6 cách giúp bạn gắn kết với con riêng
Cha mẹ kế có một nhiệm vụ khó khăn: Hòa thuận với con riêng của vợ/chồng để có một cuộc sống hòa thuận cùng nhau.
Nhưng họ sẽ phải bắt đầu từ đâu?
Bước vào một hoàn cảnh gia đình hỗn hợp là thách thức đối với tất cả mọi người. (Ảnh: ITN).
Bước vào một hoàn cảnh gia đình hỗn hợp là thách thức đối với tất cả mọi người. Điều này còn có thể đặc biệt khó hiểu đối với trẻ em. Ý tưởng về “nhà” của trẻ đã bị đảo lộn. Trẻ có thể cảm thấy lạc lõng, tức giận hoặc bị bỏ rơi. Rõ ràng là cha mẹ kế có một vai trò tế nhị và khó thực hiện.
Tuy nhiên, với thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực, bạn và con riêng của đối tác hoàn toàn có thể hình thành một mối quan hệ tích cực, yêu thương. Dưới đây là một số bước đầu tiên bạn có thể thực hiện.
Để trẻ dẫn dắt
Hãy chắc chắn rằng bạn tôn trọng thái độ của trẻ. Có thể mất một thời gian để trẻ muốn làm quen với bạn. Đối với một số trẻ, điều này có thể mất vài tháng. Cố gắng không coi sự miễn cưỡng của trẻ là vấn đề cá nhân. Kiên nhẫn là rất quan trọng.
Nếu mối quan hệ trước đó giữa cha mẹ chúng kết thúc bằng ly hôn, hãy nhận ra rằng đứa trẻ cần thời gian để đau buồn. Mối quan hệ mới này cuối cùng đã chấm dứt hy vọng rằng cha mẹ chúng sẽ đoàn tụ và điều này có thể là một nhận thức tàn khốc đối với nhiều đứa trẻ. Vì vậy, hãy cho trẻ không gian để thấu hiểu.
Đôi khi trẻ cảm thấy như đang phản bội cha mẹ ruột nếu chúng gắn bó với cha dượng hoặc mẹ kế. Vào những thời điểm khác, chúng hiểu sai sự hiện diện của bạn và tin rằng bạn đang cố thay thế bố hoặc mẹ của chúng.
Sẽ tốt thôi nếu mối quan hệ của bạn với trẻ vẫn còn hời hợt cho đến bây giờ. Bạn cần cho phép mọi thứ phát triển theo tốc độ của riêng chúng.
Video đang HOT
Hãy cho trẻ không gian để thấu hiểu. (Ảnh: ITN).
Khi bạn và con riêng của đối tác đã biết nhau một thời gian, bạn có thể đề xuất một chuyến đi chơi, chỉ có hai người. Điều này có thể khiến bạn căng thẳng, nhưng đó cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết.
Chọn một hoạt động mà bạn và trẻ không bắt buộc phải nói chuyện với nhau trong suốt thời gian đó: Chơi bowling, trò chơi điện tử hoặc chơi thể thao. Nếu đó không phải sở thích của bạn, hãy thử xem một bộ phim hoặc một vở kịch mà bạn và trẻ có thể bình luận về nó sau đó.
Hỗ trợ sở thích của trẻ
Hãy duy trì sự hiện diện điềm tĩnh, nhất quán và tử tế. (Ảnh: ITN).
Điều này rất quan trọng. Một số cách bạn có thể thực hiện điều này bao gồm: Đề nghị giúp trẻ làm bài tập về nhà; Tham dự một buổi biểu diễn ở trường hoặc một trận đấu thể thao; Làm những gì trẻ thích làm, cho dù đó là đọc sách, thể thao, nghệ thuật hay âm nhạc. Hãy quan tâm và xem trẻ có muốn bạn tham gia không.
Hỗ trợ cha mẹ ruột của trẻ
Không nên đánh giá thấp cảm giác không trung thành mà một đứa trẻ có thể phát triển đối với cha mẹ ruột khi trẻ trở nên thân thiết hơn với bạn.
Trẻ em có thể đấu tranh với những cảm xúc cực kỳ mâu thuẫn. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng tức giận hoặc gây hấn đột ngột, thường không báo trước.
Bạn có thể làm giảm bớt những cảm xúc này bằng cách luôn nói chuyện với cha mẹ ruột của trẻ một cách tôn trọng. Hãy nói rõ rằng, bạn sẽ không bao giờ xen vào giữa họ. Hãy chắc chắn rằng cha mẹ ruột của chúng luôn được đặt lên hàng đầu, ngay cả khi đứa trẻ có mối quan hệ bền chặt và hạnh phúc với bạn.
Lên kế hoạch với đối tác của bạn
Cố gắng thỏa thuận trước về cách cả hai bạn sẽ cư xử trong một số tình huống có khả năng xảy ra xung đột, chẳng hạn như khi một đứa trẻ cư xử không đúng mực.
Điều khôn ngoan là tránh kỷ luật con cái cho đến khi bạn có sự hỗ trợ hoàn toàn của người bạn đời của mình và bạn đã hình thành mối quan hệ đủ bền vững với con cái để chúng chấp nhận kỷ luật của bạn.
Điều này không có nghĩa là một đứa trẻ nên được phép thoát khỏi những hành vi sai trái. Đơn giản chỉ cần trao quyền này cho đối tác và giảm thiểu sự tham gia của bạn.
Hãy là bạn của trẻ
Sẽ không sao nếu bạn không yêu thương con riêng của đối tác ngay lập tức. Tình cảm cần có thời gian để hình thành, đối với bạn cũng như đối với trẻ. Chỉ cần là bạn bè trong thời gian này là đủ.
Hãy duy trì sự hiện diện điềm tĩnh, nhất quán và tử tế trong cuộc sống của trẻ, và rất có thể bạn sẽ hình thành một mối quan hệ tuyệt vời có lợi cho cả hai trong nhiều năm tới.
Bố vợ bán cả vườn đào mà không cho con gái đồng nào, tôi bị chồng cấm tiệt về bên ấy
Chồng bảo càng nghĩ mà càng bực nhà vợ. Miệng thì bảo thương con thương cháu mà có bao giờ cho được khoản nào to to đâu.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 4 năm, cả hai đã có với nhau 1 con gái đầu lòng. Tôi bao năm nay đi làm công sở còn chồng ở nhà làm tự do, lúc thì phụ xây, lúc thì xe ôm. Chính vì điều này mà ban đầu bố tôi cấm cản không cho 2 đứa đến với nhau. Chỉ khi tôi có bầu hơn 2 tháng, ông mới cho 2 đứa đám cưới.
Công việc của chồng tôi không ổn định, chủ yếu dựa vào vợ. Đã vậy, thi thoảng anh còn ham mê tụ tập bạn bè, rượu chè. Thấy vậy, nhiều lần bố vợ cứ khuyên con rể:
"Đã không có việc gì ổn định thì ở nhà chịu khó lên bố mẹ làm vườn đi. Vườn nhà rộng thế cứ chịu khó trồng rau màu và đào quất là cả năm cũng kiếm được 1 khoản".
Chồng tôi thà tìm việc khác còn hơn là ngồi gò bó 1 chỗ. (Ảnh minh họa)
Thực tế, vườn nhà ông bà ngoại rộng lắm. Ngoài hoa màu, ông bà còn trồng các loại đào, quất, cây cảnh bonsai khác. Nghe lời bố vợ, anh lên làm được đúng 2 ngày thì chán. Anh bảo thà tìm việc khác còn hơn là ngồi gò bó 1 chỗ.
Vừa rồi tôi mang bầu đứa thứ 2 nên ốm nghén phải nghỉ làm nhiều ngày. Đã vậy khi thai ở tuần thứ 12 bị lưu phải bỏ. Sức khỏe yếu, lại suy sụp khi mất con nên tôi ốm lăn lóc mãi không hồi phục được, phải xin nghỉ không lương ở nhà. Chồng tôi thì chạy xe ôm được buổi đực buổi cái. Do đó, Tết nhất mà vợ chồng không có tiền, tất cả chỉ trông mong vào chục triệu thưởng Tết của công ty vợ.
Những ngày Tết bao thứ phải chi tiêu nên tôi cũng dè xẻn mua sắm. Đặc biệt, hôm qua lúc ăn cơm tôi có nói chuyện với chồng về việc ông bà ngoại năm nay bán vườn đào quất cho dân buôn được 220 triệu. Số tiền này ít hơn so với mọi năm ông bà đi bán lẻ.
Thấy ông bà ngoại có tiền bán vườn đào quất được nhiều tiền như thế, chồng tôi ngay lập tức xui vợ về xin ông bà ngoại 20-30 triệu tiêu Tết. Nhưng tôi bảo không xin cũng như không vay mượn gì, chỉ sẽ tiêu trong khoản 2 vợ chồng có mà thôi.
Thế mà anh vẫn ngoan cố gọi điện sang hỏi xin bố vợ lúc nào tôi không hay biết. Chỉ khi anh bực bội kể lại tôi mới hay. Anh bảo ông ngoại chẳng nể nang gì khi nói trong nhà không có đồng nào. Dù năm nay bán được số tiền kia thật nhưng ông bà đã mang đi trả nợ chỗ nọ chỗ kia. Còn lại 1 khoản thì đã vừa gửi tiết kiệm.
Ông ngoại còn nói nếu sau này vợ chồng tôi có em bé thứ 2 thì ông bà sẽ cố gắng cho 100 triệu để hỗ trợ bầu bí và đi đẻ và nuôi con cữ mấy tháng thôi, còn lại thì vợ chồng phải tự lo lấy thân, ông bà không cho đồng nào hết.
Anh bảo ông ngoại chẳng nể nang gì khi nói trong nhà không có đồng nào. Dù năm nay bán được số tiền kia thật nhưng ông bà đã mang đi trả nợ chỗ nọ chỗ kia. (Ảnh minh họa)
Tôi đến chịu với chồng tôi. Vô lý hơn anh còn trách bố vợ keo kiệt và quay ra cấm vợ từ giờ không được bước chân về nhà ngoại. Anh bảo tiền đào quất vừa lấy được có vài ngày nay mà đã trả nợ hết sạch ai mà tin được, không cho con cháu được đồng nào. Đã vậy, anh còn bắt vợ mang bầu tiếp để hốt sạch 100 triệu kia của ông bà. Dại gì mà không bầu năm nay để lấy số tiền kia chứ.
Từ đó đến nay anh cứ liên tục giục vợ lên kế hoạch mang bầu gấp nhưng bị tôi quát cho 1 trận. Tôi bảo đã có gia đình thì tự thân vận động, con mình đẻ ra phải tự lo, dù ông bà có cho 100 triệu kia cũng không được lấy. Với cả muốn mang thai lại sau khi hỏng thai cũng phải tầm nửa năm nữa vì mang thai sớm rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Rồi anh cứ ngồi lẩm bẩm tính, nếu như nửa năm nữa mới có kế hoạch mang bầu lại thì tận qua Tết năm sau mới đẻ, anh sợ bố vợ đổi ý không cho tiền nữa thì mất 1 khoản tiền. Mọi người cho tôi hỏi, sau nạo hút thai lưu bao lâu thì mới bầu lại được đây, tôi còn nói 1 lần cuối cho chồng rõ, khỏi trông chờ vào khoản tiền của nhà ngoại.
Sau hút thai bao lâu thì nên có thai lại?
Sau hút thai, nếu muốn tiếp tục sinh con thì chị em nên chờ tối thiểu là 6 tháng, đây là thời điểm lý tưởng để mang thai lại lần nữa.
Mang thai lại ngay sau khi phá thai rất nguy hiểm. Các chuyên gia cho rằng việc mang thai quá sớm sau khi phá thai, nghĩa là trong vòng ba tháng sau khi phẫu thuật, có thể nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ. Trong trường hợp phá thai nội khoa, tử cung bị làm mềm do thuốc, gây ra sự co thắt để tống thai ra ngoài sẽ gây chảy máu rất nhiều. Trường hợp phá thai bằng phẫu thuật được thực hiện thông qua nạo hút thai phải mất một thời gian để tử cung lành lại và người phụ nữ cần được chăm sóc về y tế tốt. Vì vậy, lý tưởng là phải chờ ít nhất sáu tháng sau khi phá thai nếu muốn mang thai lần nữa.
Kể cả khi đã chờ đợi một thời gian đủ lâu để tử cung có thể lành trở lại bạn vẫn cần nói chuyện với các bác sĩ chuyên khoa trước khi có dự định mang thai và sinh con tiếp theo. Bác sĩ sẽ tiến hành một số chẩn đoán và xét nghiệm cung cấp cho thông tin xem có thể mang thai được không và tử cung đã lành để nuôi dưỡng thai trong suốt thai kỳ chưa.
Cả nhà mong ngóng, chồng gây áp lực nhưng con gái tôi nhất quyết không sinh thêm con Khi nghe được lý do không sinh thêm đứa thứ 2 của con gái, tôi càng bối rối không biết nên làm sao cho đúng. Con cái là lộc trời cho, các cụ ngày xưa đã có câu như vậy, bản thân tôi dù chỉ sinh được hai đứa con gái nhưng vẫn luôn nghĩ rằng nhà càng đông con thì lại càng...