6 cách giữ bình tĩnh lúc nóng giận để tránh tổn hại tới bản thân
Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có lúc chúng ta vướng phải chuyện bực mình. Nếu không biết kiềm chế, dễ gây tổn hại tới bản thân.
Dưới đây là những cách đơn giản giữ bình tĩnh lúc nóng giận
Ngừng lại và hít một hơi thở sâu
Việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng hết mọi suy nghĩ và hít một hơi thở sâu. Đừng làm bất kỳ điều gì một cách vội vã, bởi vì bạn có thể sẽ phải hối hận sau đó. Hãy nhắm mắt lại, đếm từ 1 đến 10 rồi sau đó hít một hơi thở sâu.
Hãy đốt cháy cơn giận trong việc tập thể dục
Mặc dù chúng ta cố gắng không để cơn giận dữ thoát ra, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng tràn ra bề mặt được. Khi đó thì cách tốt nhất là hãy chuyển năng lượng giận dữ sang các bài tập thể dục. Hãy đứng lên, ngồi xuống, chạy bộ, tập gym để đốt cháy dòng năng lượng. Tập thể dục giúp tiêu hao cơn bực tức, làm cho tinh thần phấn khởi lên, giúp bạn cảm thấy khỏe hơn và vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể đi ngủ một chút nếu bạn cảm thấy quá thất vọng. Ngủ cũng có thể làm cho bạn bình tĩnh hơn, làm nguôi ngoai cơ thể và tâm trí.
Gạt bỏ hết những suy nghĩ vô ích trong đầu bạn
Điều này bao gồm những tư tưởng oán thù và những suy nghĩ như “thật không công bằng”… Những suy nghĩ này không giúp được gì cả. Chúng chỉ làm cho sự tức giận của bạn tồi tệ hơn. Hãy gạt bỏ chúng và bạn sẽ thấy mình dễ dàng bình tĩnh hơn. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng những câu như “Anh luôn làm như vậy” hay “Anh không bao giờ biết lắng nghe người khác”, “Tốt hơn là anh nên…”, v.v… Những cách nói này sẽ khiến tình hình trầm trọng thêm. Thay vào đó, hãy tập trung suy nghĩ vào những điều tích cực, bạn sẽ thấy chúng hiệu quả hơn và xua tan cơn bực bội.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quay lại tự hỏi mình một số câu hỏi
Đừng bao giờ phản ứng lại khi bạn đang thực sự bị kích động vì bấy giờ bạn giống như là một nồi nước sôi vậy. Hãy nhìn vào trong tâm mình và tự hỏi một số câu để đánh giá tình hình như: Mình có thể chịu được tình huống khó chịu này không? Mình có hiểu lầm gì không? Sự việc này có đáng không? Lúc giận dữ trông mình như thế nào nhỉ? Mặt mình có đỏ lên không? Mình có vung tay vung chân không? Liệu mình có muốn làm việc với ai giống như mình bây giờ không? Dĩ nhiên là không. Việc bận rộn với những câu hỏi trên sẽ khiến não bộ của bạn được bảo vệ tránh phản ứng thái quá. Chúng rất hữu ích cho những người đang tức giận.
Nếu bạn vẫn cảm thấy không vui sau khi đã cố gắng loại bỏ cảm xúc tiêu cực, vậy hãy viết nó ra. Viết ra cảm xúc của bản thân là cách để giữ bình tĩnh rất tốt bởi vì nó cho phép bạn có thể phân tích và làm sáng tỏ sự phức tạp của vấn đề, từ đó đi đến một giải pháp. Nó cũng khiến cho não của bạn đào thải sự việc đó ra vì nó đã được lưu lại cố định ở một chỗ khác rồi.
Đặt mình vào vị trí đối phương
Bạn đã bao giờ nghĩ về việc đặt mình vào vị trí của người phải đón nhận cơn giận dữ của bạn chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ xem họ cảm thấy thế nào khi bạn la hét? Hãy thử làm những việc đó để học cách giữ bình tĩnh.
Đừng đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo. Chẳng hề gì nếu bạn không phải là một người hoàn hảo. Tất cả những người ra vẻ hoàn hảo đều là người giả dối. Khi bạn đòi hỏi bản thân và người khác phải hoàn hảo, bạn chỉ làm khổ mình thôi.
Theo Phunutoday
7 điều tưởng nhỏ nhưng đang giết dần mòn cuộc hôn nhân của bạn
7 điều này có thể khiến những người yêu nhau đến cả chục năm lại muốn đưa nhau ra tòa sau khi mới kết hôn được mấy tháng...
Và dưới đây là 7 quy tắc hàng đầu trong hướng dẫn "làm thế nào để ly hôn":
1. Nói xấu nhau sau lưng
Nhiều bà vợ hay có thói quen "kể xấu chồng" sau lưng, thậm chí coi đó là một "thú vui tao nhã" mà không nghĩ rằng đó là sự thiếu tôn trọng người bạn đời của mình. Hãy thử đặt bạn vào tình huống của người kia, khi bị chồng kể xấu thì bạn sẽ cảm thấy thất vọng đến thế nào? Nếu có gì không hài lòng, tốt nhất là nói thẳng với nhau, và hãy giữ lại chút sĩ diện cho người kia trước mặt người ngoài.
2. Định kiến
Luôn luôn giữ suy nghĩ tiêu cực vì nhau sẽ chỉ khiến tâm trạng của hai người xấu đi mỗi khi phải đối mặt nhau. Dù bản chất con người khó mà thay đổi, nhưng nếu người ấy vẫn đang ngày ngày cố gắng vì bạn và gia đình nhỏ của hai người, bạn cũng nên công nhận và bao dung với sự cố gắng đó.
Những định kiến tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn đau khổ. Ảnh: minh họa
3. Không suy nghĩ từ vị trí của người kia
Phụ nữ và đàn ông sinh ra đã là hai giới hoàn toàn khác nhau, nhưng không phải vì thế mà có những vấn đề không thể cảm thông cho nhau được. Trước khi nghĩ đến khó khăn của mình, người vợ/chồng hãy thử một lần nghĩ đến những khó khăn người kia gặp phải. Anh ấy đã đi làm cả ngày vất vả như thế nào? Đã phải nhậu nhẹt đến mệt lả như thế nào để kí thêm được một hợp đồng cho công ty? Cô ấy đã phải dậy sớm tất bật chuẩn bị cơm nước như thế nào, cả ngày loay hoay chăm con, dọn dẹp trong bốn bức tường buồn chán ra sao?
4. Nói chuyện lúc nóng giận
Khi gặp mâu thuẫn, vợ chồng thường không kiểm soát được mà nói ra những lời tổn thương đến nhau, thậm chí bới móc, xúc phạm người kia không thương tiếc. Hãy nhớ, một lời nói ra rồi sẽ chẳng thể lấy lại được, sau đó kể cả hai người có làm hòa, thì những vết thương lòng vẫn sẽ còn đó. Nếu cảm thấy không kiềm chế được, tốt nhất bạn nên tránh ra chỗ khác để khỏi "lên cơn thịnh nộ".
Có một "bí kíp" khi cãi nhau vẫn được "lưu truyền" thế này: Đấy là dù giận nhau thế nào, hai người vẫn sẽ xưng hô là "anh" và "em" - nghe cách gọi thân mật này thì ai mà giận lâu được, đúng không?
5. Luôn che giấu cảm xúc
Nóng tính quá không tốt, nhưng kiềm chế quá cũng không tốt. Có người khi cảm thấy tức giận, bất bình, thay vì tỏ thái độ lại cam chịu im lặng, thậm chí hành động như không có chuyện gì xảy ra. Việc kiềm chế cảm xúc không chỉ khiến người kia không thể hiểu nổi bạn, mà còn tích tụ những thất vọng trong lòng bạn trong một thời gian dài, một ngày giọt nước tràn ly, bạn sẽ không thể cứu vãn cuộc hôn nhân đó nữa.
6. "Để mai tính" những chuyện cần giải quyết ngay
Khi có bất đồng, thay vì ngồi lại cùng nói chuyện thẳng thắn với nhau, nhiều cặp vợ chồng lại chọn cách "để đấy". Thời gian trôi nhanh, lần lữa mãi những vấn đề quan trọng không chỉ khiến kế hoạch chung của gia đình lỡ dở, mà còn dễ sinh ra tâm lý đổ lỗi, trách cứ lẫn nhau, trở thành "liều thuốc độc" cho hôn nhân của bạn.
7. Không dành những lời khen cho nhau
Theo số liệu thống kê, phần lớn các cặp vợ chồng hiện đại rất kiệm lời khen dành cho nửa kia. Điều này nghe qua tưởng là vô hại, nhưng những cố gắng của mỗi người trong cuộc sống, khi không được công nhận và động viên kịp thời bởi người bạn đời của mình sẽ khiến bản thân họ cảm thấy thất vọng và chán nản vô cùng.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy cố gắng để ý và thể hiện thái độ trân trọng trước những hành động quan tâm của anh ấy, dù nhỏ, nhưng cũng để cho anh ấy thấy được bạn đang hạnh phúc là nhờ có anh ấy bên cạnh nhé.
Theo Phunutoday
Phát hiện chồng ngoại tình, vợ lẳng lặng khép cửa lại và ra về Trâm chết lặng khi nhìn thấy chồng ngoại tình, nhưng rồi cô khép cánh cửa lại, lẳng lặng ra về. Trâm chết lặng nhìn qua khe cửa. Trâm muốn xông vào để mà chửi rủa cái con người bạc tình mà cô gọi bằng chồng ấy. Nhưng Vân chỉ đứng nhìn rồi lặng lẽ khép lại cánh cửa. Cô quay về, bỏ lại...