến khi bạn đang điều trị dứt điểm mới quan hệ tình dục trở lại.
3. Chung thủy một bạn tình
Nếu chỉ quan hệ với một bạn tình thì bạn có thể yên tâm hơn về bệnh STDs. Bởi vì nếu bạn và đối tác của bạn đã được kiểm tra và kết luận khỏe mạnh thì đây là một cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị STDs ghé thăm.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải trung thực với chính mình và đối tác của bạn cũng phải như vậy thì thực hành tình dục mới an toàn hơn và lâu dài hơn.
Video đang HOT
4. Biết giới hạn của sex
Khi đang ở trong niềm đam mê của quan hệ tình ái thì rất khó có thể sử dụng bộ não để điều khiển. Nhưng bạn hãy thực hiện một quyết định hợp lý trước khi bạn tiến hành quan hệ tình dục.
Hãy chuẩn bị để tiến hành quan hệ tình dục một cách an toàn như không quan hệ tình dục khi bạn tình điều trị bệnh viêm nhiễm chưa dứt điểm, không quan hệ qua đường hậu môn….để tránh những nguy cơ lây nhiễm của bệnh.
5. Thảo luận với đối tác
Trừ khi bạn không thể nói chuyện với đối tác về giới tính, bạn không thể nói chuyện với họ về tình dục an toàn hơn. Còn ngược lại, bạn nên cởi mở, trung thực để có thể nói chuyện thoải mái với đối tác của bạn không chỉ về tình dục an toàn mà còn về thử nghiệm STDs sẽ cho bạn một đời sống phòng the an toàn hơn nhiều.
6. Không uống các chất kích thích khi thực hành sex
Khi bạn bị ảnh hưởng của rượu, ma túy….bạn có nhiều khả năng chọn lựa tình dục bừa bãi với một ai đó. Như vậy bạn sẽ không có cơ hội chọn lựa đối tác và ít có khả năng thực hành tình dục an toàn.
Nếu bạn dự định đi ra ngoài uống rượu, hoặc sử dụng các chất khác, hãy sử dụng ở mức độ vừa phải để làm cho tâm trí bạn vẫn đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc và nắm được nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thảo Nguyên
Điểm mặt 9 "hung thần" STDs
1. HIV/AIDS: AIDS là "hung thần" STDs kinh khủng nhất, được gây ra bởi virut HIV và hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên, theo một nguồn tin đáng tin cậy thì thực ra đã có một loại thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh này. Nhưng với điều kiện, thuốc phải được dùng trong vòng 72h, kể từ khi bị nhiễm HIV, và dùng trong suốt một tháng.
Nhưng để sử dụng được loại thuốc này thì cực khó, thứ nhất vì giá bán của một liều thuốc này quá cao, nằm ngoài khả năng thu nhập của người Việt Nam; thứ hai là gần như chẳng ai có thể biết chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không trong vòng 72h.
2. Bệnh hạ cam (Chancroid): "Hung thần" này thực chất là những con vi khuẩn gây nên những vết thương rất đau và nhức ở bộ phận sinh dục.
3. Chlamydia: Khả năng làm mẹ của bạn gái có thể bị tổn thương nếu chẳng may bị "hung thần" này ghé thăm. Chlamydia sẽ để lại những vết sẹo trên ống dẫn trứng nếu không được chữa trị sớm và đúng cách.
4. Bệnh chấy rận trên xương mu (Crabs): Một đội quân hùng hậu những con rận sẽ sinh sôi, nảy nở ở phần "rừng rậm" của cơ quan sinh dục, gây ngứa và viêm nhiễm.
5. Bệnh lậu (Gonorrhea The Clap): Đau, buốt và cực kì rát ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn là những cảm giác mà vị "hung thần" này mang đến.
6. Bệnh viêm gan (Hepatitis): "Hung thần" này có tới bốn "kiểu" xuất hiện (trong đó viêm gan A và B là phổ biến nhất), bệnh có ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống (phải kiêng khem và điều trị rất mệt).
7. Bệnh mụn giộp (Herpes): Là những nốt mụn giộp xuất hiện một cách định kì trên vùng da của cơ quan sinh dục và hậu môn.
8. HPV (Human Papilloma Virus): Triệu chứng này khá phức tạp nhưng nhìn chung, khi vị "hung thần" này tác oai, cổ tử cung và xung quanh bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những hạt mụn giống như mụn cóc, mụn cơm.
9. Bệnh giang mai (Syphilis): "Hung thần" này đem đến một loại vi khuẩn rất nguy hiểm, nó có thể phát tác ra khắp cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới tim, não và hệ thần kinh.
Làm gì nếu biết mình "dính" STDs?
- Nhất thiết phải xét nghiệm để có được đơn thuốc phù hợp.
- Phải dùng thuốc đủ liều.
- Nên thực hiện những xét nghiệm sau thời gian sử dụng thuốc nếu bác sĩ yêu cầu.
- Phải hỏi ý kiến bác sĩ khi nào có thể XXX trở lại mà không gây bệnh cho "đối tác".
- Và cuối cùng, hãy thông báo cho người mà bạn đã có chữ X thứ 3 rằng bạn đã nhiễm STDs. Họ có quyền được biết điều đó để chữa trị và không lây lan sang người khác.
STDs nguy hiểm đến đâu? (P1) Q & A về STDs 1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là gì? STDs là viết tắt của cụm từ (Sexually Transmitted Disease) - bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là những căn bệnh lây từ người này sang người người khác qua các hình thức quan hệ tình dục (qua âm đạo, đường miệng hay hậu môn)....